STT Vai trò SL TỈ LỆ %
1 Rất quan trọng 25 83,3
2 Quan trọng 5 16,7
3 Không quan trọng 0 0
Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.10 chúng ta thấy rằng việc thiết kế TH thoát hiểm nhằm giúp trẻ phát triển KNTH được các GV đặc biệt quan tâm. 83,3% GVMN cho rằng việc thiêt kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH là rất quan trọng. 16,7% GV cho rằng việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH của trẻ là quan trọng. Việc giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH thoát hiểm là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống. Để giúp trẻ phát triển KNTH cần phải trải qua một thời gian dài, luyện tập thường xuyên, như vậy khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong cuộc sống trẻ mới có thể ứng phó một cách nhanh chóng.
Để có được một TH trọn vẹn thì chúng ta cần phải trải qua quá trình thiết kế. Theo kết quả thể hiện trong phiếu khảo sát, thì mỗi GV đều có thể thiết kế theo một quy trình khác nhau, nhưng lại có chung một mục đích giúp trẻ phát triển KNTH.
Dưới đây là một số quy trình thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi của GV
*Quy trình 1:
- Bước 1: Dựa vào tính cấp thiết của thực tiễn của vấn đề và tình huống lớp học. - Bước 2: Thiết kế bài dạy theo khả năng xử lí các TH của trẻ.
- Bước 3: Ôn củng cố kiến thức, giáo dục. *Quy trình 2:
- Tạo tình huống có vấn đề. - Nói về tình huống đó.
- Cho trẻ tư duy về cách giải quyết. - Kết luận lại cho trẻ.
* Những khó khăn của GV khi thiết kế TH.
Bảng 2.11 Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn GV gặp phải để phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TH.
STT Những khó khăn SL TỈ LỆ %
1 Số lượng trẻ trên 1 lớp quá đông 13 43,3
2 Chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo về việc phát triển KNTH
15 50
3 Không có thời gian đầu tư cho việc thiết kế
3 10
4 Chưa có sự phối hợp giưa gia đình và nhà trường
15 50
5 Hoạt động khác 0 0
Để thiết kế được các TH thì không thể tránh khỏi gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế. Theo như kết quả khảo sát, đa số các GV đều gặp những khó khăn như là chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo về việc phát triển KNTH (chiếm 50%),
bởi vì những năm trước đây, việc phát triển KNTH cho trẻ còn chưa được chú trọng; chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường (chiếm 50%), việc giúp trẻ phát triển KNTH là một quá trình lâu dài, luyện tập thường xuyên, vì vậy việc kết hợp giữa GV và phụ huynh là một điều rất cần thiết trong việc giúp trẻ rèn luyện các TH nguy hiểm nhằm phát triển KNTH cho trẻ. Như chúng ta biết việc giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH cho trẻ cần phải trải qua một quá trình lâu dài vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một điều hết sức quan trọng. Một trong những khó khăn khác nữa là số lượng trẻ trên 1 lớp quá đông (chiếm 43,3%), số lượng trẻ trong một lớp quá đông cũng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển KNTH của trẻ,vì GV không thể bao quát hết 1 lúc nhiều trẻ cũng như không có nhiều thời gian để cho trẻ thực hành; bên cạnh đó, GVMN không có thời gian để thiết kế các TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH (chiếm 10%). Từ đó dẫn đến những nguyên nhân như thiếu thời gian để tìm hiểu về các cách giải quyết TH, số trẻ trong mỗi lớp là quá đông,... Nhiều GV cho rằng: họ không có nhiều thời gian để tự thiết kế TH, thời gian được quy định cho mỗi hoạt động tại trường MN có nhiều khi được thay đổi bởi nhiều lí do (chủ quan và khách quan). Vì vậy mà kế hoạch hoạt động đôi khi không được thực hiện, mà nếu có thực hiện cũng không thực sự đạt được hiệu quả tốt.
* Kết quả điều tra những thuận lợi của GV khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Một số thuận lợi được đa số GV nêu ra như sau:
Thứ nhất về phía trẻ: GV cho rằng hầu hết trẻ đều rất hào hứng, hợp tác với cô trong quá trình giải quyết TH, cũng như là thực hành TH. Trẻ luôn chú ý lắng nghe, và tìm cách để xử lí TH sao cho phù hợp. Trẻ ghi nhớ nhanh, tích cực trả lời những câu hỏi khi GV đưa ra trong TH.
Thứ hai về phía giáo viên: Hầu hết tất cả GV đều hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển KNTH cho trẻ, nên luôn tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, GV luôn học hỏi, tìm tòi những kiến thức về KNTH thông qua sách, báo, internet, ...Cùng với sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, để có thể thiết kế ra các TH phù hơp với khả năng nhận thức của trẻ.
Thứ ba về phụ huynh: Một số GV cho rằng để có thể giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả thì việc phối hợp nhẹ nhàng gia đình và GV trong việc phát triển KNTH là một điều rất thuận lợi.
* Những đề xuất, kiến nghị của GV để thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho
trẻ 5 – 6 tuổi được thuận lợi hơn.
Sau khi tổng hợp những đề xuất kiến nghị của những GV được khảo sát đã đưa ra những kiến nghị như sau:
- Để thiết kế được một TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH, trước khi thiết kế TH cần xác định rõ mục đích, mục tiêu đặt ra, lập kế hoạch chi tiết, lựa chọn những TH phù hợp với thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhận thức của trẻ.
- Bản thân mỗi GV cần chủ động, linh hoạt trong việc học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm để có thêm nhiều kinh nghiệm thiết kế TH, cũng như nắm rõ tất cả các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, để có cách giáo dục, rèn luyện và phát triển đạt được hiệu quả cao nhất.
- Khi thiết kế TH cần chú trọng đến sự hứng thú của trẻ, mới mẻ và linh hoạt, phù hợp với thực tiễn giúp trẻ phát triển nhiều kĩ năng khác như kĩ năng quan sát, kĩ năng giải quyết TH, kĩ năng tư duy, … đặc biệt là phát triển KNTH.
- Kết hợp với phụ huynh để nắm bắt được đặc điểm cá nhân của từng trẻ, đồng thời thống nhất giữa cách giáo dục giúp trẻ phát triển KNTH. GV là người cần cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cần thiết về KNTH để từ đó có thể đồng bộ hoá cách giáo dục giữa GV và phụ huynh.
- Nhà trường nên tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về KNTH cho GV để giúp cho GV có thêm các kiến thức cũng như kĩ năng để hướng dẫn trẻ. Bên cạnh đó, thu thập thêm nhiều sách, báo, tài liệu quan trọng về KNTH để GV có nguồn tài liệu cho việc thiết kế các TH.
2.3.3 Thực trạng mức độ phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua các TH. trường mầm non thông qua các TH.
2.3.3.1 Cách tiến hành đo mức độ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Tiến hành trò chuyện với trẻ về các vấn đề liên quan đến KNTH. - Sử dụng các TH đã được thiết kế cho trẻ tiến hành giải quyết TH. - Quan sát cách trẻ giải quyết TH.
2.3.3.2 Kết quả điều tra mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các TH. TH.
Dựa vào tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng ở mục 2.1.6, kết hợp với thang đánh giá được quy đổi cụ thể số điểm, tôi tiến hành điều tra và đánh giá mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi thông các TH đã được thiết kế tại trường MN: