Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kĩ năng

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 54 - 65)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

2.3 Thực trạng thiết kế một số tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế tình huống nhằm phát triển kĩ năng

* Đôi nét về đối tượng điều tra:

Trong 30 giáo viên điều tra, 100% số GV đều đang trực tiếp phụ trách các lớp MG 5 – 6 tuổi và đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo yêu cầu của bậc học GDMN. Trong đó, có 30 GV có trình độ đại học, 5 GV có trình độ cao đẳng. Đa số GVMN thuộc diện điều tra đều có thâm niên nhiều năm công tác, phụ trách lớp MG 5 – 6 tuổi

Bảng 2.1 Kinh nghiệm trình độ chuyên môn của GV

Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn Số lượng

(30) Tỉ lệ % * Về trình độ chuyên môn - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 25 5 0 83.3 16.7 0 * Về thâm niên giảng dạy tại lớp 5 – 6 tuổi

- Trên 15 năm - Từ 10 – 15 năm - Từ 5 – 10 năm - Dưới 5 năm 0 4 10 16 0 13.3 33.3 53.4

Kết quả khảo sát trên cho thấy 100 % số GV được khảo sát ở trên đều có trình độ đạt chuẩn GVMN (cao đẳng) trở lên. Hầu hết các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KNTH. Nhưng bên cạnh đó, việc đầu tư vào giúp trẻ phát triển KNTH còn hạn chế, bởi vì GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các TH giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả.

* Nhận thức của GV về KNTH

Bảng 2.2 Thống kê ý kiến của giáo viên về KNTH

STT Nội dung ý kiến SL %

1 Là khả năng thoát ra khỏi những nơi nguy

hiểm, gây mất an toàn cho bản thân 0 0

2 Là khả năng vận dụng những kiến thức đã học được để thoát ra những nơi nguy hiểm, đảm bảo

sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh

3 Ý kiến khác 0 0

Dựa vào bảng 2.2 cho chúng ta thấy rằng 100% tất cả các GV đều cho rằng kĩ năng thoát hiểm là khả năng vận dụng những kiến thức đã học để thoát ra những nơi nguy hiểm, đảm bạo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Thông qua đó, cho chúng ta thấy tất cả các GV đều nắm rõ được khái niệm KNTH cho trẻ. Đây cũng là cơ sở để GVMN có thể thiết kế các TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH.

*Kết quả điều tra nhận thức của GV về các kĩ năng liên quan đến KNTH.

Để trẻ có thể an toàn thoát ra khỏi những TH nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Thì việc trẻ được trang bị những kiến thức cũng như kĩ năng thoát hiểm là một điều vô cùng cần thiết. Theo như khảo sát nhận thức của GV về KNTH gồm những kĩ năng nào, thì đa số các GVMN cho rằng kĩ năng thoát hiểm bao gồm những kĩ năng như là:

- Kĩ năng quan sát: Trong quá trình trẻ giải quyết TH, kĩ năng quan sát cũng là một trong những kĩ năng cần thiết giúp trẻ có thể giải quyết TH một cách có hiệu quả. Trẻ cần phải quan sát tình hình xung quanh mình, nhận định ra vấn đề nguy hiểm, quan sát xem chổ nào an toàn, ai có thể là người giúp mình thoát khỏi nguy hiểm, … Để từ đó định hướng xem bản thân nênlàm gì tiếp theo để đảm an toàn cho bản thân trong TH nguy hiểm.

- Kĩ năng tư duy: Kĩ năng tư duy là một trong những kĩ năng quan trọng của con người trong việc xử lí tất cả các tình huống trong cuộc sống. Trong quá trình trẻ giải quyết các TH nguy hiểm, thì kĩ năng tư duy là một công cụ hữu ích giúp trẻ dễ dàng thoát ra khỏi sự nguy hiểm. Khi bản thân trẻ, bị đưa vào một TH có vấn đề, việc đầu tiên phải xử lí đó là trẻ phải suy nghĩ làm thế nào để giải quyết TH đó. Sau đó, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có trước đây, để tìm ra cách giải quyết TH sao cho phù hợp với thực tiễn, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

- Kĩ năng xử lí tình huống: Đây là kĩ năng quan trọng nhất trong tất cả các kĩ năng thoát hiểm. Để xử lí được TH có vấn đề thì trẻ cần phải có kĩ năng xử lí TH như là cần

phải bình tĩnh quan sát xung quanh, đánh giá tình hình, nhận diện ra mối nguy hiểm, dựa trên tình hình đó đưa ra các cách giải quyết phù hợp vơi tình hình để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Kĩ năng nhận diện tình huống nguy hiểm: xã hội phát triển mang đến tiện ích cho con người nhưng cũng tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm mà chúng ta chưa thể dự phòng được, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết để bé có thể nhận biết nguy hiểm và tự bảo vệ mình.

Bên cạnh đó cũng có một số GV cho rằng các kĩ năng thoát hiểm bao gồm các kĩ năng khác nhau như: kĩ năng thoát hiểm khi có hoả hoạn; kĩ năng thoát hiểm khi bị kẹt trong ô tô, thang máy; kĩ năng thoát hiểm khi có động đất; kĩ năng thoát hiểm khi bị chó tấn công; …

* Kết quả điều tra nhận thức của GV về việc phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi là một trong những điều cần thiết để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mình trước những TH nguy hiểm. Thông qua việc khảo sát nhận thức của GV về sự phát triển KNTH của trẻ, hầu hết các GV đều nắm bắt, hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 – 6 tuổi. Các GV cho rằng việc phát triển KNTH cho trẻ là giáo dục trẻ nhận diện TH nguy hiểm và cách xử lí thoát ra khỏi TH nguy hiểm đó. Là giúp trẻ hiểu sâu hơn về các mối nguy hiểm và cách để xử lí các TH đó.

* Kết quả điều tra nhận thức của GV về thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi :

Bảng 2.3 Làm thế nào để thiết kế các TH phù hợp với trẻ nhằm giúp trẻ phát triển KNTH.

STT Các cách thiết kế SL TỈ LỆ %

1 Dựa trên nhu cầu và sự hứng thú của trẻ 0 0 2 Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề và thực

tiễn

3 Dựa trên khả năng xử lí các tình huống của trẻ

5 16,7

4 Cách khác 0 0

Dựa vào bảng 2.3 cho chúng ta thấy yếu tố giúp GV làm cơ sở để thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ, chủ yếu là dựa trên tính cấp thiết của vấn đề và thực tiễn (chiếm 83,3%), bên cạnh đó dựa trên khả năng xử lí các TH của trẻ (chiếm 16,7%). Như chúng ta biết, những năm gần đây, thường xuyên xảy ra những tình huống nguy hiểm, những tai nạn đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc thoát hiểm. Ví dụ như là vụ việc bị bỏ quên trên xe của trường gateway hoặc là những tại nạn đuối nước đuối tiếc, những vụ hoả hoạn ở các toà nhà cao tầng, chung cư, … Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho bản thân và đặc biệt là trẻ em, bởi vì khả năng xử lí các TH nguy hiểm của trẻ chưa cao, dựa trên tính cấp thiết của vấn đề và thực tiễn thì việc phát triển KNTH cho trẻ là một điều hết sức quan trọng.

Bảng 2.4 Nguyên tắc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trưởng mầm non. STT Các nguyên tắc SL TỈ LỆ % 1 Đảm bảo tính mục đích 0 0 2 Đảm bảo tính vừa sức 0 0 3 Đảm bảo tính giáo dục 0 0 4 Đảm bảo tính chính xác, khoa học 0 0

5 Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp.

0 0

Dựa vào bảng 2.4 cho chúng ta thấy, để thiết kế một TH sao cho phù hợp khả năng nhận thức của trẻ cũng như thực tiễn thì chúng ta cũng cần phải thiết kế dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Thông qua việc khảo sát nhận thức của GV về các nguyên tắc để đảm bảo cho việc thiết kế. Thì 100% tất cả các GV đều cho rằng việc thiết kế TH giúp trẻ phát triển KNTH phải đảm bảo tính mục đích, mục đích đặt ra phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ; phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với nhận thức của từng trẻ; đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với nội dung chương trình giáo dục; đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung của các TH được thiết kế cần phải đảm bảo độ chính xác, phù hợp với thực tiễn như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả của TH; đảm bảo tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của từng lớp, vì trẻ là một cá thể riêng biệt nên khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau, chúng ta cần phải dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ và mặt bằng chung của lớp học để thiết kế TH giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả nhất.

* Khảo sát mức độ, mục đích khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.5 Mức độ thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

STT Mức độ SL TỈ LỆ %

1 Thường xuyên 9 30

2 Thỉnh thoảng 21 70

3 Không bao giờ 0 0

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.5 chúng ta thấy được rằng đa phần các GV đều thỉnh thoáng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ mầm non. Số GV thỉnh thoảng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ mầm non chiếm 70%. Thông qua việc khảo sát về mức độ thiết kế TH, theo như kết quả khảo sát thì chúng ta thấy được rằng việc thiết kế TH để giúp trẻ phát triển KNTH còn bị hạn chế, chưa được chú ý.

Bên cạnh đó, có một số GV cũng thường xuyên thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH nhưng chiếm tỉ số ít (30%) trong tổng số các GV.

Để giúp trẻ phát triển KNTH thì GVMN cần phải thường xuyên thiết kế các TH thoát hiểm giúp trẻ rèn luyện để hình thành kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo an toàn cho bản thân trẻ trong những TH nguy hiểm trong cuộc sống.

Bảng 2.6 Tầm quan trọng của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ.

STT Tầm quan trọng SL TỈ LỆ %

1 có 30 100

2 không 0 0

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.6 chúng ta thấy rằng 100% tất cả các GVMN đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế các TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH. Thông qua việc hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế, cũng là cơ sở để các GV thiết kế các TH phù hợp khả năng nhận thức của trẻ.

Bảng 2.7 Mục đich của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ.

