Tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 68 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết

4.2.1. Tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, lựa chọn hai kênh tiêu thụ chè có sự tham gia của doanh nghiệp như sau:

Kênh (1): Hộ trồng chè  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

Kênh (2): Hộ trồng chè  Thu gom  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

Kênh thứ nhất (hộ trồng chè bán trực tiếp cho doanh nghiệp) do các hộ trồng chè Shan tuyết sản xuất theo phương thức truyền thống, gần như không sử dụng hóa chất trong canh tác và hái bằng tay. Tuy nhiên, các hộ kí hợp đồng với doanh nghiệp do thực hiện theo các yêu cầu hướng dẫn kĩ thuật của các doanh nghiệp liên kết nên chất lượng chè búp tươi tốt hơn, được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn các hộ không liên kết để sản xuất chè xanh loại 1, cụ thể:

a. Trường hợp có liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè

Nguồn nguyên liệu chè được doanh nghiệp thu mua từ các hộ liên kết có giá cao hơn so với các hộ không liên kết, tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao hơn, an toàn hơn so với chè nguyên liệu của các hộ không liên kết bởi doanh nghiệp có thể giám sát được toàn bộ quy trình sản xuất, chăm sóc và thu hoạch của các hộ liên kết. Định mức sơ chế, chế biến chè nguyên liệu đạt được 88% chè thành phẩm và 5% chè cám (sản phẩm phụ). Công nghệ sơ chế, chế biến chè của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện nhất định, các máy móc trong nước được dần thay thế bằng công nghệ nhập ngoại đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng các sản phẩm.

Xét trên toàn kênh tiêu thụ này, trên cơ sở quy đổi 1 kg chè khô bằng 4,5 kg chè búp tươi và phân tích VA tính trên 1 kg chè búp tươi thấy rằng: chi phí trung gian ở khâu tiêu thụ đạt cao nhất do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn, chi phí tăng thêm tại khâu tiêu thụ nhỏ nhất và trong khâu chế biến là lớn nhất do các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... Giá trị gia tăng thuần công đoạn sản xuất tạo ra 6.803 đồng (chiếm 19,19%), công đoạn

chế biến tạo ra 4.440 đồng (chiếm 12,53%) và cao nhất là công đoạn tiêu thụ tạo ra 24.204 đồng (chiếm 68,28%).

Bảng 4.5. Hạch toán VA trên 1kg chè búp tươi Shan tuyết toàn kênh (1) khi liên kết khi liên kết ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Công đoạn Tổng cả kênh Sản xuất Chế biến Tiêu thụ

Hộ sản

xuất DN Bán lẻ

1 Tổng giá trị sản xuất 14.033 31.666 60.000 105.699

2 Chi phí trung gian (IC) 980 20.166 31.666 52.812

3 Giá trị gia tăng thô 13.053 11.500 28.334 52.887

4 Chi phí tăng thêm 6.250 7.060 4.130 17.440

5 Giá trị gia tăng thuần (NVA) 6.803 4.440 24.204 35.447 6 Tỷ lệ giá trị gia tăng thuần (%) 19.19 12.53 68.28 100 Nguồn: số liệu điều tra (2016) (Phân tích chi tiết giá trị gia tăng mặt hàng chè xanh Shan tuyết trong từng công đoạn tham khảo thêm ở phụ lục 02).

b. Trường hợp không có liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè

Chè nguyên liệu được doanh nghiệp thu mua từ các hộ tự do theo giá cả thị trường sau đó phân loại và chế biến, giá thu mua chè nguyên liệu của doanh nghiệp đối với các hộ tự do thường thấp hơn so với các hộ liên kết, bên cạnh đó, các hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp còn phải vận chuyển chè đến nhà máy của doanh nghiệp để bán nên lợi nhuận giảm đi.

Xét trên toàn kênh tiêu thụ này, trên cơ sở quy đổi 1 kg chè khô bằng 4,5 kg chè búp tươi và phân tích VA tính trên 1 kg chè búp tươi thấy rằng: chi phí trung gian ở khâu tiêu thụ đạt cao nhất do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn, chi phí tăng thêm tại khâu tiêu thụ nhỏ nhất và trong khâu chế biến là lớn nhất do các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... nhưng giá trị gia tăng thuần công đoạn sản xuất tạo ra 4.370 đồng (chiếm 14,05 %), công đoạn chế biến tạo ra 2.066 đồng (chiếm 6,64 %) và cao nhất là công đoạn tiêu thụ tạo ra 24.667 đồng (chiếm 79,31%).

