Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 3 đến tháng 4

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 49)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

2.1.4 Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 3 đến tháng 4

2.1.5 Phương pháp điều tra.

*Phương pháp quan sát:

Tiến hành QS, dự giờ trực tiếp các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề của trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nhằm ghi chép đầy đủ các biện pháp, các TH mà GV thiết kế cũng như mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi.

*Phương pháp thực nghiệm:

Sử dụng các tình huống để điều tra mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi. *Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:

+ Trao đổi với các giáo viên về hoạt động giáo dục nhằm giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hằng ngày

+ Trò chuyện với trẻ 5 – 6 tuổi qua các hoạt động hằng ngày để tìm hiểu mức độ phát triển các kĩ năng thoát hiểm cho trẻ trong các hoạt động giáo dục nói chung và kĩ năng thoát hiểm thông qua hoạt động hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời nói riêng.

*Phương pháp điều tra bằng phiếu:

+Đối với giáo viên: (Điều tra bằng phiếu Anket) Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng giáo dục, phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ đó, đánh giá thực trạng và làm cơ sở để thiết kế các tình huống phù hợp giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm.

+ Đối với trẻ: (Điều tra bằng phiếu hình ảnh) Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng kĩ năng thoát hiểm mà trẻ có để từ đó thiết kế tình huống phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.

- Điều tra dựa trên phiếu khảo sát. Lấy ý kiến từ các giáo viên mầm non ở trường mầm non 1/ 6 và trường mầm non Họa Mi thuộc Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.

+ Mục đích:

Sử dụng phương pháp này nhằm khái quát chính xác thực trạng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời ở các trường mầm non.

+ Quá trình tiến hành: Xây dựng phiếu điều tra:

Mở đầu phiếu chúng tôi trình bày rõ mục đích của cuộc điều tra. Chúng tôi đưa ra những câu hỏi nhằm ghi nhận đánh giá của giáo viên về thực trạng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động hằng ngày ở các trường mầm non.

Yêu cầu quan trọng nhất đối với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phải thu được những câu trả lời khách quan, trung thực của đối tượng. Do vậy, các câu hỏi chúng tôi đưa ra đều đúng trọng tâm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vừa tạo điều kiện cho đối tượng trả lời thoải mái, trung thực.

+ Cách tiến hành: Phát phiếu cho các giáo viên ở trường mầm non 1 – 6 và trường mầm non Cô Tiên Xanh. Yêu cầu các giáo viên đánh giá vào câu trả lời đúng, phù hợp với thực tế. Các câu hỏi được sắp xếp như sau:

- Câu 1 đến câu 3: Làm rõ nhận thức của GV về khái niệm KNTH và việc phát triển KNTH cho trẻ.

- Câu 4 và câu 5: Làm rõ nhận thức của GV về thiết kế TH, hướng thiết kế và các nguyên tắc khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Câu 6 đến câu 8: Làm rõ mức độ, mục đích, vai trò của thiết kế tình huống đối với sự phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Câu 9 đến câu 11: Điều tra cách thức tổ chức, lồng ghép các tình huống trong việc giáo dục KNTH cho trẻ.

- Câu 12: Điều tra quy trình thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Câu 13 và câu 14: Điều tra những khó khăn, thuận lợi của GV khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5-6 tuổi.

- Câu 15: Điều tra mức độ hiệu quả của việc thiết kế TH nhằm phát KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.

*Phương pháp so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi tổ chức thực nghiệm tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.

*Phương pháp xử lí số liệu: Kết quả nghiên cứu thực tiễn được tính toán và xử lý bằng toán thống kê trên phần mềm SPSS. Các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.

2.1.6 Tiêu chí và thang đánh giá

- Tiêu chí 1: Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải quyết TH.

+ Mức độ 1: Trẻ nhận biết TH có vấn đề và biết sử dụng các KNTH để giải quyết TH. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ nhận biết được tình huống có vấn đề khi cô giáo đưa ra TH, và biết cách giải quyết TH có vấn đề. (4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ nhận biết được TH có vấn đề nhưng không biết cách giải quyết TH. (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ không nhận ra TH có vấn đề khi giáo viên nêu ra TH và không biết cách giải quyết TH. (1 điểm)

- Tiêu chí 2: Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả định.

+ Mức độ 1: Trẻ biết phân tích TH để đưa cách giải quyết đúng, sử dụng các KNTH một cách thành thạo khi xử lí các TH có vấn đề. (10 điểm).

