- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền
3.4 Một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi thông qua hoạt
3.4.3 Thiết kế TH giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm khỏi tai nạn
❖ Tình huống 5:
➢ Tên tình huống: Thoát hiểm khi bị kẹt trong xe ô tô.
-Mục đích:
+Giúp trẻ biết cách xử lí tình huống khi bị kẹt trong xe ô tô, biết được chức năng của các bộ phận cần thiết trong xe khi xử lí TH.
+Giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm khi bị bị kẹt trong xe ô tô. -Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:
Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ tai nạn bị kẹt trong ô tô gây ra, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước thoát hiểm khi bị kẹt trong ô tô để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.
-Chuẩn bị:
+Không gian: Lớp học rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. -Thời gian: Trong giờ hoạt động học.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Ổn định trẻ, GV cho trẻ tìm hiểu về các bộ phận của xe ô tô.
Bước 2: Đưa ra TH trẻ bị kẹt trong xe ô tô, GV cùng trò chuyện với trẻ để tìm ra
cách giải quyết.
➢ Tình huống: Vào ngày thứ 2 đầu tuần, như thường lệ bạn Bi đi xe đưa đón đến
trường. Nhưng khi lên xe bạn Bi buồn ngủ quá nên đã chạy ra ghế sau cùng nằm ngủ. Khi xe đi đến trường, các bạn xuống xe hết, Bi vẫn đang ngủ nên không biết để xuống xe. Thế là bác Tài lái xe để vào khu vực bỏ xe và rời đi. Một lúc sau Bi thức dậy và thấy mình đã bị mắc kẹt ở trong xe.
-Nếu các con là bạn Bi thì các con sẽ làm gì để thoát ra khỏi xe?
-Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.
Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi bị bỏ quên trên xe.
Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
•Tiến hành thực hành TH:
Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.
Đầu tiên chúng mình cần giữ bình tĩnh tìm cách tự thoát ra hoặc báo hiệu cho người xung quanh về tình trạng của mình. Việc gào thét, khóc lóc có thể khiến chúng ta nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức từ đó bỏ qua những cơ hội tăng khả năng thoát ra.
-Bấm còi trên vô lăng:
Chúng mình có thể gây sự chú ý cho người khác bằng cách bấm còi xe liên tục để nhờ sự giúp đỡ. Để bấm được còi vô lăng, các con hãy quan sát ở đây tay láicó hình vòng tròn, ở giữa chính là còi, các con hãy nhấn liên tục vào đó, nó sẽ phát ra tiếng kêu, gây sự chú ý của người xung quanh.
-Bật đèn khẩn cấp (Đèn Hazard)
Nếu như chúng ta không biết cách bấm còi xe thì có thể bật đèn khẩn cấp để gây sự chú ý. Tương tự còi, đèn Hazard được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Các con hãy quan sát ở trên màn hình của xe, sẽ có hình tam giác, đó chính là đèn khẩn cấp, các con có thể vừa nhấn còi vừa nhấn đèn khẩn cấp để gây sự chú ý.
Đèn khẩn cấp trên xe ô tô thường có hình tam giác - Ảnh minh họa.
-Hãy thử mở các cửa ô tô
Các xe hơi đều thiết kế luôn có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Chúng mình có thể thoát ra từ hướng này. Để mở được thì đầu tiên chúng ta hãy quan sát đây các cửa lên xuống sẽ có những nút lẫy để mở cửa từ bên trong, các con hãy dùng tay của mình và nhấn nút lên sau đó cầm tay nắm kéo ra xem có thể mở của được hay không.
-Liên lạc bằng thiết bị thông minh
Nếu như có điện thoại ở trong xe, các con có thể nhấn vào nút có hình gần giống như cái móc câu nằm ngửa lên và sau đó bấm số điện thoại của bố hoặc mẹ để yêu cầu sự giúp đỡ.
-Đập mạnh vào cửa để gây sự chú ý
Nếu như chúng ta không có điện thoại cá nhân hoặc đồng hồ định vị, việc chúng ta cần làm lúc này là dùng hết sức hoặc bất cứ vật gì nặng trên xe đập cửa thật mạnh, hét thật to để người bên ngoài biết tìm cách giải cứu.
-Đứng ở phần kính trước vô lăng để vẫy người phía ngoài
Phần kínhcủa người lái xe thường có màu trắng, các con có thể tìm cách báo cho người bên ngoài biết mình đang ở trong xe bằng cách vẫy tay, hoặc cầm các đồ vật rồi vẫy để thu hút người phía ngoài.
-Tìm cách phá kính ô tô
Trong trường hợp bất khả kháng, khi không thể tự mở cửa xe hay kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài, các con có thể tìm các dụng cụ phá kính ô tô trong xe. Thường trong xe sẽ có dụng cụ để phá kính, các con hãy quan sát xung quanh tìm cái dụng cụ nhọn như hình mà cô cầm trên tay sau đó đập thật mạnh vào cửa kính.
❖ Tình huống 6
-Tên tình huống: Làm gì khi bị chó tấn công.
