Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 39 - 44)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

biết làm thế nào để phòng các mối nguy hiểm. Vậy nên việc dạy kĩ năng sống cũng như kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi là điều vô cùng cần thiết.

Kĩ năng sống rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nó giúp cho bản thân chúng ta tự bảo vệ mình và có thể hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Trong đó có kĩ năng thoát hiểm, đây là một loại kĩ năng giúp cho chúng ta có thể thoát ra những tình trạng gây nguy hiểm đến bản thân, cũng như cách để phòng tránh nguy hiểm.

Ở các trường mầm non việc giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi còn nhiều hạn chế, trẻ nhiều lúc còn chưa biết cách để thoát ra các tình trạng gây nguy hiểm cho bản thân, trẻ chưa nhận thức được đó là điều tốt hay xấu. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những kiến thức, rèn luyện và phát triển các kĩ năng thoát hiểm cho trẻ để bảo vệ bản thân trẻ.

Thông qua các hoạt động như hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể cung cấp kiến thức, rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ thông qua việc học mà chơi, chơi mà học. Giúp trẻ tiếp thu kiến thức, các kĩ năng một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Thông qua các hoạt động, giáo viên có thể đưa ra các bài tập, 1 tình huống cụ thể nào đó, cho trẻ tự giải quyết vấn đề dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã có được, sau đó giáo viên sẽ là người chốt lại cách giải quyết tình huống sao cho đúng, cho phù hợp với từng trẻ, cho trẻ lặp đi lặp lại cách giải quyết đó nhiều lần để giúp trẻ dần phát trển được kĩ năng thoát hiểm một cách thuần thục.

1.4.3Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. tuổi.

1.4.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý.

Trong sự phát triển tâm lý của trẻ MN và sự phát triển nhận thức thì KNTH là một yêu cầu hết sức quan trọng. Nhờ vào KNTH, các quá trình tâm lý – nhận thức sẽ thực sự tích cực và hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNTH của trẻ lứa tuổi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp trẻ có rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm ngày càng mạnh mẽ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các quá trình tâm lí ở trẻ em. Bao gồm các yếu tố sau:

Khả năng nhận thức của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và phát triển KNTH cho trẻ. Khi tâm lí của trẻ được hoàn thiện thì nhận thức của trẻ ngày càng rõ hơn, trẻ dần dần ý thức, nhận biết được những việc có thể gây ra nguy hiểm cho mình và những người xung quanh. Quá trình nhận thức giúp trẻ biết được mình cần làm gì khi gặp TH nguy hiểm, cần xử lí như thế nào.

b. Khả năng quan sát:

Quan sát được coi là cơ sở cho sự tiếp nhận thông tin ban đầu để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau của quá trình nhận thức: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Đối với trẻ 5 – 6 tuổi thì khả năng quan sát của trẻ càng ngày càng phát triển. Quan sát giúp trẻ nhìn nhận, đánh giá được TH đó nguy hiểm như thế nào, quan sát xung quanh để tìm hướng giải quyết sao cho phù hợp. Nếu thiếu sự quan sát, trẻ sẽ không giải quyết được TH khi gặp nguy hiểm để có thể thoát ra. Để có thể thoát ra các TH nguy hiểm trẻ cần phải tập trung quan sát, biết đánh giá tình hình, lựa chọn cách thức phù hợp để thoát khỏi những nơi nguy hiểm.

c. Trí nhớ:

Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người. Nó giúp ta giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình. Trẻ 5 – 6 tuổi, khả năng ghi nhớ ngày càng có tính chủ định hơn nhiều so với lứa tuổi bé hơn, trẻ thường nhớ sâu sắc hơn đối với những gì mà chúng quan tâm, gây hứng thú hay gợi cho chúng những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc.

Trong quá trình giải quyết các TH nguy hiểm không thể thiếu được sự tham gia của trí nhớ. Khi giải quyết bất kì TH bất kì nào cũng cần đến sự giúp đỡ của trí nhớ. Bởi vì trong quá trình trẻ giải quyết TH trẻ cần phải sử dụng trí nhớ để huy động vốn kinh nghiệm, kiến thức trẻ đã được học cũng như đã được tìm hiểu trước đây để có thể giải quyết TH. Đồng thời trong quá trình giải quyết TH trẻ cũng phải thường xuyên sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm trẻ đã có để phát triển KNTH, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.

d. Tư duy

Tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi đã được phát triển lên từ tư duy trực quan hình tượng thành tư duy trực quan – sơ đồ và tư duy logic. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động

hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Hoạt động tư duy này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KNTH cho trẻ. Bởi vì, trong quá trình trẻ gặp TH nguy hiểm, trẻ cần phải vận dụng kiến thức, dựa vào tình hình của TH để mà tư duy tìm ra cách giải quyết phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Giúp trẻ dễ dàng quan sát, phân tích, tư duy để giải quyết tình huống khi gặp nguy hiểm.

e. Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, thông qua những gì trẻ đã biết, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Trẻ 5 – 6 tuổi, trí tưởng tượng có thể dựa vào những đối tượng không giống nhau. Tưởng tượng giúp trẻ định hướng dựa trên nhưng hình ảnh của tình huống để tưởng tượng quá trình giải quyết cũng như kết quả mà mình vừa mới đưa ra cách giải quyết. Khi tiếp xúc với TH, trẻ có sự liên tưởng đến những kiến thức mà mình đã có. Cùng với sự tái hiện những hình ảnh đã trông thấy và những hình ảnh đang diễn ra trước mắt, từ đó giúp trẻ dễ dàng tìm ra cách giải quyết TH một cách tốt hơn.

