Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 44 - 49)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

1.4.4 Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

với các hoạt động cộng đồng chẳng hạn như ngày hội mùa hè của trường và vui chơi tại các sân chơi, công viên, cửa hàng và các cơ sở dịch vụ địa phương như nhà trẻ, trường học, trung tâm ý tế và thư viện. Các mối quan hệ xung quanh ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực và giai đoạn phát triển KNTH của trẻ. Trong thực tế, các mối quan hệ là những trải nghiệm quan trọng nhất trong môi trường của bé vì bởi sự truyền tải tối đa những thông tin về thế giới xung quanh tới trẻ, đồng thời sẽ định hình cách mà trẻ cảm nhận về thế giới xung quanh. Ví dụ khi trẻ đi chơi ở công viên thấy một bạn nhỏ khác bị một chú chó nhỏ đuổi theo, trẻ sẽ quan sát cách bạn đó xử lí và sẽ có xu hướng xử lí TH bị chó cắn giống như bạn nhỏ ở công viên.

1.4.4Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. – 6 tuổi.

Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì dễ gặp những rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Kĩ năng sống giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển. Trong những kĩ năng sống thì kĩ năng thoát hiểm đang được toàn thế giới quan tâm.

Kĩ năng thoát hiểm là một trong những kĩ năng sống được rất nhiều người quan tâm và muốn rèn luyện, kĩ năng thoát hiểm giúp trẻ bình tĩnh đối mặt với các vấn đề và nhanh chống tìm ra được cách xử lí phù hợp để bảo vệ cho tính mạng và tài sản không

chỉ cho bản thân mà còn mọi người xung quanh. Kĩ năng thoát hiểm bao gồm cả thoát khỏi tai nạn, thảm họa thiên nhiên hoặc xâm hại cơ thể, tài sản.

Kĩ năng thoát hiểm đối với tất cả mọi người nói chung cũng như trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Kĩ năng thoát hiểm luôn rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ.

Khi trẻ được trang bị kiến thức, kĩ năng thoát hiểm thì trẻ có thể:

+ Ứng phó khi gặp tai nạn: Khi tại nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì mọi việc giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kĩ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tại nạn thương tích và xâm hại hay bắt cóc. Tầm quan trọng của kĩ năng sống nói chung cũng như kĩ năng thoát hiểm nói riêng cho trẻ em trong cuộc sống là những kĩ năng vô cùng quan trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

+ Lường trước nguy cơ hiểm họa: Nhiều tình huống tiềm tàng mối nguy hiểm. Nếu trẻ biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn, ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại…Nếu như không biết cách xử lí khi một mình thì hậu quả sẽ rất quan trọng. Chính vì vậy mà chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống (kĩ năng thoát hiểm) cho trẻ em. Trẻ em cần được hướng dẫn, dạy dỗ để đối mặt với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

+ Biết cách sử dụng vật dụng nguy hiểm và sơ cứu: Có những ông bố bà mẹ vì lo sợ con bị thương với những vật sắc nhọn mà không cho con động vào những đồ vật đó. Tuy nhiên, những vật dụng này có khả năng gây sát thương những lại không thế thiếu trong cuộc sống như: deo, kéo, kim, búa, đinh, điện… Không chỉ cần biết sử dụng những vật dụng này, trẻ còn biết tự sơ cứu khi bị vật dụng làm tổn thương. Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng sống (kĩ năng thoát hiểm) cho trẻ em các bậc phụ huynh nên dạy con sử dụng dao, kéo, búa… ngay từ sớm vì chỉ khi trẻ sử dụng thành thạo những vật dụng đó thì trẻ mới có khả năng không lam tổn thương bản thân. Ngoài ra, giáo viên cũng như phụ huynh cần phải dạy con cách sơ cứu cơ bản khi bị thương như: làm sạch vết thương, bang bó cơ bản…

+ Kĩ năng khám phá và áp dụng hiểu biết vào cuộc sống: Thực tế, trẻ ngày nay dung máy tính rất giỏi, thao tác gì cũng biết nhưng chưa thực sự tự tin. Khi cho trẻ tiếp xúc với công nghệ, các bé học rất nhanh. Chính vì vậy mà nhiều lúc trẻ lại quá ham và

mải mê với những trò chơi công nghệ. Do đó, việc giúp trẻ ứng dụng ưnhững kiến thức, hiểu biết trên mạng và trong sách vở vào thực tế là rất quan trọng. Có như vậy, trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ trong cuộc sống thực.

