STT Mục đích SL TỈ LỆ %
1 Đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong những tình huống nguy hiểm
30 100
2 Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc xử lí các tình huống
30 100
3 Củng cố, ôn luyện các kiến thức trẻ đã được học
24 80
4 Biết được mức độ xử lí các tình huống của trẻ
25 83,3
5 Tăng khả năng tư duy, logic trong việc xử lí các tình huống
30 100
Dựa vào kết quả ở bảng 2.7 chúng ta thấy 100% tất cả các GV đều cho rằng mục đích của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH của trẻ là đảm bảo sự toàn cho trẻ trong những TH nguy hiểm; hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc xử lí TH; tăng khả năng tư duy, logic trong việc xử lí các TH. Khi giải quyết TH, đòi hỏi ở trẻ nhiều kĩ
năng khác nhau, nếu như trong quá trình đó, GV là người biết cách nắm bắt, tạo TH vui nhộn, kích thích được sự chú ý của trẻ thì giúp trẻ phát triển được nhiều mặt khác nhau. Bên cạnh đó mục đích giúp trẻ củng cố, ôn luyện các kiến thức trẻ đã được học chiếm 80% và mục đích biết được mức độ xử lí các TH của trẻ chiếm 83,3%. Dựa vào những mục đích, GV sẽ là người thiết kế các TH sao cho phù hợp với mục đích đặt ra để giúp trẻ phát triển KNTH một cách có hiệu quả nhất.
*Khảo sát cách tổ chức, sử dụng TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 2.8 Các hoạt động mà GV đã sử dụng để thực hành các TH nhằm phát triển
KNTH.
STT Các hoạt động SL TỈ LỆ %
1 Hoạt động đón và trẻ 0 0
2 Hoạt động học 4 13,3
3 Hoạt động vui chơi 12 40
4 Hoạt động ngoài trời 14 46,7
5 Hoạt động khác 0 0,
Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.8 cho chúng ta thấy việc phát triển KNTH cho trẻ chủ yếu được thực hành vào hoạt động ngoài trời (46,7%), hoạt động vui chơi (40%), bên cạnh đó cũng được phát triển thông qua hoạt động học (13,3%).
Đây là những hoạt động chủ đạo ở trường mầm non nhằm cung cấp kiến thức, giúp trẻ rèn luyện và phát triển các KNTH một cách có hiệu quả. Việc lựa chọn khung giờ để cho trẻ được thực hành các kĩ năng cũng là một trong những vấn đề quan trọng cho GV khi thiết kế TH.
Như chúng ta biết “học mà chơi, chơi mà học” là đặc thù của trẻ mầm non. Vì vậy, khả năng tập trung, chý ý của trẻ còn chưa phát triển mạnh. Nếu như trong quá trình giúp trẻ phát triển KNTH, người GV không biết cách lựa thời gian cho hợp lí để tổ chức tiến hành TH, thì việc giúp trẻ phát triển KNTH sẽ không đạt được hiệu quả tốt.
Bảng 2.9 Các cách tiến hành tổ chức các TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.
STT Các cách tổ chức SL TỈ LỆ %
1 Tổ chức như một hoạt động dạy học 15 50
2 Lồng ghép, tích hợp vào mọi lúc, mọi nơi 30 100
3 Cách khác 0 0
Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 2.9 chúng ta thấy rằng 100% các GV cho rằng việc giúp trẻ phát triển KNTH thường được lồng ghép, tích hợp mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó 50% GV thường tiến hành giúp trẻ phát triển KNTH thông qua hoạt động dạy học. Như chúng ta biết, việc giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng không phải là ngày một ngày hai là trẻ có thể thành thạo được, mà cần phải trải qua quá trình luyện tập nhiều lần như vậy mới có thể trở thành kĩ năng, kĩ xảo. Chúng ta cần cho trẻ thực hành, trải nghiệm nhiều lần như vậy, trẻ mới có thể xử lí nhanh nếu như gặp TH nguy hiểm trong cuộc sống.