f.Ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với tất cả đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, như trí nhớ, tư duy, … Đối với trẻ 5 – 6 tuổi thì số lượng vốn từ của trẻ đã tăng cao, giúp trẻ có thể học hỏi, khám phá những điều xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, trẻ biết được cách làm thế nào để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài khi bản thân đang gặp TH nguy hiểm. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ có thể xử lí tình huống nhanh hơn, ví dụ như khi trẻ gặp trường hợp thấy có người bị đuối nước thì mình có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhưng để nhờ được sự giúp đỡ của người khác, thì trẻ cần phải có vốn từ ngữ thì trẻ mới có thể diễn đạt được và người khác hiểu thì mới có thể giúp đỡ được. Vì vậy, ngôn ngữ là một trong những đặc điểm tâm lí vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.

G. sức khoẻ

Sức khoẻ của trẻ cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNTH của trẻ. Vì cơ thể của trẻ đang trong quá trình phát triển, nên sức đề kháng cuả trẻ với môi trường xung quanh còn yếu. Nếu như trẻ cảm thấy mệt mỏi thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện và phát triển các KNTH. Có một sức khoẻ tốt thì trải nghiệm, cách xử lí của trẻ sẽ tốt hơn.

➢ Yếu tố gia đình.

Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ con để con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu được. Trong những năm gần đây, cho chúng ta thấy rằng có hàng trăm vụ tại nạn xảy ra ngoài ý muốn do thiếu các kĩ năng thoát hiểm như là bị bắt cóc, bị xâm hại, bị chết trong hỏa hoạn, bị chết khi bị kẹt trong ô tô, ...Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho các phụ huynh cũng như tất cả mọi người. Để có thể tự bảo vệ bản thân trẻ và những người xung quanh tránh khỏi những mối nguy hiểm thì chúng ta cần phải rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Muốn có được kết quả tốt nhất trong định hướng, rèn luyện, phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ phụ huynh phải hiểu rõ con, hiểu rõ những kiến thức giáo dục kỹ năng thoát hiểm cần thiết. Mỗi đứa trẻ đều có sự khác biệt về khả năng, có trẻ sinh ra đã tự tin hơn trẻ khác, có trẻ lại dễ dàng xử lí các tình huống một cách nhanh chóng nhưng cũng có một số trẻ thì lại rụt rè, xử lí các tình huống còn chậm chạp … Bồi dưỡng cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm, những thói quen tốt không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình và phải chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ để bắt đầu mới có kết quả tốt nhất.

Đứa trẻ của chúng ta được sinh ra và lớn lên trong biết bao tình yêu và hy vọng. Khi có một sự việc đáng tiếc nào đó xảy ra gây nguy hại đến sự an toàn của bé, có nhiều phụ huynh tự trách mình rằng tại sao chúng ta không cố gắng trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để con có thể tự cứu mình trước khi được người khác ứng cứu. Có thể có nhiều phụ huynh nghĩ rằng tuổi con mình còn rất nhỏ, không thể tiếp thu những thông tin về kỹ năng thoát hiểm khỏi đám cháy, kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong xe ô tô hoặc những tai nạn khác, nhưng trên thực tế lại khác. Khi bạn cho con tiếp xúc với những tình huống giả định càng sớm, tư duy và kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ càng hình thành và phát triển.

Như chúng ta biết đó, trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể

xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này. Hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ và không mang lại nhiều tác dụng. Vì vậy, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

➢ Yếu tố môi trường mầm non

Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống nói chung và KNTH nói riêng, cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. KNTH giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát triển. Môi trường mầm non là nơi tạo điều kiện, cung cấp kiến thức và rèn luyện giúp trẻ phát triển các kĩ năng thoát hiểm cần thiết. Việc giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng thoát hiểm cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Khi trẻ ở trường, trẻ sẽ được giáo viên cung cấp các kiến thức về kĩ năng thoát hiểm. Khi trẻ trở về gia đình phụ huynh sẽ là người giúp đỡ giáo viên cho trẻ ôn luyện lại những kiến thức trẻ đã được học. Cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.

Môi trường mầm non là nơi giúp trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng cần thiết. Việc cung cấp môi trường phù hợp để trẻ phát triển KNTH là một trong những điều đặc biệt được quan tâm hiện nay.

Về ban giám hiệu: Ban giám hiệu là người cần phải tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển KNTH một cách có hiệu quả như là tăng cường cơ sở vật chất. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá về các TH thoát hiểm nhằm củng cố kiến thức cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện và phát triển KNTH. Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên

môn cho các giáo viên, cung cấp thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo để GV có thể tự mình tìm tòi, học hỏi.

Về giáo viên: GV cần tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức của bản thân về KNTH cùng với vệc nắm bắt rõ từng đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ. Dựa trên những điều kiện đó thiết kế các TH giúp trẻ rèn luyện và phát triển KNTH một cách có hiệu quả nhất.

➢ Yếu tố môi trường xung quanh.

Môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến sự phát triển KNTH cho trẻ 5 –

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)