STT Mục đích SL TỈ LỆ %

1 Đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong những tình huống nguy hiểm

30 100

2 Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc xử lí các tình huống

30 100

3 Củng cố, ôn luyện các kiến thức trẻ đã được học

24 80

4 Biết được mức độ xử lí các tình huống của trẻ

25 83,3

5 Tăng khả năng tư duy, logic trong việc xử lí các tình huống

30 100

Dựa vào kết quả ở bảng 2.7 chúng ta thấy 100% tất cả các GV đều cho rằng mục đích của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH của trẻ là đảm bảo sự toàn cho trẻ trong những TH nguy hiểm; hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc xử lí TH; tăng khả năng tư duy, logic trong việc xử lí các TH. Khi giải quyết TH, đòi hỏi ở trẻ nhiều kĩ

năng khác nhau, nếu như trong quá trình đó, GV là người biết cách nắm bắt, tạo TH vui nhộn, kích thích được sự chú ý của trẻ thì giúp trẻ phát triển được nhiều mặt khác nhau. Bên cạnh đó mục đích giúp trẻ củng cố, ôn luyện các kiến thức trẻ đã được học chiếm 80% và mục đích biết được mức độ xử lí các TH của trẻ chiếm 83,3%. Dựa vào những mục đích, GV sẽ là người thiết kế các TH sao cho phù hợp với mục đích đặt ra để giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả nhất.

*Khảo sát cách tổ chức, sử dụng TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 2.8 Các hoạt động mà GV đã sử dụng để thực hành các TH nhằm phát triển

KNTH.

STT Các hoạt động SL TỈ LỆ %

1 Hoạt động đón và trẻ 0 0

2 Hoạt động học 4 13,3

3 Hoạt động vui chơi 12 40

4 Hoạt động ngoài trời 14 46,7

5 Hoạt động khác 0 0,

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.8 cho chúng ta thấy việc phát triển KNTH cho trẻ chủ yếu được thực hành vào hoạt động ngoài trời (46,7%), hoạt động vui chơi (40%), bên cạnh đó cũng được phát triển thông qua hoạt động học (13,3%).

Đây là những hoạt động chủ đạo ở trường mầm non nhằm cung cấp kiến thức, giúp trẻ rèn luyện và phát triển các KNTH một cách có hiệu quả. Việc lựa chọn khung giờ để cho trẻ được thực hành các kĩ năng cũng là một trong những vấn đề quan trọng cho GV khi thiết kế TH.

Như chúng ta biết “học mà chơi, chơi mà học” là đặc thù của trẻ mầm non. Vì vậy, khả năng tập trung, chý ý của trẻ còn chưa phát triển mạnh. Nếu như trong quá trình giúp trẻ phát triển KNTH, người GV không biết cách lựa thời gian cho hợp lí để tổ chức tiến hành TH, thì việc giúp trẻ phát triển KNTH sẽ không đạt được hiệu quả tốt.

Bảng 2.9 Các cách tiến hành tổ chức các TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.

STT Các cách tổ chức SL TỈ LỆ %

1 Tổ chức như một hoạt động dạy học 15 50

2 Lồng ghép, tích hợp vào mọi lúc, mọi nơi 30 100

3 Cách khác 0 0

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.9 chúng ta thấy rằng 100% các GV cho rằng việc giúp trẻ phát triển KNTH thường được lồng ghép, tích hợp mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó 50% GV thường tiến hành giúp trẻ phát triển KNTH thông qua hoạt động dạy học. Như chúng ta biết, việc giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng không phải là ngày một ngày hai là trẻ có thể thành thạo được, mà cần phải trải qua quá trình luyện tập nhiều lần như vậy mới có thể trở thành kĩ năng, kĩ xảo. Chúng ta cần cho trẻ thực hành, trải nghiệm nhiều lần như vậy, trẻ mới có thể xử lí nhanh nếu như gặp TH nguy hiểm trong cuộc sống.

Bảng 2.10 Vai trò của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ.

STT Vai trò SL TỈ LỆ %

1 Rất quan trọng 25 83,3

2 Quan trọng 5 16,7

3 Không quan trọng 0 0

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.10 chúng ta thấy rằng việc thiết kế TH thoát hiểm nhằm giúp trẻ phát triển KNTH được các GV đặc biệt quan tâm. 83,3% GVMN cho rằng việc thiêt kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH là rất quan trọng. 16,7% GV cho rằng việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH của trẻ là quan trọng. Việc giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH thoát hiểm là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống. Để giúp trẻ phát triển KNTH cần phải trải qua một thời gian dài, luyện tập thường xuyên, như vậy khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong cuộc sống trẻ mới có thể ứng phó một cách nhanh chóng.

Để có được một TH trọn vẹn thì chúng ta cần phải trải qua quá trình thiết kế. Theo kết quả thể hiện trong phiếu khảo sát, thì mỗi GV đều có thể thiết kế theo một quy trình khác nhau, nhưng lại có chung một mục đích giúp trẻ phát triển KNTH.

Dưới đây là một số quy trình thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi của GV

*Quy trình 1:

- Bước 1: Dựa vào tính cấp thiết của thực tiễn của vấn đề và tình huống lớp học. - Bước 2: Thiết kế bài dạy theo khả năng xử lí các TH của trẻ.

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)