Một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 74 - 85)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

3.4 Một số tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi thông qua hoạt

qua hoạt động hằng ngày.

3.4.1 Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp.

Tình huống 1:

Tên tình huống: Giải cứu nhà gấu khỏi đám cháy.

-Xác định mục đích – yêu cầu:

+ Giúp trẻ biết nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn và cách phòng tránh để không gây ra hỏa hoạn. Thông qua các TH, trẻ biết các dấu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, và các cách xử lý khi bé ở trong tình thế nguy hiểm đó. Thông qua các TH, giúp trẻ rèn luyện và phát triển KNTH, để trẻ có thể xử lí các TH có vấn đề một cách nhanh chóng và có thể tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.

+ Trẻ biết công dụng và tác hại của lửa, các nguy cơ gây ra cháy; biết cách nhận diện đám cháy; biết số điện thoại 114, biển chỉ dẫn lối thoát hiểm; Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra: Hét to thông báo cho mọi người biết: “Cháy, cháy, cứu!” Dùng khăn ẩm, bò thấp người để di chuyển nhanh ra lối thoát hiểm; Lăn người dập lửa khi bị lửa bén vào người; Sử dụng cầu thang bộ và đi theo biển chỉ dẫn

theo lối thoát hiểm; Trẻ có ý thức trong việc phòng cháy chữa cháy, không nghịch điện và có tâm thế bình tĩnh, xử lý đúng tình huống hỏa hoạn xảy ra.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ tai nạn do hỏa hoản gây ra, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước thoát hiểm khi có hỏa hoạn để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

-Chuẩn bị:

+Không gian: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.

+Đồ dùng: Mũ các con vật cho trẻ đóng vai, chuẩn bị đồ sinh nhật cho bạn Gấu, khăn, …

-Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi

-Cách tiến hành:

Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi trò chơi đóng vai “Sinh nhật bạn Gấu”. GV là

người hướng dẫn trẻ và cho trẻ phân vai, hướng dẫn trẻ đóng vai theo tình huống mà GV chuẩn bị đưa ra.

Bước 2: Đưa ra TH có cháy trong quá trình trẻ chơi trò chơi đóng vai. Và trò

chuyện cùng trẻ.

Tình huống: Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn Gấu, bạn Gấu đã mời rấtnhiều

bạn bè đến chơi nhà mình, trong lúc đang chơi vui vẻ với nhau. Bỗng nhiên, bạn Thỏ từ ngoài chạy vào và hô to “có cháy, cháy” lúc này cả phòng bỗng trở nên hỗn loạn, các bạn hét lên, làm ồn cả căn phòng. Lúc này, bạn Gấu và các bạn khác không biết làm thế nào để thoát ra khỏi đám cháy.

- Các con ơi, nếu như các con cũng đang tham gia sinh nhật bạn Gấu thì các con sẽ làm gì?

- Nhưng để thoát ra khỏi đám cháy thì chúng ta cần phải làm gì? - Các bạn hãy suy nghĩ xem có cách nào để thoát ra không nhỉ?

Cho trẻ suy nghĩ cách giải quyết TH và sau đó GV là người chốt lại cách giải quyết.

+Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi

gặp hoả hoạn.

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

•Tiến hành thực hành TH:

Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.

À, các con ơi, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau giúp cho các bạn thoát ra khỏi đám cháy nhé! (Cho tất cả các trẻ cùng thực hiện, GV hướng dẫn trẻ)

Đầu tiên chúng mình cần phải bình tĩnh, quan sát lối thoát ra, sau đó di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Nếu xung quanh có quần áo, hoặc chăn thì hãy nhúng nước choàng lên người và chạy ra ngoài nếu có thể. Trong quá trình chạy thoát ra khỏi đám cháy thì không may tóc của bạn Thỏ bị bén lữa. Bạn Thỏ đã nhanh trí, nằm xuống đất và lăn qua lăn lại để dập lửa.

Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết khi thoát hiểm khỏi đám cháy.

Các kĩ năng cần thiết:

Kĩ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con hãy kêu sự cứu giúp của người lớn. Nếu không có người lớn thì phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các chú là 114.

Kĩ năng 2: Nếu kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn. Nếu không có người lớn thì các con hãy bình tĩnh và thực hiện những điều sau:

Di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Nếu xung quanh có quần áo, hoặc chăn thì hãy nhúng nước choàng lên người và chạy ra ngoài nếu có thể. Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa thì hãy nằm xuống đất và lăn người qua lại để dập lửa. Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn. Bởi gầm giường là nơi lính cứu hỏa để mắt tìm kiếm những người còn bị kẹt trong một vụ hỏa hoạn.

Tình huống 2:

Tên tình huống: Bé làm gì để thoát ra khỏi đám đông hỗn loạn?

-Mục đích:

+Giúp trẻ có kỹ năng xử lí TH khi bị kẹt ở trong đám đông, biết cách quan sát để tìm lối đi an toàn. Nhận diện ra mối nguy hiểm xung quanh.

