Thiết kế TH giúp trẻ phát triển kỹ năng thoát khỏi xâm hại cơ thể

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 92 - 101)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

3.4 Một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi thông qua hoạt

3.4.4 Thiết kế TH giúp trẻ phát triển kỹ năng thoát khỏi xâm hại cơ thể

Tình huống 7:

Tên tình huống: Bé làm gì khi bị lạc ở công viên.

-Mục đích:

+Giúp trẻ có kỹ năng xử lí TH khi bị lạc, biết cách nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhận diện ra mối nguy hiểm xung quanh.

+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi bị lạc. Đảm bạo sự an toàn của trẻ.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ việc trẻ bị lạc ở công viên, cũng như ở các nơi khác nhau, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước giúp trẻ thoát hiểm khi bị lạc để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

+Không gian: Sân chơi rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. +Đồ dùng: Đồ chơi ở sân vui chơi, chốt bảo vệ, mũ bảo vệ.

-Thời gian: Trong giờ hoạt động ngoài trời

-Cách tiến hành:

Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi trò chơi “Đi chơi công viên”, Gv hướng dẫn trẻ

chơi.

Bước 2: Đưa ra TH có có trẻ bị lạc trong khi chơi ở công viên, trong quá trình trẻ

chơi trò chơi đóng vai. Và trò chuyện cùng trẻ.

Tình huống: Hôm nay bạn Bi được mẹ dẫn đi chơi công viên. Khi đến công

viên thì bạn Bi rất là vui, và xin mẹ ra chơi cùng các bạn. Trước khi ra chơi, mẹ liền dặn Bi: “Bi ơi, con chơi ở gần mẹ, không nữa là bị lạc đấy nhé!” Bi liền dạ vâng rối rít, rồi qua chơi cùng với các bạn. Nhưng mãi chơi, nên Bị đi xa mẹ lúc nào không hay. Lúc nãy Bi không biết làm sao để về với mẹ nên Bi đã khóc ré lên.

-Nếu như con là bị lạc giống em Bi thì con sẽ làm gì?

Cho trẻ suy nghĩ cách giải quyết TH và sau đó GV là người chốt lại cách giải quyết. +Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi

bị lạc.

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

•Tiến hành thực hành TH:

Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.

(Cho tất cả các trẻ cùng thực hiện, GV hướng dẫn trẻ)

Đầu tiên là chúng mình cần phải bình tĩnh, không được khóc ré lên vì như vậy sẽ gây sự chú ý đến với những người có ý đồ xấu đấy!

Tiếp theo chúng mình nên làm gì nhỉ? (Chúng mình cùng nhau h tìm đến sự giúp đỡ của các cô chú bảo vệ nhé!)

Trong quá trình hỏi đường đến chốt bảo vệ, GV tạo TH có người lạ đến hướn dẫn trẻ đến chổ chốt bảo vệ để cho trẻ xử lí TH.

-Có người lạ nói cho kẹo mình rồi dẫn mình đến chốt bảo vệ, vậy chúng mình có đi theo không?

-Vậy chúng ta cần phải làm gì?

-Khi đến được chốt bảo vệ rồi chúng mình phải làm gì tiếp theo?

À, các con ơi, khi đi đến các cô, chú bảo vệ chúng mình cần phải cung cấp thông tin như là số điện thoại, họ và tên của bố mẹ hoặc là người thân của mình để các cô chú bảo vệ có thể liên lạc với người thân của chúng mình đấy

Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để phòng tránh và thoát hiểm khi bị lạc cho trẻ:

✓ Cách phòng tránh thụ động khi trẻ bị lạc:

-Dán thông tin của cha mẹ (số điện thoại, địa chỉ…) lên quần áo của trẻ mỗi khi ra ngoài.

-Dạy trẻ học thuộc số điện thoại của cha mẹ. -Đeo vòng tay hoặc đồng hồ định vị khi ra ngoài.

✓ Cách thoát hiểm khi bị lạc:

-Dù bị lạc ở đâu công viên hay bệnh viện, hay một trung tâm thương mại lớn thì việc đầu tiên các con phải làm đó là phải giữ bình tĩnh, để nhờ người giúp đỡ. Cần xác định người an toàn để nhờ giúp đỡ. Nếu đi lạc ở nơi công cộng như siêu thị, rạp hát, công viên nên tìm đến những ông bố bà mẹ có con nhỏ đi cùng và nhân viên mặc đồng phục. Nếu ở ngoài đường phố nên tìm đến các chú công an, hoặc ghé vào nhà dân hay một cơ quan ngay gần đó như ủy ban, ngân hàng để nhờ liên lạc với gia đình với các thông tin đã học thuộc.

- Chúng mình không được đi theo người lạ, khi có người lạ tiếp cận hoặc lôi kéo thì chúng mình phải hét thật to để cầu cứu từ mọi người xung quanh. Và chúng mình hãy cùng nhau học thuộc số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ của gia đình mình và nhớ những địa điểm nổi bật ở gần ngôi nhà của mình nhé. Những người tin tưởng để chúng mình nhờ giúp đỡ có thể là chú công an, hoặc chú cảnh sát giao thông, hoặc bác bảo vệ hoặc các cô nhân viên bán hàng, …Sau khi được giúp đỡ, chúng ta phải bình tĩnh chờ người nhà đến đón.

Tình huống 8:

Tên tình huống: Bé làm gì khi bị bắt cóc.

-Mục đích:

+Giúp trẻ có kỹ năng xử lí TH khi bị bắt cóc, biết cách nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhận diện ra mối nguy hiểm xung quanh.

+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi bị bắt cóc. Đảm bạo sự an toàn của trẻ.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ việc trẻ bị bắt cóc, cũng như ở các nơi khác nhau, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước giúp trẻ thoát hiểm khi bị bắt cóc để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

-Chuẩn bị:

+Không gian: Sân chơi rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. +Đồ dùng: Đồ chơi ở sân vui chơi, chốt bảo vệ, mũ bảo vệ.

-Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi – hoạt động chiều

-Cách tiến hành:

Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi trò chơi “Đi chơi công viên”, Gv cho trẻ chơi

tự do, sau đó đưa ra TH.

Bước 2: Đưa ra TH có có trẻ bị bắt cóc trong khi chơi ở công viên, trong quá trình

trẻ chơi. Và trò chuyện cùng trẻ.

Tình huống: Cạnh nhà Bi có một khu vui chơi, Bi thường xin phép mẹ để qua

chơi cùng các bạn. Hôm nay cũng vậy, sau khi xin phép mẹ Bi liền chạy một mạch qua chơi cùng các bạn. Khi đang chơi vui vẻ, bỗng nhiên có một người lạ mặt tới và tự nhận mình là bố của Bi, sau đó cứ đòi bồng Bi lên và đưa đi.

-Các con ơi, bỗng nhiên có một người tự nhận mình là bố của Bi, và đòi bồng Bi lên. Mà Bi lại không biết người đó là ai cả. Vậy Bi đang bị gì nhỉ?

-À, mà giờ Bi không biết phải làm thế nào. Vậy chúng mình chúng nhau giúp bạn ấy nhé!

-Các bạn thử suy nghĩ xem là khi bị bắt cóc chúng ta cần làm gì?

-Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi bị bắt cóc.

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

•Tiến hành thực hành TH:

Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.

À, các con ơi, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau hướng dẫn em Bi cách làm thế nào để thoát ra khi bị bắt cóc nhé! (Cho tất cả các trẻ cùng thực hiện, GV hướng dẫn trẻ)

Đầu tiên chúng ta cần bình tĩnh, không quá nổi loạn và chờ đợi cơ hội thoát thân là kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt cóc chúng ta cần ghi nhớ. Hoảng sợ, la hét, quấy phá chỉ làm kích thích kẻ bắt cóc gây nguy hiểm cho chính mình.

Tiếp theo chúng ta cần phải kêu to:“cứu cứu, cứu cháu với, có kẻ bắt cóc” cần phải kêu to, rõ ràng.

Nếu chưa có sự giúp đỡ của ai, thì chúng ta có thể cắn vào tay hoặc là những chổ có thể cắn và cắn thật mạnh. Sau đó trườn xuống và chạy, vừa chạy vừa kêu sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu như sau khi trườn xuống mà không thể chạy các cháu có thể nằm xuống 2 tay ôm lấy 1 chân, còn 2 chân thì kẹp vào chân còn lại của người bắt cóc, vừa kẹp vừa la to tìm kiếm sự giúp đỡ.

Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để phòng tránh và thoát hiểm khi bị lạc cho trẻ:

8 bước thoát hiểm khi bị bắt cóc

1. Bình tĩnh: phải thật bình tĩnh, không được khóc để nghĩ cách ứng phó với kẻ bắt cóc.

2. Kêu cứu: hô to, phải thật mạnh mẽ và rõ ràng “Cứu, cứu cháu với, có kẻ bắt cóc”

3. Cắn: con có thể cắn vào người lạ muốn bắt cóc con, con phải cắn thật mạnh và thật đau. Con có thể cắn bất cứ chổ nào mà con có thể cắn.

4. Tìm đồ cứu nguy: có thể là cát hoặc là đất ở xung quanh nơi con gặp nguy hiểm, sau đó ném vào mắt của người bắt cóc và tìm cơ hội trốn thoát, chạy về đám đông, nơi có người lớn.

5. Xác định vùng đồ lót của kẻ lạ mặt: dùng đầu gối đá mạnh vào vùng hạ bộ của kẻ lạ mặt (Vùng đồ lót của kẻ là mặt).

6. Nếu người lạ cầm tay con: con có thể thoát ra bằng cách vung tay vòng trong mở khoá tay.

7. Nếu người lạ ôm con từ phía sau: con hãy giãy giụa và nhanh chóng tụt xuống dưới để thoát. Dùng chân dẫm mạnh vào mu chân của kẻ bắt cóc hoặc nếu tụt xuống mà con chưa kịp chạy con có thể nằm xuống 2 tay ôm lấy 1 chân của kẻ bắt cóc còn 2 chân kẹp vào chân còn lại, vừa kẹp vừa kêu cứu.