Bảng 4.6. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi Shan tuyết toàn kênh (1) khi không liên kết

ĐVT: đồng

TT Chỉ tiêu

Công đoạn

Tổng cả kênh Sản xuất Chế biến Tiêu thụ

Hộ sản

xuất DN Bán lẻ

1 Tổng giá trị sản xuất 11.500 26.759 55.556 93.815

2 Chi phí trung gian (IC) 880 17.633 26.759 45.272

3 Giá trị gia tăng thô 10.620 9.126 28.797 48.543

4 Chi phí tăng thêm 6.250 7.060 4.130 17.440

5 Giá trị gia tăng thuần (NVA) 4.370 2.066 24.667 31.103 6 Tỷ lệ giá trị gia tăng thuần (%) 14,05 6,64 79,31 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) (Phân tích chi tiết giá trị gia tăng mặt hàng chè xanh Shan tuyết trong từng công đoạn tham khảo thêm ở phụ lục 02).

Kênh thứ hai (hộ trồng chè bán cho doanh nghiệp thông qua thu gom) do các hộ trồng chè không liên kết với doanh nghiệp nên các hộ chỉ thu hái và bán cho các hộ thu gom trên địa bàn theo giá cả thị trường, thanh toán tiền mặt. Sau đó các hộ thu gom tập kết các loại chè nguyên liệu, phân loại và bán lại cho một số doanh nghiệp chế biến ăn chênh lệch. Do đó, giá bán chè của hộ cho thu gom thấp hơn so với việc các hộ bán thẳng cho doanh nghiệp. Giả sử với cùng định mức sơ chế, chế biến chè nguyên liệu như trên.

Xét trên toàn kênh tiêu thụ, trên cơ sở quy đổi 1 kg chè khô bằng 4,5 kg chè búp tươi và phân tích VA tính trên 1 kg chè búp tươi thấy rằng: Giá trị gia tăng thuần công đoạn sản xuất tạo ra 4.467 đồng (chiếm 13,33 %), công đoạn thu gom tạo ra 380 đồng (chiếm 1,13%); công đoạn chế biến tạo ra 1.694 đồng (chiếm 5,05%) và cao nhất là công đoạn tiêu thụ tạo ra 26.982 đồng (chiếm 80,49%).

(Phân tích chi tiết giá trị gia tăng mặt hàng chè xanh Shan tuyết trong từng công đoạn tham khảo thêm ở phụ lục 02).

Qua bảng phân tích giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong hai kênh tiêu thụ ở trên có thể thấy rằng:

Bảng 4.7. Hạch toán VA trên 1 kg chè búp tươi Shan tuyết toàn kênh (2) ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Công đoạn Tổng cả kênh Sản xuất Thu gom Chế biến Tiêu thụ Hộ sản xuất Cơ sở/hộ DN Bán lẻ 1 Tổng giá trị sản xuất 10.817 11.500 24.444 55.556 102.237 2 Chi phí trung gian (IC) 1.100 11.000 16.600 24.444 53.144

3 Giá trị gia tăng thô 9.717 500 7.844 31.112 49.093

4 Chi phí tăng thêm 5.250 120 6.150 4.130 15.650

5 Giá trị gia tăng thuần (NVA) 4.467 380 1.694 26.982 33.443 6 Tỷ lệ giá trị gia tăng thuần (%) 13,33 1,13 5,05 80,49 100 Nguồn: số liệu điều tra (2016) Giá bán chè búp tươi của các hộ liên kết cao hơn các hộ trồng chè tự do bởi giữa các hộ liên kết và doanh nghiệp đã có các thỏa thuận theo hợp đồng, các doanh nghiệp cam kết giá tối thiểu, hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra cho các hộ liên kết, theo đó, các hộ phải sản xuất đúng theo quy trình canh tác, phun thuốc, thu hái, bảo quản của doanh nghiệp để có được nguồn nguyên liệu chất lượng nhất. Trong khi đó, các hộ trồng chè tự do sản xuất không theo kế hoạch, việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV là điều khó tránh khỏi, bên cạnh đó, việc mua bán tự do, giá cả thỏa thuận theo thị trường... nên giá chè búp tươi của các hộ này ở mức thấp hơn.

Giá thu mua chè búp tươi nguyên liệu của tác nhân thu gom cho hộ thấp hơn giá mà các doanh nghiệp thu mua của các hộ không liên kết, bởi các hộ muốn bán trực tiếp cho doanh nghiệp phải vận chuyển đến tận nhà máy, phát sinh chi phí lớn. Do đó các hộ liên kết ít khi bán chè ra ngoài mà yên tâm sản xuất, tuân thủ các cam kết với doanh nghiệp.

Trong sản xuất, giá trị gia tăng do hộ trồng chè có tham gia liên kết với doanh nghiệp tạo ra được 6.803 đồng/kg chè búp tươi, trong khi các hộ không liên kết với doanh nghiệp chỉ tạo ra 4.370 đồng/kg ở chuỗi (1) và 4.467 đồng/kg ở chuỗi (2). Bên cạnh đó, giá bán chè búp tươi bình quân của hộ có hợp đồng bán trực tiếp với doanh nghiệp cũng cao hơn so với các hộ trồng chè bán cho doanh nghiệp (không hợp đồng) và bán cho thu gom theo giá thị trường. Qua đó thấy rằng, giá trị gia tăng của hộ trồng chè được tăng lên khi các hộ có sự liên kết, hợp

tác với doanh nghiệp hay doanh nghiệp có vai trò nâng cao giá trị gia tăng của hộ trong chuỗi.

Bảng 4.8. Vai trò tạo ra giá trị gia tăng của doanh nghiệp (tính trên 1 kg chè Shan tuyết búp tươi) (tính trên 1 kg chè Shan tuyết búp tươi)

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Kênh (1)* Kênh (2)** Có hợp đồng Không có HĐ Không có HĐ Giá trị gia tăng thuần do hộ

trồng chè tạo ra trong sản xuất đồng 6.803 4.370 4.467

Giá bán chè búp tươi BQ của hộ đồng 14.033 11.500 10.817

Giá trị gia tăng thuần do hộ thu

gom tạo ra đồng 0 0 380

Giá trị gia tăng thuần do DN tạo

ra trong chế biến đồng 4.440 2.066 1.694

Giá trị gia tăng do tác nhân tiêu

thụ (bán lẻ) tạo ra đồng 24.204 24.667 26.982

Ý kiến của hộ về thu nhập tăng

lên khi liên kết với DN % 86,67 0 0

Ý kiến của hộ về chi phí giảm đi

khi liên kết với DN % 73,33 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm (2016)

Ghi chú:

* : Hộ bán chè nguyên liệu trực tiếp cho doanh nghiệp; **: Hộ bán chè nguyên liệu cho thu gom

Trong chế biến, giá trị gia tăng do doanh nghiệp trực tiếp tạo ra trong hai chuỗi cũng có sự khác biệt rõ rệt. Khi doanh nghiệp kí kết hợp đồng với hộ trồng chè, giá trị gia tăng thuần (NVA) do doanh nghiệp tạo ra đạt 4.440 đồng/kg nhưng khi không có hợp đồng, NVA do doanh nghiệp tạo ra chỉ còn 2.066 đồng/kg ở chuỗi (1) và 1.694 đồng/kg ở chuỗi (2). Có thể thấy rằng, khi không liên kết, vai trò tạo ra giá trị gia tăng trong chế biến của doanh nghiệp giảm đi.

Trong tiêu thụ, giá trị gia tăng do tác nhân bán lẻ tạo ra có sự khác biệt ở hai chuỗi. Ở kênh (1), tác nhân bán lẻ tạo ra 24.204 đồng/kg khi doanh nghiệp kí hợp đồng với hộ nhưng lại tạo ra 24.667 đồng/kg khi doanh nghiệp không kí hợp

đồng với hộ hay ở kênh (2), tác nhân bán lẻ tạo ra được 26.982 đồng/kg. Qua đó có thể thấy rằng, khi hộ không kí hợp đồng với doanh nghiệp chế biến, giá trị gia tăng của chuỗi sẽ chủ yếu do tác nhân tiêu thụ tạo ra.

Phản hồi của 25% số hộ liên kết với doanh nghiệp cũng cho thấy, 86,67% số hộ đánh giá thu nhập của hộ tăng lên khi tham gia liên kết với doanh nghiệp và 73,33% ý kiến cho rằng một số loại chi phí của hộ giảm đi khi hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp. Tóm lại, doanh nghiệp có vai trò tạo ra giá trị gia tăng trực tiếp ở khâu chế biến và có vai trò hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng cho người sản xuất thông qua ký kết hợp đồng cũng như phân phối lại giá trị gia tăng trong toàn chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 68 - 73)