+ Kỹ năng thể hiện: Tầm quan trọng của kĩ năng năng sống (kĩ năng thoát hiểm) cho trẻ em là giúp cho trẻ tự tin hơn vào bản thân mình. Thông thường, trẻ sẽ tự tin thể hiện những hiểu biết của mình trong cuộc sống. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, trẻ tự kỉ, rụt rè trước hiện thực dù có vốn kiến thức khá tốt để ứng dụng trong thực tế. Một giải pháp trong trường hợp này là giáo viên cũng như phụ huynh cần phải giao tiếp, nói chuyện, quan tâm trẻ nhiều hơn, giải đáp những khó khăn lo âu của trẻ. Ngoài ra bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động của nhóm, lớp, trường.

Khi được trang bị những kiến thức, kĩ năng về việc phòng tránh, thoát hiểm thì trẻ có thể dự đoán, lường trước được việc mình chuẩn bị làm, chơi có gây nguy hiểm cho bản thân mình hay không để từ đó đưa ra quyết định chơi đúng đắn.

Thông qua hoạt động học, vui chơi, ngoài trời là các hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trong các hoạt động, trẻ được thỏa mình khám phá, hoạt động. Vì vậy việc trang bị những kiến thức, kĩ năng phòng chống, thoát hiểm cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Ngoài ra việc giáo dục kĩ năng thoát hiểm cũng như kĩ năng sống còn giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

Cụ thể như sau:

+ Về thể chất: giáo dục kĩ năng thoát hiểm giúp trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các hoạt động trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, thích ứng nhanh với các điều kiện sống thay đổi.

+ Về tình cảm: giáo dục kĩ thoát hiểm giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, biết yêu thương.

+ Về ngôn ngữ: trong quá trình giáo dục trẻ được cung cấp nhiều từ mới, học được các câu ngắn gọn trong khi giải quyết tình huống nguy hiểm (cháy, cứu…).

+ Về nhận thức: giáo dục kĩ năng thoát hiểm giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, giúp trẻ học hỏi được nhiều điều mới lạ và cách bảo vệ chính bản thân mình.

+ Giáo dục kĩ năng thoát hiểm cũng như kĩ năng sống giúp trẻ có bước đêm chuẩn bị sẵn sang cho giai đoạn tiểu học: việc giáo dục các kĩ năng từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tôi đã phân tích trình bày được: Lịch sử nghiên cứu, các lí luận về hoạt động hằng ngày, thiết kế TH, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi; vai trò của thiết kế TH đối với sự phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Thông qua các cơ sở lý luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi tôi nhận thấy rằng:

Việc phát triển kĩ năng thoát hiểm giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh, đảm bảo cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện vầ mặt thể chất cũng như tinh thần. Đồng thời giúp trẻ phát triển thêm nhiều kĩ năng khác như kĩ năng quan sát, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề, kĩ năng nhận diện tình huống có vấn đề.

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó nhiều mối nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được. Việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ đang là một việc cần thiết và cấp bách đối với tất cả nhân loại. Trẻ em là mầm móng, là trụ cột tương lai của một đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải trang bị những kiến thức, kĩ năng và giáo dục trẻ một cách đúng đắn và toàn diện.

Qua các kết quả phân tích và tổng hợp về cơ sở lí luận chúng ta cần làm rõ: - Nhận thức của giáo viên trong việc thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH thông qua hoạt động hằng ngày.

- Thực trạng về việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 ở trường mầm non.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)