+ Mức độ 2: Trẻ có thể nhận biết cách sử dụng KNTH nào để giải quyết tình huống nhưng khi vận dụng vào thực hành thì trẻ còn hạn chế. (5 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ có thể nhận biết TH có vấn đề, nhưng không biết sử dụng KNTH nào để giải quyết TH. (2 điểm)

- Tiêu chí 3: Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định.

+ Mức độ 1: Trẻ giải quyết TH một cách nhanh chóng, so với thời gian dự định. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ mất 2/3 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn, trẻ thực hiện được nhiệm vụ trên TH thông qua hoạt đồng hằng ngày. (4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ mất 1/2 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Trẻ thực hiện nhiệm vụ cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ mất 1/3 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Trẻ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (2 điểm)

+ Mức độ 5: Trẻ không thể sử dụng các KNTH để giải quyết TH có vấn đề ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cô và bạn. (1 điểm)

* Thang đánh giá

Dựa vào thang đo khoảng (Interval Scale) điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm

- Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm

- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 – 4 điểm

2.2 Vài nét về trường mầm non *Trường mầm non 1 – 6: *Trường mầm non 1 – 6:

- Trường mầm non 1 - 6 nằm ở đường Nguyễn Đình Trọng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Là trường mầm non hàng đầu hiện nay về chất lượng đội ngũ nhân sự. Với mục tiêu lớn là phát triển về mặt trí tuệ và tính cách trẻ, trường mầm non xem tri thức của giáo viên là yêu cầu quan trọng nhất để đạt được mục tiêu này.

- Phương châm giáo dục:

+Với phương châm giáo dục sớm giúp trẻ tập trung phát triển tư duy độc lập và sáng tạo.

+Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, sức khỏe, kĩ năng vận động. +Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lí.

+Các hoạt động ngoại khóa đa dạng.

+Học tiếng anh do giáo viên nước ngoài giảng dạy.

+Khuyến khích trẻ phát triễn kĩ năng sống, năng lực xã hội… - Cơ sở vật chất:

Trường có 2 cơ sở tại đường Nguyễn Đình Trọng và đường Huỳnh Thị Bảo Hòa với tổng diện tích trên 7000𝑚2. Tổng số phòng học: 14 phòng; Phòng hiệu bộ và phòng chức năng gồm 14 phòng trên tổng 2 cơ sở.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức các hoạt động:

+ Việc thành lập, tổ chức, xây dựng kế hoạch quy chế hoạt động của cơ sở giáo dục, việc thành lập các tổ chức chuyên môn, số văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ, đánh giá chuẩn giáo viên.

+ Việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, việc thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, việc quản lý sử dụng thiết bị dạy học và đồ dung đồ chơi cho trẻ, công tác kiểm định chất lượng giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giáo dục.

+ Thuận lợi: Nhà trường đã được sự quan tâm chỉ đạo của Quận Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt nhà trường còn được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đại tạo quận Liên Chiểu về công tác quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ, nên trường lớp ngày càng khang trang, thiết bị dạy và học được bổ sung hằng năm, đảm bảo theo quy định chuẩn, vì vậy số lượng học sinh tang dàn theo từng năm.

Đội ngũ cán bộ giáo viên – nhân viên được học nâng chuẩn thường xuyên. Đủ điều kiện để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, đáp ứng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

+ Khó khăn: trường có 2 cơ sở gồm 16 lớp, giáo viên còn thiếu/lớp (thiếu 3 giáo viên) thiếu 2 bảo vệ, nên còn khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, công tác quản lí giám sát và bảo vệ tài sản của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên:

Chức danh Tổng số Nữ Hợp đồng Đảng viên

CBQL 03 03 00 03

Giáo viên 33 33 02 10

Nhân viên 12 10 12 00

Tổng 48 46 14 13

2.3 Thực trạng thiết kế một số tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi trẻ 5 – 6 tuổi

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày. triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.

* Đôi nét về đối tượng điều tra:

Trong 30 giáo viên điều tra, 100% số GV đều đang trực tiếp phụ trách các lớp MG 5 – 6 tuổi và đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo yêu cầu của bậc học GDMN. Trong đó, có 30 GV có trình độ đại học, 5 GV có trình độ cao đẳng. Đa số GVMN thuộc diện điều tra đều có thâm niên nhiều năm công tác, phụ trách lớp MG 5 – 6 tuổi

Bảng 2.1 Kinh nghiệm trình độ chuyên môn của GV

Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn Số lượng

(30) Tỉ lệ % * Về trình độ chuyên môn - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 25 5 0 83.3 16.7 0 * Về thâm niên giảng dạy tại lớp 5 – 6 tuổi

- Trên 15 năm - Từ 10 – 15 năm - Từ 5 – 10 năm - Dưới 5 năm 0 4 10 16 0 13.3 33.3 53.4

Kết quả khảo sát trên cho thấy 100 % số GV được khảo sát ở trên đều có trình độ đạt chuẩn GVMN (cao đẳng) trở lên. Hầu hết các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KNTH. Nhưng bên cạnh đó, việc đầu tư vào giúp trẻ phát triển KNTH còn hạn chế, bởi vì GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các TH giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả.

* Nhận thức của GV về KNTH

Bảng 2.2 Thống kê ý kiến của giáo viên về KNTH

STT Nội dung ý kiến SL %

1 Là khả năng thoát ra khỏi những nơi nguy

hiểm, gây mất an toàn cho bản thân 0 0

2 Là khả năng vận dụng những kiến thức đã học được để thoát ra những nơi nguy hiểm, đảm bảo

sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh

3 Ý kiến khác 0 0

Dựa vào bảng 2.2 cho chúng ta thấy rằng 100% tất cả các GV đều cho rằng kĩ năng thoát hiểm là khả năng vận dụng những kiến thức đã học để thoát ra những nơi nguy hiểm, đảm bạo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Thông qua đó, cho chúng ta thấy tất cả các GV đều nắm rõ được khái niệm KNTH cho trẻ. Đây cũng là cơ sở để GVMN có thể thiết kế các TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH.

*Kết quả điều tra nhận thức của GV về các kĩ năng liên quan đến KNTH.

Để trẻ có thể an toàn thoát ra khỏi những TH nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Thì việc trẻ được trang bị những kiến thức cũng như kĩ năng thoát hiểm là một điều vô cùng cần thiết. Theo như khảo sát nhận thức của GV về KNTH gồm những kĩ năng nào, thì đa số các GVMN cho rằng kĩ năng thoát hiểm bao gồm những kĩ năng như là:

- Kĩ năng quan sát: Trong quá trình trẻ giải quyết TH, kĩ năng quan sát cũng là một trong những kĩ năng cần thiết giúp trẻ có thể giải quyết TH một cách có hiệu quả. Trẻ cần phải quan sát tình hình xung quanh mình, nhận định ra vấn đề nguy hiểm, quan sát xem chổ nào an toàn, ai có thể là người giúp mình thoát khỏi nguy hiểm, … Để từ đó định hướng xem bản thân nênlàm gì tiếp theo để đảm an toàn cho bản thân trong TH nguy hiểm.

- Kĩ năng tư duy: Kĩ năng tư duy là một trong những kĩ năng quan trọng của con người trong việc xử lí tất cả các tình huống trong cuộc sống. Trong quá trình trẻ giải quyết các TH nguy hiểm, thì kĩ năng tư duy là một công cụ hữu ích giúp trẻ dễ dàng thoát ra khỏi sự nguy hiểm. Khi bản thân trẻ, bị đưa vào một TH có vấn đề, việc đầu tiên phải xử lí đó là trẻ phải suy nghĩ làm thế nào để giải quyết TH đó. Sau đó, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có trước đây, để tìm ra cách giải quyết TH sao cho phù hợp với thực tiễn, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

- Kĩ năng xử lí tình huống: Đây là kĩ năng quan trọng nhất trong tất cả các kĩ năng thoát hiểm. Để xử lí được TH có vấn đề thì trẻ cần phải có kĩ năng xử lí TH như là cần

phải bình tĩnh quan sát xung quanh, đánh giá tình hình, nhận diện ra mối nguy hiểm, dựa trên tình hình đó đưa ra các cách giải quyết phù hợp vơi tình hình để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Kĩ năng nhận diện tình huống nguy hiểm: xã hội phát triển mang đến tiện ích cho con người nhưng cũng tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm mà chúng ta chưa thể dự phòng được, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết để bé có thể nhận biết nguy hiểm và tự bảo vệ mình.

Bên cạnh đó cũng có một số GV cho rằng các kĩ năng thoát hiểm bao gồm các kĩ năng khác nhau như: kĩ năng thoát hiểm khi có hoả hoạn; kĩ năng thoát hiểm khi bị kẹt trong ô tô, thang máy; kĩ năng thoát hiểm khi có động đất; kĩ năng thoát hiểm khi bị chó tấn công; …

* Kết quả điều tra nhận thức của GV về việc phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi là một trong những điều cần thiết để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mình trước những TH nguy hiểm. Thông qua việc khảo sát nhận thức của GV về sự phát triển KNTH của trẻ, hầu hết các GV đều nắm bắt, hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)