Tình hình phát triển cây chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 35 - 38)

hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Cây chè trồng một lần có thể thu hoạch từ 30 – 40 năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc của con người. Chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu cao, thị trường tiêu dùng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.

Giá trị chè trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây khá ổn định, bình quân từ 1200 – 1900 USD/ tấn chè đen và từ 200 – 300 USD/ tấn chè xanh, chè vàng. Chè của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, Thị trường Châu Á: bao gồm các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Iran, Irắc, Cooet, Ả Rập Thống Nhất… các nước này chủ yếu nhập chè xanh và chè đen. Thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ có nhu cầu nhập khẩu chè đen với khối lượng lớn (Bộ Công thương, 2013).

Chè là cây trồng không tranh chấp về đất đai với cây lương thực, trồng chè có tác dụng phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn. Phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du miền núi có tác dụng thu hút và điều hòa lao động trong phạm vi cả nước. Cây chè góp phần công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng cao, giúp cho trung du miền núi tiến kịp miền xuôi về kinh tế – xã hội.

Theo số liệu thống kê năm 2016 của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có có khoảng 133,4 nghìn ha diện tích trồng chè với năng suất bình quân đạt 86,9 tạ/ha tấn.sản lượng 1.025,2 nghìn tấn, diện tích ổn định, năng suất tăng gần 1 tạ/ha, sản lượng tăng 12,3 nghìn tấn so với năm 2015. Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến (Bộ NN&PTNT, 2016).

Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia. Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc,

Inđônêxia, Mỹ… (Bộ Công thương, 2013).

Theo báo cáo khái quát chung về cây chè của Công ty nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam cập nhật năm 2016, ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính như:

Vùng chè Tây Bắc: chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu, Giống chè chủ yếu là giống chè Shan ( Chiếm trên 80% diện tích) còn lại là chè Trung du ( khoảng 10 % diện tích) và các giống chè khác.

Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai, chè được trồng tập trung dưới các hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè chủ yếu là chè Trung Du và một phần chè Shan.

Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Nội. Trong đó tỉnh Thái Nguyên có diện tích trồng chè gần 21,2 nghìn ha, đứng thứ 2 trong cả nước, năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn/năm.

Vùng chè miền Trung: gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam với tổng diện tích trên 5 nghìn ha.

Vùng chè Tây Nguyên: chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc, riêng Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với khoảng 24 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước; sản lượng chè búp tươi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá trị xuất khẩu.

Chè Shan được trồng chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Yên Bái. Trong đó, chè Shan tuyết thuộc loại chè Shan lá to và được trồng ở độ cao 600 m trên mực nước biển. Sản phẩm chè Shan tuyết chủ yếu được tiêu thụ trong nước, một phần nhỏ xuất khẩu sang Trung Quốc, Anh, Đức và Pakistan (MCG và NOMAFSI, 2014). Những cây chè Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi được tìm thấy ở độ cao 1000 m so với mực nước biển tại Cao Bồ, huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì (Hà Giang), huyện Bắc Hà, Bát Xát (Lào Cai), Tủa Chùa (Điện Biên) và Khu Phình Hồ, Suối Giàng (Yên Bái). Búp chè Shan thường lớn hơn các loại chè khác và được bao phủ một lớp màu xám trắng trông như tuyết phủ nên được đặt tên là Shan tuyết. Tại những vùng này, cây chè Shan tuyết chủ yếu được bà con đồng bào dân tộc thiểu số

canh tác và thu hoạch hoàn toàn thủ công nên được coi là dòng sản phẩm sạch, hữu cơ ngoài có giá trị kinh tế còn có giá trị về văn hóa và tinh thần cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 35 - 38)