Quy trình thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 72 - 74)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

3.3 Quy trình thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

6 tuổi.

Hình 3.1 Sơ đồ các bước thiết kế tình huống giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển KNTH

Bước 1: Xác định mục đích – yêu cầu:

-Cung cấp kiến thức cho trẻ về các TH nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống. Cũng như giúp trẻ phát hiện, nhận biết các mối nguy hiểm xung quanh trẻ, cách phòng tránh và biết cách xử lí các tình huống.

-Nhằm giúp trẻ phát triển nhiều kĩ năng khác nhau như là: Kĩ năng quan sát, kĩ năng xử lí các tình huống, đặc biệt là phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ, giúp trẻ có các kĩ năng để xử lí các tình huống khi cần thiết, để bảo vệ bản thân trẻ và những người xung quanh.

Bước 2: Thu thập dữ liệu - tìm kiếm ý tưởng:

Để hình thành nên ý tưởng của các tình huống. Tôi đã căn cứ vào lí luận đã nêu trên. Sau đó tôi thu thập dữ liệu và tìm kiếm nguồn ý tưởng. Có ba nguồn ý tưởng chính: Kinh nghiệm học tập, thực tiễn và nghiên cứu tài liệu

- Kinh nghiệm học tập

Bước 1 • XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

Bước 2 • THU THẬP DỮ LIỆU - TÌM KIẾM Ý TƯỞNG

Bước 3 • CHUẨN BỊ

Bước 4 • THỜI GIAN

Dựa vào những kiến thức tôi đã được học ở trường thông qua các bộ môn như nghiệp vụ sư phạm, giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non, … cũng như được thực hành giải quyết các tình huống thường gặp đối với trẻ ở trường mầm non. Tôi đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm, bên cạnh đó dựa trên cơ sở thực tiễn về những tại nạn không mong muốn gần đây liên quan đến những KNTH. Tôi cũng đã đặt ra cho mình những câu hỏi làm thế nào để giúp trẻ phát triển các KNTH một cách đạt hiệu quả để trẻ có thể tự phòng tránh và bảo vệ bản thân mình cũng như mọi người xung quanh trước những tình huống nguy hiểm không mong muốn xảy ra,

-Thực tiễn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó: 90% là thương tích không chủ ý và 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lí Môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 tuổi chiếm tỉ lệ 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, nhóm tuổi 0-4 chiếm đến 19,5. Các số liệu nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích cho trẻ em như đuối nước, bỏng, tai nạn giao thông, động vật cắn, chấn thương do vật sắc nhọn, ngạt, bị bắt cóc ... nhưng nguyên nhân sâu xa hơn cả là do trẻ em chưa được trang bị kĩ năng nhận biết, phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ gây nguy hiểm để giữ an toàn cho bản thân.

Từ thực tiễn cho chúng ta thấy, việc trang bị KNTH của trẻ còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu quả. Chính vì những lí do trên đã thúc đẩy tôi tìm kiếm, mày mò nghiên cứu và thiết kế ra những TH phát triển KNTH cho trẻ.

-Nghiên cứu tài liệu

Tôi đã sử dụng, nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau để có thể thiết kế các TH phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển KNTH một cách hiệu quả nhất thông qua:

+Sách, báo, giáo trình …

+Các công trình nghiên cứu liên quan. +Nguồn Internet

Bước 3: Chuẩn bị

-Chuẩn bị không gian, môi trường, các đồ dùng cần thiết cho TH phù hợp với nhận thức của trẻ.

Bước 4: Thời gian

-Cần lựa chọn thời gian thích hợp để thực hiện các TH một cách hợp lí và phù hợp với trẻ. Đảm bảo trẻ có thể phát triển được các KNTH.

Bước 4: Cách thực hiện

-Bước 1: Ổn định trẻ, trò chuyện về chủ đề của tình huống mà chúng ta muốn cho trẻ thực hành.

-Bước 2: Nêu tình huống, cho trẻ tự tư duy tìm ra cách giải quyết và sau đó GV là người chốt lại cách giải quyết đúng, phù hợp với trẻ.

-Bước 3: Cho trẻ tiến hành thực hành cách gải quyết tình huống có vấn đề vừa nêu trên. Để giúp trẻ phát triển KNTH một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)