Kiến nghị với tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 113)

 Điều chỉnh quy hoạch các cơ sở chế biến chè Shan tuyết trên địa bàn, đảm bảo cân đối giữa sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến, tiến hành phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến.

 Rà soát từng cơ sở chế biến chè Shan tuyết theo các quy định tại Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật. Những cơ sở chế biến không đáp ứng đúng quy chuẩn kĩ thuật, mà trước hết không có vùng nguyên liệu cụ thể thì kiên quyết xử lí theo quy định của pháp luật.

 Ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu chè chất lượng cao, chè hữu cơ.

 Có cơ chế hỗ trợ tín dụng và đầu tư, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn cho doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng cơ sở chế biến.

 Tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất chè sạch, hữu cơ thông qua nhiều kênh thông tin, tập huấn kỹ thuật cho dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang web của tỉnh và của trung ương. Chỉ đạo chặt chẽ quy trình kỹ thuật nhất là về đầu tư chăm sóc, thâm canh để nâng cao năng suất, chú ý từ khâu thu hái, chăm sóc đến khâu chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật.

 Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho ngành chè đã ban hành.

 Nâng cấp và cải thiện chất lượng đường giao thông giúp người dân thuận tiện trong vận chuyển và lưu thông sản phẩm.

 Tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học để thử nghiệm nhiều mô hình trình diễn giống mới, quy trình công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chế biến và đóng gói. Đào tạo nông dân trực tiếp sản xuất chè an toàn từ khâu trồng trọt đến bảo quản, chế biến. Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong quản lý sản xuất ngành chè.

 Chú trọng hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc...đến đầu tư trên địa bàn

tỉnh Hà Giang.

 Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp chế biến vào đầu tư.

 Chính quyền địa phương cần đứng ra để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ giữa người sản xuẩt và các nhà chế biến được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời có các biện pháp nhằm ngăn chặn các tác động xấu từ bên ngoài đối với ngành chè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Tiếng Việt:

1. Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hà Giang (2016). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực quản lí chất lượng ATTP.

2. Chính phủ (2013). Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. 3. Công ty tư vấn quản lí MCG và Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền

núi phía Băc - NOMAFSI (2014). Phân tích chuỗi giá tị chè Shan ở Yên Bái và Điện Biên dưới tác động được dự báo của biến đổi khí hậu.

4. Đặng Thị Lan (2005), Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

5. Dương Bá Phượng (1995), Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXBKhoa học xã hội, , Hà Nội. 6. Hà Xuân Thọ (2016) liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất

cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

7. Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ.

8. Hồng Quảng (2016). Sản xuất hữu cơ - hướng đi bền vững cho cây chè Hà Giang. truy cập trên http://baotintuc.vn//kinh-te/san-xuat-huu-co-huong-di-ben- vung-cho-cay-che-ha-giang-20160707001522695.htm ngày 7/7/2016.

9. Huy Toán (2015). Xã Cao Bồ, hơn 200 cây chè cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam, Nguồn http://baohagiang.vn

10. Nguyễn Công Bình (2009). Quản lý chuỗi cung ứng

11. Nguyễn Đình Chính (2014). Nghiên cứu chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Đề tài khoa học cấp Bộ.

12. Nguyễn Đình Chính và cộng sự (2011). Chuỗi giá trị gà ta bản địa. Đề tài khoa học cấp tỉnh.

13. Nguyễn Thị Thúy (2015). Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế.

14. Nguyễn Tiến Định (2016). Vai trò của hợp tác xã trong tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.

sáng kiến về Doanh nghiệp xã hội và tác động giới trong chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam.

16. Phạm Quốc Trị (2015). Dự án điều tra thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị gia tăng các mặt hàng nông nghiệp chủ lực và đề xuất giải pháp phát triển.

17. Phùng Giang Hải (2012). Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm chè Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Quốc hội (2012). Luật hợp tác xã 2012. Luật số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

19. Quốc hội (2014). Luật doanh nghiệp 2014. Luật số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

20. Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (2015). Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

21. Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (2016). Báo cáo phân tích và kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Hà Giang.

22. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 25/10/2013 về Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

23. Tổ chức SNV (2015). Báo cáo hiện trạng vùng nguyên liệu và đề xuất phân vùng nguyên liệu sản xuất chè tỉnh Hà Giang.

24. Trần Đại Nghĩa (2011). Liên kết nông dân - doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn tại Việt Nam.

25. Trần Tiến Khai (2011). Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp - bài giảng 18, Chương trình giảng dạy kinh tế fullbright.

26. UBND tỉnh Hà Giang (2015). Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2015). Báo cáo tổng kết sản xuất nông lâm

nghiệp năm 2015. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2016.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2016). Kế hoạch triển khai áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên diện tích chè tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020. Tài Liệu Tiếng Anh:

29. Eaton, Charles and Andrew W. Shepherd (2001). Contract Farming Parnership for Growth, FAO Agricultural Services Bullentin

30. Gary Gereffi (2005), The governance of global value chains

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng hợp diện tích, sản lượng chè phân theo các huyện năm 2015

Chỉ tiêu Tổng diện tích (ha) Diện tích trồng mới (ha) Diện tích Kinh doanh (ha) Sản lượng chè búp tươi (tấn) Tổng diện tích 20.890,7 442,5 18.109,4 68.714,1 T.phố 245,4 221,9 561,4 Mèo Vạc 60,0 38,4 65,2 Đồng Văn 200,8 153,3 250,4 Yên Minh 1.155,4 1.056,4 2.128,6 Quản Bạ 252,0 252,0 529,2 Bắc Mê 562,0 1,0 470,0 1.034,5 Hoàng Su Phì 4.256,7 67,0 3.488,07 11.730,4 Xín Mần 2.122,3 67,4 1.909,4 6.396,6 Vị Xuyên 3.544,9 60,9 3.304,7 12.511,6 Bắc Quang 5.695,6 138,8 5.098,9 25.596,5 .Quang Bình 2.795,7 107,4 2.103,64 7.909,7

Phụ lục 2: Phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang

Kênh (1): hộ trồng chè  doanh nghiệp chế biến  Bán lẻ  người tiêu dùng trong nước

Kênh (2): hộ trồng chè  thu gom  doanh nghiệp chế biến  Bán lẻ 

người tiêu dùng trong nước.

Giá trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi tạo ra được tính trên cơ sở 1 kg chè xanh tươi loại 1 (1 tôm 2 lá) và hệ số quy đổi là 4,5 kg chè búp tươi bằng 1 kg chè khô. Giá chè búp loại 1 tươi dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy thuộc vào doanh nghiệp bán cho tác nhân nào, có hỗ trợ, ứng trước đầu vào sản xuất hay không.

Kênh thứ nhất (hộ trồng chè bán trực tiếp cho doanh nghiệp) do các hộ trồng chè Shan tuyết sản xuất theo phương thức truyền thống, gần như không sử dụng hóa chất trong canh tác và hái bằng tay. Tuy nhiên, các hộ kí hợp đồng với doanh nghiệp do thực hiện theo các yêu cầu hướng dẫn kĩ thuật của các doanh nghiệp liên kết nên chất lượng chè búp tươi tốt hơn, được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn các hộ không liên kết để sản xuất chè xanh loại 1, cụ thể:

a. Trường hợp có liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè

Nguồn nguyên liệu chè được doanh nghiệp thu mua từ các hộ liên kết có giá cao hơn so với các hộ không liên kết, tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao hơn, an toàn hơn so với chè nguyên liệu của các hộ không liên kết bởi doanh nghiệp có thể giám sát được toàn bộ quy trình sản xuất, chăm sóc và thu hoạch của các hộ liên kết. Định mức sơ chế, chế biến chè nguyên liệu đạt được 88% chè thành phẩm và 5% chè cám (sản phẩm phụ). Công nghệ sơ chế, chế biến chè của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện nhất định, các máy móc trong nước được dần thay thế bằng công nghệ nhập ngoại đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng các sản phẩm.