-Mục đích:
+Giúp trẻ nhận ra khi nào thì bị chó tấn công và có kỹ năng xử lí TH khi bị chó tấn công, biết cách làm thế nào để bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất. Nhận diện ra mối nguy hiểm xung quanh.
+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi bị chó tấn công. Đảm bảo sự an toàn của trẻ.
-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:
Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ việc bị chó tấn công, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước giúp trẻ thoát hiểm khi bị bị chó tấn công, để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.
-Chuẩn bị:
+Không gian: Sân chơi học rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. -Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi – hoạt động chiều
-Cách tiến hành:
Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi tự do, sau đó đưa ra TH.
Bước 2: Đưa ra TH có một trẻ bị chó tấn công trong khi đang chơi ở công viên.
Tình huống: Hôm nay, bạn Bi được mẹ cho đi chơi công viên. Lúc đang chơi ở
khu vực cát, có một chú chó rất là đẹp chạy đến chơi với bạn Bi. Bi rất là thích thú, ngồi vuốt ve chú chó. Vuốt ve được một lúc, chú chó bỗng sửa lên và tấn công bạn Bi.
-Nếu như con là Bi thì con sẽ làm gì khi bị chó tấn công.
- Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.
Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi
bị chó tấn công.
Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
•Tiến hành thực hành TH:
Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.
Đầu tiên, cần phải bình tĩnh, không la hét và không nhìn thẳng vào mắt của chú chó vì như vậy chú chó sẽ nghĩ rằng mình đang đối đầu với chúng và tấn công mình, đặc biệt là không chạy vì khi chạy chó sẽ càng tấn công con hơn.
Sau đó, chúng mình hãy đứng yên và thả lỏng tay nếu chú chó đi tới và khụt khịt, ngửi chân. Nếu chú chó đi theo sau, hãy bình tĩnh và đứng yên, giữ tay ở vị trí thấp, siết chặt tay ngay phía trước. Vì khi chúng ta làm như vậy, chú chó sẽ biết rằng chúng ta không có ý định làm hại nó. Tuyệt đối không vung tay bởi hành động này sẽ kích thích chó dễ tấn công vào ngực và cổ.
Nếu như trong trường hợp bị chó tấn công, chúng ta cần bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể như mặt, ngực và cổ họng của mình bằng cách hãy cuộn tròn như một quả bóng để bảo vệ khuôn mặt và bàn tay của trẻ nếu một con chó lạ lao vào tấn công.
Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để thoát hiểm khi có kẻ trộm đột nhập vào nhà cho trẻ:
✓ Các kĩ năng cần thiết khi bị chó tấn công. Kĩ năng 1: Bình tĩnh, không la hét.
Kĩ năng 2: Đứng yên tại chỗ. Khi con chó tiến đến, bạn hãy đứng yên, hai tay để hai bên, tư thế giống như một cái cây, và nhìn lảng đi chỗ khác. Trong nhiều trường hợp, con chó sẽ mất hứng thú và bỏ đi nếu bạn phớt lờ nó.
-Không vẫy vùng tay hoặc đá chân; con chó sẽ tiếp nhận những hành động như vậy là sự đe dọa.
-Không nhìn vào mắt chó, vì hành động đó có thể khiến con chó lao tới tấn công. -Đứng tránh qua một bên và dùng tầm nhìn bao quát để theo dõi thay vì đứng đối diện và nhìn vào mắt chó. Điều này báo hiệu cho con chó biết rằng bạn không phải là mối đe dọa của nó.
-Không mở bàn tay và giơ cánh tay lên cao. Nắm bàn tay lại để tránh bị chó cắn vào tay. Con chó có thể tiến đến gần bạn, thậm chí hít ngửi bạn mà không cắn.
Kĩ năng 3: Không cố bỏ chạy. Hành động bỏ chạy có thể đánh thức bản năng săn mồi của chó. Nó có thể hung hãn đuổi theo bạn dù thoạt đầu chỉ định vui đùa. Hơn nữa, bạn không thể chạy nhanh hơn chó nếu đang chạy bộ.
Kĩ năng 4: Đánh lạc hướng chó bằng một vật khác. Nếu con chó vẫn tiếp tục đe dọa, các con hãy cho nó một món gì đó để nhai, chẳng hạn như chiếc ba lô hoặc chai nước: bất cứ thứ gì trừ tay hoặc chân của các con. Việc này có thể đánh lạc hướng con chó trong một thời gian đủ để các con chạy thoát.
-Các con nên đem theo đồ chơi hoặc món ăn để dụ chó khi đi qua những khu vực mà mình biết là thường có chó dữ. Nếu có con chó nào hung dữ xông đến, các con có thể ném thức ăn hoặc đồ chơi ra xa. Con chó có thể sẽ đuổi theo những món đó và không đụng đến các con.
-Nếu như trong trường hợp bị chó tấn công, chúng ta cần bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể như mặt, ngực và cổ họng của mình bằng cách hãy cuộn tròn như một quả bóng để bảo vệ khuôn mặt và bàn tay của trẻ nếu một con chó lạ lao vào tấn công.
-Sau đó có thể cho trẻ, em video về tình huống hoặc là những hình ảnh về các bước thoát hiểm khi bị chó tấn công, để trẻ có thể hình dung rõ hơn.