Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 42)

3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lí

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, tổng diện tích tự nhiên là 7.929,48 km2. Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc có đường biên giới tiếp giáp dài 277,52 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2.

 Đặc điểm địa hình

Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%.

 Khí hậu, thủy văn

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại

mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 1). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.

 Tài nguyên thiên nhiên * Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận....), cây công nghiệp (chè, cà phê....), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm....).

* Tài nguyên khoáng sản

Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý...

Sắt ở dạng manhetit - hematit - sunfua đã từng thấy ở Tùng Bá - Bắc Mê. Cũng ở khu vực này còn có mỏ chì - kẽm. Ở vùng Đông nam vòm nâng sông Chảy đã phát hiện các mỏ và điểm quặng mangan. Ơ Bắc Quang đã gặp các điểm quặng đồng (Cu - Ni) có nguồn gốc măcma. Ở khu vực từ Cao Bồ đến Việt Lâm có nhiều mạch quặng đa kim - vàng. Đồng thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng nguồn là nơi có nhiều vàng sa khoáng.

* Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước. Theo niên giám thống kê năm 2015, tổng diện tích rừng hiện có của tỉnh là 445.398,2 ha (trong đó rừng tự nhiên 367.840,1 ha và rừng trồng 77.558,1 ha).

* Tài nguyên thủy sản

Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thuỷ sản nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt. Trên lưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá. Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngon nổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình. Trên sông Lô, cũng có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc sản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba...

3.1.2. Một số đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2015, GDP toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt 10.806,3 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2014. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 6,25%/năm và có xu hướng bình quân giảm dần qua các năm. Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản ở mức tăng trưởng nhẹ 0,77% so với năm 2014, Dịch vụ tăng trưởng 0,55% so với năm 2014, thuế SP tăng 10,35%/năm. Riêng CN-XD tăng trưởng âm (-7,9%) so với năm 2014 và tăng trưởng âm (-1,9%) cả giai đoạn. Như vậy có thể thấy CN-XD ở Hà Giang đang trong tình trạng kém phát triển.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 (Giá so sánh 2010) TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 I GDP (giá so sánh 2010) Tỷ.đ 8480,9 9041,6 9659,3 10260,7 10806,3 II Tốc độ tăng trưởng GDP % 107,74 106,61 106,83 106,23 105,32 1 NLN và thủy sản % 104,78 104,03 105,78 105,38 106,19 2 CN-XD % 109,50 114,64 115,21 109,48 100,85 3 Dịch vụ % 106,91 108,33 106,89 105,95 106,53 4 Thuế SP trừ trợ cấp % 122,58 92,05 85,71 99,89 110,23 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang (2015) Cơ cấu kinh tế của Hà Giang trong giai đoạn 2011-2015 phát triển khá đồng đều và ổn định. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhẹ trong bối cảnh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở mức tăng nhẹ và ổn định (dưới 1%). Cụ thể: năm 2011, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh là 34,33%, đến năm 2015 giảm nhẹ xuống còn 32,79%. CN-XD năm 2011 chiếm

29,39%, đến năm 2015 tăng nhẹ thành 30,32%. Dịch vụ năm 2011 chiếm 36,28%, đến năm 2015 tăng nhẹ lên 36,88%.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 (Giá so sánh 2010) Chỉ tiêu Tổng số Chia ra NLN và thủy sản CN-XD Dịch vụ I. GTSX (triệu đồng) Năm 2011 13.425.681 4.609.664 3.945.371 4.870646 Năm 2012 14.306.025 4.796.143 4.212.787 5.297.095 Năm 2013 15.282.353 5.073.384 4.572.574 5.636.395 Năm 2014 16.407.876 5.343.453 5.072.442 5.991.981 Năm 2015 17.373.314 5.697.357 5.268.092 6.407.865

II. Cơ cấu (%)

Năm 2011 100,00 34,33 29,39 36,28

Năm 2012 100,00 33,53 29,45 37,03

Năm 2013 100,00 33,20 29,92 36,88

Năm 2014 100,00 32,57 30,91 36,52

Năm 2015 100,00 32,79 30,32 36,88

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang (2015) Các số liệu về tổng GTSX toàn tỉnh và GTSX của các ngành kinh tế cho thấy Hà Giang là tỉnh phát triển khá mạnh, có cơ cấu kinh tế phát triển ổn định và đồng đều hơn so với các tỉnh khác trong vùng.

b. Tình hình thành lập và giải thể DN/HTX

Theo niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2015, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2014 của tỉnh là 1098 doanh nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 4,55 % so với tổng số doanh nghiệp (3,55% số doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan).

Trong năm 2015 có 72 doanh nghiệp thành lập mới, 27 doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án với tổng vốn đầu tư 56,04 tỷ đồng; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 03 dự án với tổng vốn đăng ký 52,08 tỷ đồng; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 06 dự án; Thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư 01 dự án; điều chỉnh GCNĐT cho 01 dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Có 19 HTX được thành lập mới, đưa tổng số lên

749 HTX trên địa bàn tỉnh; toàn tỉnh hiện có 6.700 tổ hợp tác với 60.130 thành viên. Tuy nhiên do gặp khó khăn đã có 40 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động, 43 doanh nghiệp giải thể.

Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lượng tăng (giảm) (%)

2013/2012 2014/2013

Tổng số 1069 1099 1098 1,38 - 0,05

Nông, lâm, thủy sản 53 53 50 0,00 - 2,91

NN và hoạt động DV liên quan 39 42 39 3,70 - 3,70

LN và hoạt động DV liên quan 11 9 9 - 10,00 0,00

Khai thác, nuôi trồng thủy sản 3 2 2 - 20,00 0,00

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang (2015)

3.1.2.2. Dân số và lao động a. Dân số

Dân số toàn tỉnh năm 2015 là 806.702 người, mật độ dân số của tỉnh 102 người/km2, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12% còn lại là dân tộc khác.

b. Lao động và việc làm

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 512,122 nghìn người, trong đó lao động đang làm việc ở khu vực thành thị là 71,957 nghìn người, chiếm khoảng 14,05%; lao động đang làm việc tại khu vực nông thôn là 440,165 nghìn người, chiếm tới 85,95% tổng số lao động đang làm việc.

c. Thu nhập dân cư và tình hình thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội

Thu nhập bình quân đầu từng bước được cải thiện. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chỉ đạt 799 nghìn đồng, trong đó thu nhập bình quân của khu vực thành thị là 1,17 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 424 nghìn đồng/tháng, khoảng cách chênh lệch về thu nhập quá lớn. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh tăng lên gần 3 lần đạt mức 2,26 triệu đồng/tháng, trong đó thu nhập bình quân của khu vực thành thị là 3,64 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 881 nghìn đồng/tháng.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn khảo sát ảnh hưởng đến nghiên cứu đề tài nghiên cứu đề tài

3.1.3.1. Thuận lợi

Có địa hình vùng cao núi đất, thung lũng quanh co, thổ nhưỡng phong phú, khí hậu đa dạng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,0C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 1), độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85%. