Đánh giá thực trạng chung (mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân)

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 68 - 70)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

2.4 Đánh giá thực trạng chung (mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân)

Thông qua cuộc khảo sát tại trường mầm non 1 - 6 tôi đưa ra những đánh giá chung về thực trạng thiết kế TH giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày như sau:

* Điểm mạnh: Trường mầm non 1 - 6 đều chú trọng đến việc giáo dục và rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ đã có những kĩ năng thoát hiểm, biết cách ứng biến với các tình huống nguy hiểm. Cả hai trường đều sử dụng nhiều hình thức để lồng ghép với các nội dung giáo dục khác nhau để giúp trẻ phát triểm kĩ năng thoát hiểm một cách có hiệu quả nhất.

* Điểm yếu: Mặc dù trẻ đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kĩ năng thoát hiểm nhưng còn chưa được thực hành nhiều mà chỉ tập trung vào kiến thức nên nhiều lúc còn chưa thực tế. Môi trường, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đủ để có thể giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, GV cũng không có nhiều thời gian để tập trung cho việc thiết kế các TH.

* Nguyên nhân: Trong thực tế thì hầu hết các trường đều bắt đầu nhận thức được rằng kĩ năng thoát hiểm rất quan trọng đối với trẻ. Nhưng do điều kiện thực tại chưa đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, môi trường cũng như các tài liệu về việc phát triển các KNTH còn hạn chế, nên trong quá trình giáo dục kĩ năng thoát hiểm còn gặp nhiều khó khăn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tôi đã đưa ra được các tiêu chí và thang đánh giá cùng với thực trạng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non. Tôi tiến hành khảo sát thực trạng đối với giáo viên (Phiếu hỏi) về việc phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH.

Qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết TH nhằm phát triển KNH cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

Thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn cũng như giáo viên toàn trường đều chú trọng đến việc giáo dục trẻ kĩ năng thoát hiểm cho trẻ thông các hoạt động ở trường. Các giáo viên tự học hỏi kiến thức, trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn để có thể giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất. Vì vậy đa số các giáo viên đều gặp khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ ở trường.

Qua khảo sát và phân tích kết quả cho thấy, phần lớn giáo viên đều nhận thức được vị trí quan trọng của việc giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Giáo viên đã lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Việc giáo dục kĩ năng hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 1 - 6 và trường mầm non Cô Tiên xanh được thực hiện chủ yếu qua hình thức lồng ghép vào các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác để giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH cho trẻ. Qua thực trạng cho thấy, việc thiết kế TH ở các trường vẫn cònchưa hiệu quả cao do gặp một số khó khăn như là chưa có tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo về việc phát triển KNTH cho trẻ, chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, chưa dược cấp trên tạo điều kiện, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GVMN.

Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ vẫn chưa được chú trọng nhiều và sử dụng thường xuyên, phần lớn giáo viên khi tổ chức giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định nên còn e ngại khi tổ chức hoạt động dẫn đến hiệu quả chưa cao và đây cũng chính là vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu rõ và giải quyết.

Những kết luận trên đây, chính là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để tôi làm căn cứ trong quá trình thiết kế TH phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)