Đối với tác nhân sản xuất (hộ), giá bán chè búp tươi của hộ liên kết được các doanh nghiệp thu mua với giá bình quân 14.033 đồng/kg. Tuy nhiên, do mất nhiều công thu hái chè nên chi phí tăng thêm của hộ tương đối cao là 6.250 đồng/kg chè búp tươi. Các chi phí trung gian 980 đồng (chỉ chiếm 7% tổng giá trị sản xuất) do hộ chỉ thực hiện đốn chè còn hầu như việc bón phân, phun thuốc đối

với chè Shan tuyết rất hạn chế mặc dù được doanh nghiệp hỗ trợ, ứng trước vật tư đầu vào. Giá trị gia tăng thuần do hộ tạo ra chỉ còn 6.803 đồng (chiếm 48,48% tổng giá trị sản xuất).

Mỗi hộ có diện tích chè bình quân 7.400 m2 đất trồng chè với năng suất bình quân đạt 3,9 tấn chè búp tươi/ha sẽ cho thu nhập bình quân khoảng 20 triệu đồng/hộ/ năm.

Bảng 1. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi khâu sản xuất khi liên kết

TT Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu

(đồng) (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*** Tổng giá trị sản xuất (GO) 14.033 100,00

I Chi phí trung gian (IC) 980 6,98

II Giá trị gia tăng thô 13.053 93,02

III Chi phí tăng thêm 6.250 44,54

IV Giá trị gia tăng thuần (NVA) 6.803 48,48

Nguồn: số liệu điều tra, 2016 Công đoạn chế biến do các doanh nghiệp thực hiện, chè búp tươi nguyên liệu sau khi được các doanh nghiệp tập kết tại các điểm cân của doanh nghiệp được vận chuyển về các nhà máy chế biến để chế biến ngay trong ngày nhằm đảm bảo chất lượng. Tổng giá trị sản xuất (GO) được tính trên 1 kg chè búp tươi quy đổi từ thành phẩm chè khô của doanh nghiệp với mức giá chè xanh loại 1 được doanh nghiệp bán ra bình quân 142.500 đồng /kg chè xanh khô (tương đương với giá 31.666 đồng/kg chè búp tươi). Chi phí trung gian là 20.166 đồng, trong đó chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm 69,59% tổng chi phí, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 20%, chi phí nguyên phụ liệu chiếm khoảng 10,41%. Các doanh nghiệp tập trung nhiều vào khâu quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu sản phẩm nên chi phí tăng thêm của các doanh nghiệp cũng khá cao 7.060 đồng (chiếm 22,3% tổng GO). Giá trị gia tăng thuần (NVA) của doanh nghiệp chỉ đạt được 4.440 đồng.

Bảng 2. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi khâu chế biến khi liên kết

TT Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu

(đồng) (%)

*** Tổng giá trị sản xuất (GO) 31666 100,00

I Chi phí trung gian (IC) 20166 63,68

II Giá trị gia tăng thô 11500 36,32

III Chi phí tăng thêm 7060 22,30

IV Giá trị gia tăng thuần (NVA) 4440 14,02

Nguồn: số liệu điều tra, 2016 Công đoạn tiêu thụ, do các nhà bán lẻ phân phối sau khi lấy chè thành phẩm đã đóng gói từ các doanh nghiệp với giá bán bình quân khoảng 270.000 đồng/kg (tương đương với 60.000 đồng /kg chè búp tươi). Do đó, chi phí trung gian của tác nhân bán lẻ không phát sinh chi phí mà chỉ gồm giá vốn hàng bán 31.666 đồng (chiếm 52,78% GO). Chi phí tăng thêm của tác nhân bán lẻ cũng chỉ ở mức thấp 4.130 đồng (chiếm 6,88% GO) do phải chi vào việc bán hàng, chi phí mở quầy... Giá trị gia tăng thuần (NVA) tác nhân bán lẻ đạt được là 24.204 đồng (chiếm 40,34% GO).