+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi bị kẹt ở đám đông. Đảm bảo sự an toàn của trẻ.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ việc trẻ bị kẹt trong đám đông hỗn loạn, cũng như ở các nơi khác nhau, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước giúp trẻ thoát hiểm khi bị kẹt trong đám đông hỗn loạn khẩn cấp để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

-Chuẩn bị:

+Không gian: Sân chơi rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. -Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi – hoạt động chiều

-Cách tiến hành:

Bước 1: Ổn định trẻ, cho trẻ chơi ở sân trường, Gv cho trẻ chơi tự do, sau đó đưa

ra TH.

Bước 2: Đưa ra TH có trẻ bị kẹt trong đám đông trong khi chơi ở công viên, trong

quá trình trẻ chơi. Và trò chuyện cùng trẻ.

Tình huống: Hôm nay, thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ hội bắn pháo hoa, bạn Bi

được mẹ đưa đi xem, nhưng trong khi đi, thì bỗng nhiễn có một đám cháy lớn ở phía trước, tất cả mọi người đều chạy tán loạn lên. Lúc này, cả mẹ và Bi mất bình tĩnh không biết làm thế nào để thoát ra khỏi sự hỗn loạn này.

À, các bạn ơi, nếu như các bạn cũng đang đi xem lễ hội bắn pháo hoa như bạn Bi thì các bạn sẽ làm gì?

-Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phát triển KNTH khi bị kẹt trong đám đông.

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

•Tiến hành thực hành TH:

Khi GV đã chốt cách giải quyết TH phù hợp với trẻ, thì bắt đầu tiến hành cho trẻ luyện tập.

Bây giờ chúng mình cùng nhau hướng dẫn bạn Bi và mẹ của Bi cách thoát ra khỏi đám đông nhé!

Đầu tiên, chúng mình cần phải bình tĩnh, quan sát xung quanh tìm những vị trí thoát hiểm gần nhất và tìm cách di chuyển về hướng mà chúng ta đã xác định vị trí. Do bạn Bi còn rất nhỏ, dễ bị người khác dẫm đạp lên khi di chuyển, vì vậy mẹ có thể bế Bi lên cao, để tránh trường hợp bị té và bị dẫm đạp.

Khi chúng ta bị kẹt trong đám đông, thì chúng mình có nên đi ngược chiều với dòng người không nhỉ?

À. Nếu đang kẹt trong đám đông các con không nên cố gắng đi ngược dòng người, vì như thế sẽ mất sức và dễ bị tấn công bởi người khác. Nếu như chúng ta bị ngã trong một đám đồn hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong là rất cao. Mặt khác các con hãy vừa di chuyển cùng dòng người vừa quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.

Khi các con được bế lên cao hơn, thì các con dễ dàng có thể quan sát được xung quanh, vì vậy hãy quan sát những chổ trống và hướng dẫn mẹ của mình đi theo hướng đó.

Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để phòng tránh và thoát hiểm khi bị lạc cho trẻ:

✓ Kĩ năng thoát hiểm khi bị kẹt trong đám đông hỗn loạn.

- Quan sát xung quanh tìm những vị trí thoát hiểm gần nhất và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.

- Tìm nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn. Cũng có những người đang ở vị trí cao hơn bé (trên cây, trên bờ tường, ...) hãy nhìn họ và làm theo chỉ dẫn của họ.

- Nếu đang kẹt trong đám đông đừng cố gắng đi ngược dòng người, sẽ mất sức và dễ bị tấn công bởi người khác. Nếu bị ngã trong một đám đồn hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong là rất lớn. Mặt khác các con hãy vừa di chuyển cùng dòng người vừa quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.

3.4.2 Kỹ năng thoát hiểm khỏi thiên tai.

Tình huống 3.

Tên tình huống: Xử lí chuột rút.

-Mục đích:

+Giúp trẻ phát triển kỹ năng phòng tránh tại nạn đuối nước và có kỹ năng xử lí khi bị chuột rút trong quá trình bơi.

+Giúp trẻ có thêm kiến thức về việc rèn luyện và phát triển KNTH khi bị đuối nước. Đảm bạo sự an toàn của trẻ và những người xung quanh.

-Thu thập dữ liệu – tìm kiếm ý tưởng:

Thông qua sách báo, Mạng Internet tôi thu thập số liệu về những vụ tai nạn do đuối nước gây ra, và tìm kiếm các cách giải quyết phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, thu thập những hình ảnh của các bước phòng tránh, thoát hiểm khi bị chuột rút để giúp trẻ dễ dàng hình dung rõ hơn.

-Chuẩn bị:

+Không gian: Sân trường rỗng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để tổ chức TH. +Đồ dùng: Mũ đội đầu hình con Vịt

-Thời gian: Trong giờ hoạt động vui chơi – hoạt động chiều

-Cách tiến hành:

Bước 2: Đưa ra TH, cho trẻ suy nghĩ cách giải quyết TH và GV là người chốt lại

cách giải quyết đúng, phù hợp với trẻ.