8. Nếu người lạ ôm con từ phía trước: con dùng 2 tay ấn mạnh vào mắt của kẻ lạ mặt, sau đó tìm cơ hội chạy đến những nơi đông người và tìm kiếm sự giúp của người khác mà con tin tưởng.

Sau đó có thể cho trẻ, em video cảnh giàn dựng bắt cóc, để trẻ có thể hình dung rõ hơn.

https://brilhantego.net/o-primeiro-turista-lunar-da-spacex-esta-procurando-por- oito-membros-da-tripulacao/

https://www.youtube.com/watch?v=O__keB2TcaE&t=32s

Tình huống 9

Tên tình huống: Bé làm gì khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập nhà của mình.

-Mục đích:

+Giúp trẻ có kỹ năng xử lí TH khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập nhà của mình, biết cách làm thế nào để bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất khi ở nhà một mình. Nhận diện ra mối nguy hiểm xung quanh.

+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập nhà của mình. Đảm bảo sự an toàn của trẻ.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ việc bị làm hại khi có kẻ trộm đột nhập vào nhà, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước giúp trẻ thoát hiểm khi bị phát hiện có kẻ trộm đột nhập nhà của mình, để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

-Chuẩn bị:

+Không gian: lớp học rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. -Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi – hoạt động chiều

-Cách tiến hành:

Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi trò chơi đóng vai “Bé ở nhà một mình”, Gv cho

trẻ đóng vai, sau đó đưa ra TH.

Bước 2: Đưa ra TH trẻ phát hiện có kẻ trộm đột nhập vào nhà của mình. Và trò

chuyện cùng trẻ.

Tình huống: Hôm nay, mẹ Bi có việc phải ra ngoài nên đã để Bi ở nhà một mình.

Trước khi đi, mẹ đã dặn dò Bi rất kĩ không được mở cửa cho người lạ vào nhà khi mẹ chưa về. Bi liền vâng dạ rối rít, ngay sau đó chạy vào phòng, chơi được một lúc, Bi nghe thấy tiếng động ở phía ngoài phòng khách. Lúc này, Bi liền mở hé cửa nhìn ra ngoài và nhìn thấy một người đàn ông lạ mật đang tìm kiếm một thứ gì đó. Lúc này Bi không biết phải làm thế nào.

-Nếu như các con là bạn Bi thì các con sẽ làm gì khi phát hiện có kẻ đột nhập? -Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập vào nhà .

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

•Tiến hành thực hành TH:

Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.

Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau hướng dẫn bạn Bi làm thế nào để thoát hiểm khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập nhà nhé!

Đầu tiên, chúng ta cần bình tĩnh, tìm nơi an toàn để ẩn nấp, lúc này các con đang ở trong phòng nên nhẹ nhàng khoá cửa phòng lại và chốt trong để tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Quan sát xung quanh, nếu có điện thoại ở trong phòng, gọi ngay cho 113 và làm theo yêu cầu của cảnh sát nhưng phải nói nhỏ tránh gây sự chú ý cho kẻ trộm.

Sau đó lặng lẽ áp tai vào cửa, nghe những bước chân, tiếng động bên ngoài để xác định vị trí của tên trộm.

Nếu như tên trộm di chuyển gần đến phòngcác con đang đứng và phá cửa để vào trong thì Bi cần phải làm gì? Chúng mình cùng giúp bạn Bi nhé!

Lúc này, chúng ta cần bình tĩnh vào tạo ra nhiều tiếng động ở trong phòng ví dụ như là dùng tay đập vào tủ hoặc là đập xuống bàn, gây ra tiếng ồn càng nhiều càng tốt vì như vậy kẻ trộm xé sợ hãi và chạy thoát. Sau đó, chờ một lúc, lắng nghe và quan sát tình hình, nếu như xác định kẻ trộm đã chạy thoát. Chúng ta nên ngồi yên ở trong phòng và chờ sự giúp đỡ từ các chú cảnh sát.

Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để thoát hiểm khi có kẻ trộm đột nhập vào nhà cho trẻ:

✓ Các kĩ năng cần thiết khi có kẻ trộm đột nhập vào nhà. -Tình huống 1: Phát hiện kẻ đột nhập đang tìm cách vào nhà

Đầu tiên, bình tĩnh, kín đáo quan sát tình huống, để có cách xử lý phù hợp. Nếu nhà có bố, mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức bố mẹ dậy, và nói nhỏ với bố mẹ hoặc người thân. Nếu như không có bố mẹ ở nhà, cần bình tĩnh gọi cho bố mẹ và nghe theo sự hướng dẫn của bố mẹ

-Tình huống 2: Phát hiện kẻ đột nhập đã ở trong nhà.

Bình tĩnh, tìm nơi trốn an toàn. Sau đó, gọi 113 và làm theo sự hướng dẫn của chú cảnh sát. Nếu như kẻ trộm phát hiện ra mình thì nên làm theo những yêu cầu của kẻ

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)