- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền
4.6 Cách tiến hành thực nghiệm
Quá trình tiến hành TN được tôi tiến hành trong 3 giai đoạn, cụ thể các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Trước TN
-Tìm hiểu về mức độ thiết kế các TH cũng như việc phát triển KNTH cho trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC bằng cách cho trẻ giải quyết TH thoát hiểm.
-Tìm hiểu đặc điểm của GV về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, những thuận lợi, khó khăn khi thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trên cơ sở đó, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của GV nhằm định hướng cách thiết kế và cách tiến hành TH trong các hoạt động ở trường MN cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí nhằm giúp trẻ phát triển KNTH một cách hiệu quả nhất.
-Tiến hành cung cấp cho GV của hai lớp TN về cách thức thiết kế TH, cũng như quy trình tiến hành TH và cách giải quyết TH sao cho phù hợp với trẻ.
Giai đoạn 2: Tiến hành TN:
-Đối với nhóm TN: tôi tiến hành tổ chức triển khai các nội dung TN cho nhóm trẻ TN. Sử dụng những TH mà tôi đã thiết kế để tổ chức cho trẻ giải quyết TH thoát hiểm nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trong quá trình TN tôi quan sát, đánh giá khả năng trẻ tiếp cận với TH và cách thức trẻ giải quyết TH. Cũng như sau khi trẻ thực hành giải quyết TH thì trẻ đã đặt được những gì thông qua quan sát hành vi của trẻ.
-Ở nhóm ĐC: trẻ ở nhóm ĐC, tôi tiến hành tổ chức triển khai các nội dung TN, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra TH cho trẻ giải quyết để đánh giá khả năng nhận thức của trẻ trong việc xử lí các TH thoát hiểm có vấn đề.
Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả TN:
Tôi tiến hành đánh giá, phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau TN để đánh giá mức độ, khả năng trẻ giải quyết những TH thoát hiểm có vấn đề nhằm phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Để đo được sự hiệu quả của các TH tôi đã sử dụng toán thống kê, phần mềm SPPSS để xử lí các kết quả và từ dó rút ra các kết luận.