Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của doanh nghiệp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Bình quân 1 DN Max Min

1 Vốn SXKD 40.382 191.000 4.750

2 Doanh thu bán hàng 26.922,89 67.000 5.600

3 Lợi nhuận trước thuế 778,68 1.450 119,3

4 Thuế TNDN 51,14 150 5

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát doanh nghiệp (2016) Doanh thu bán hàng bình quân năm 2015 của các DN khảo sát đạt 26,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 778,68 triệu đồng. Nhìn chung các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh đang hoạt động khá tốt, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước và địa phương (đóng thuế thu nhập doanh nghiệp), không có doanh nghiệp khảo sát nào bị thua lỗ trong năm 2015. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành chè của tỉnh Hà Giang.

4.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ SHAN TUYẾT TỈNH HÀ GIANG GIÁ TRỊ CHÈ SHAN TUYẾT TỈNH HÀ GIANG

4.2.1. Tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, lựa chọn hai kênh tiêu thụ chè có sự tham gia của doanh nghiệp như sau:

Kênh (1): Hộ trồng chè  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

Kênh (2): Hộ trồng chè  Thu gom  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

Kênh thứ nhất (hộ trồng chè bán trực tiếp cho doanh nghiệp) do các hộ trồng chè Shan tuyết sản xuất theo phương thức truyền thống, gần như không sử dụng hóa chất trong canh tác và hái bằng tay. Tuy nhiên, các hộ kí hợp đồng với doanh nghiệp do thực hiện theo các yêu cầu hướng dẫn kĩ thuật của các doanh nghiệp liên kết nên chất lượng chè búp tươi tốt hơn, được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn các hộ không liên kết để sản xuất chè xanh loại 1, cụ thể:

a. Trường hợp có liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè

Nguồn nguyên liệu chè được doanh nghiệp thu mua từ các hộ liên kết có giá cao hơn so với các hộ không liên kết, tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao hơn, an toàn hơn so với chè nguyên liệu của các hộ không liên kết bởi doanh nghiệp có thể giám sát được toàn bộ quy trình sản xuất, chăm sóc và thu hoạch của các hộ liên kết. Định mức sơ chế, chế biến chè nguyên liệu đạt được 88% chè thành phẩm và 5% chè cám (sản phẩm phụ). Công nghệ sơ chế, chế biến chè của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện nhất định, các máy móc trong nước được dần thay thế bằng công nghệ nhập ngoại đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng các sản phẩm.

Xét trên toàn kênh tiêu thụ này, trên cơ sở quy đổi 1 kg chè khô bằng 4,5 kg chè búp tươi và phân tích VA tính trên 1 kg chè búp tươi thấy rằng: chi phí trung gian ở khâu tiêu thụ đạt cao nhất do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn, chi phí tăng thêm tại khâu tiêu thụ nhỏ nhất và trong khâu chế biến là lớn nhất do các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... Giá trị gia tăng thuần công đoạn sản xuất tạo ra 6.803 đồng (chiếm 19,19%), công đoạn

chế biến tạo ra 4.440 đồng (chiếm 12,53%) và cao nhất là công đoạn tiêu thụ tạo ra 24.204 đồng (chiếm 68,28%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)