Bảng 3. Hạch toán VA chè xanh Shan tuyết khâu tiêu thụ khi liên kết

TT Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu

(đồng) (%)

*** Tổng giá trị sản xuất (GO) 60000 100,00

I Chi phí trung gian (IC) 31666 52,78

II Giá trị gia tăng thô 28334 47,22

III Chi phí tăng thêm 4130 6,88

IV Giá trị gia tăng thuần (NVA) 24204 40,34

Nguồn: số liệu điều tra, 2016 Xét trên toàn kênh, trên cơ sở quy đổi 1 kg chè khô bằng 4,5 kg chè búp tươi và phân tích VA tính trên 1 kg chè búp tươi thấy rằng: chi phí trung gian ở khâu tiêu thụ đạt cao nhất do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn, chi phí tăng thêm tại khâu tiêu thụ nhỏ nhất và trong khâu chế biến là lớn nhất do các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... Giá trị gia

tăng thuần công đoạn sản xuất tạo ra 6.803 đồng (chiếm 19,19%), công đoạn chế biến tạo ra 4.440 đồng (chiếm 12,53%) và cao nhất là công đoạn tiêu thụ tạo ra 24.204 đồng (chiếm 68,28%).

Bảng 4. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi toàn kênh (1) khi liên kết

TT Chỉ tiêu

Công đoạn

Tổng cả kênh Sản xuất Chế biến Tiêu thụ

Hộ sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất DN Bán lẻ

1 Tổng giá trị sản xuất 14.033 31.666 60.000 105.699

2 Chi phí trung gian (IC) 980 20.166 31.666 52.812

3 Giá trị gia tăng thô 13.053 11.500 28.334 52.887

4 Chi phí tăng thêm 6.250 7.060 4.130 17.440

5 Giá trị gia tăng thuần (NVA) 6.803 4.440 24.204 35.447

6 Tỷ lệ giá trị gia tăng thuần (%) 19.19 12.53 68.28 100

Nguồn: số liệu điều tra, 2016 b. Trường hợp không có liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè

Chè nguyên liệu được doanh nghiệp thu mua từ các hộ tự do theo giá cả thị trường sau đó phân loại và chế biến, giá thu mua chè nguyên liệu của doanh nghiệp đối với các hộ tự do thường thấp hơn so với các hộ liên kết, bên cạnh đó, các hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp còn phải vận chuyển chè đến nhà máy của doanh nghiệp để bán nên lợi nhuận giảm đi. Giả sử với định mức sơ chế, chế biến chè nguyên liệu đạt được 88% chè thành phẩm và 5% chè cám (sản phẩm phụ).

Đối với tác nhân sản xuất (hộ tự do), giá bán chè búp tươi của hộ được các doanh nghiệp thu mua với giá bình quân 11.500 đồng/kg. Tuy nhiên, các hộ tư do vẫn mất nhiều công thu hái chè (vì là chè búp nên phải hái bằng tay) nên chi phí tăng thêm của hộ khá cao là 6.250 đồng/kg chè búp tươi. Các chi phí trung gian 880 đồng do hộ chỉ thực hiện đốn chè mà không bón phân, phun thuốc. Giá trị gia tăng thuần do hộ tạo ra chỉ còn 4.370 đồng (chiếm 38% tổng giá trị sản xuất).

Mỗi hộ có diện tích chè bình quân 6.422 m2 đất trồng chè với năng suất bình quân đạt 3,8 tấn chè búp tươi/ha sẽ cho thu nhập bình quân khoảng 10,7 triệu đồng/hộ/ năm.

Bảng 5. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi khâu sản xuất khi không liên kết

TT Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu

(đồng) (%)

*** Tổng giá trị sản xuất (GO) 11.500 100,00

I Chi phí trung gian (IC) 880 7,65

II Giá trị gia tăng thô 10.620 92,35

III Chi phí tăng thêm 6.250 54,35

IV Giá trị gia tăng thuần (NVA) 4.370 38,00

Nguồn: số liệu điều tra, 2016 Công đoạn chế biến vẫn do các doanh nghiệp thực hiện. Chè búp tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 113)