Tình huống: Trong lúc cả trường đang tập bơi, bỗng nhiên bạn Bi khóc ré lên,

và kêu to “Con bị chuột rút rồi” Lúc này các bạn nhỏ xung quanh nghe bạn Bi khóc liền khóc theo?

- Nếu như các con là bạn Bi thì các con sẽ làm gì?

+Trong quá trình trẻ suy nghĩ cách giải quyết GV có thể gợi ý cho trẻ và tuyên dương những trẻ có những cách giải quyết hay bên cạnh đó cũng khuyến khích những bạn chưa suy nghĩ ra cách giải quyết.

Bước 3: Cho trẻ rèn luyện và thực hành cách giải quyết để phòng tránh và thoát

hiểm khi bị chuột rút giúp trẻ phát triển KNTH khi bị đuối nước.

Trong quá trình trẻ thực hành, GV cần bao quát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tiến hành TH:

À, các con ơi, để biết cách làm thế nào không bị chuốt rút trong khi bơi hoặc là xử lí như thế nào khi bị chuột rút, thì bây giờ chúng mình cũng nhau gặp cô Vịt nhé! Cô Vịt sẽ là người hướng dẫn cho chúng ta các cách vận động đúng và những lưu ý trước khi bơi cũng như sẽ hướng dẫn chúng mình cách xử lí bị chuột rút trong khi bơi đấy!

(Cho trẻ cùng thực hiện và GV là người hướng dẫn trẻ) •Đầu tiên là cách phòng tránh bị chuột rút trong khi bơi.

Chuột rút khi bơi là tình trạng rất nguy hiểm. Không những gây đau đớn, giảm hiệu quả tập luyện mà còn có thể gây đuối nước nguy hiểm đến tính mạng. Các con cần phải tuân thủ những lưu ý dưới đây để phòng ngừa chuột rút nhằm tăng độ an toàn cho bản thân.

-Cần khởi động kỹ trước khi xuống bơi, đặc biệt là khởi động khớp cổ, khớp hông, khớp gối, cổ chân, ngón chân, …, vận động các khớp theo kim đồng hồ và ngược lạiSau khi khởi động xong, nên thả mình xuống nước từ từ để cơ thể thích nghi.

-Khi mà chúng ta cảm thấy mệ mỏi thì chúng ta không nên cố bơi.

-Không nên tập bơi hay đi tắm biển khi bụng đang đói hoặc no, cơ thể mệt mỏi. Bởi lúc này cơ thể bị thiếu oxy, không cung cấp đủ cho cơ bắp do đó rất dễ bị chuột rút

khi đang bơi. Sau khi bơi nên nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm. Sau đó thực hiện các bài tập kéo giãn cơ để tránh tình trạng căng cứng cơ.

• Thứ 2 là Cách giải quyết TH bị chuột rút khi bơi.

Trong trường hợp bị chuột rút trong khi bơi, chúng ta cần:

-Nếu trong trường hợp bị chuột rút ở bắp chân: Cần cố gắng nhỏm dậy, duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và nhón chân cho cơ bắp dãn ra. Cố gắng duỗi thẳng chân và nhờ người khác giúp đỡ

-Trong trường hợp bị chuột rút ở đùi: Cần ngồi xuống, nhờ người khác kéo chần thật thẳng, vừa kéo vừa nâng gót chân lên. Đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu gối xuống. Sau khi trẻ đã luyện tập xong thì GV là người chốt lại các kĩ năng cần thiết để phòng tránh và thoát hiểm khi bị chuột rút cho trẻ:

✓ Cách phòng tránh bị chuột rút trước khi bơi.

-Cần khởi động kỹ trước khi xuống bơi, đặc biệt là khởi động khớp cổ, khớp hông, khớp gối, cổ chân, ngón chân, …, vận động các khớp theo kim đồng hồ và ngược lạinhất là khi trời lạnh và nhiệt độ nước lạnh. Nên uống đủ nước khi bơi dưới trời nóng, nhất là vào mùa hè. Sau khi khởi động xong, nên thả mình xuống nước từ từ để cơ thể thích nghi.

- Không nên bơi quá xa, tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không nên cố bơi nếu cơ thể mệt mỏi. Cần giảm tốc độ và bơi chậm dần nếu các động tác không còn nhịp nhàng.

- Không nên tập bơi hay đi tắm biển khi bụng đang đói hoặc no, cơ thể mệt mỏi. Bởi lúc này cơ thể bị thiếu oxy, không cung cấp đủ cho cơ bắp do đó rất dễ bị chuột rút khi đang bơi. Sau khi bơi nên nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm. Sau đó thực hiện các bài tập kéo giãn cơ để tránh tình trạng căng cứng cơ.

✓ Cách giải quyết TH nếu bị chuột rút trong quá trình bơi:

Trong trường hợp bị chuột rút trong khi bơi, bất kể ở chổ nông sâu chúng ta cần: - Tìm cách báo cho người khác ngay để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu ở chổ sâu mà

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)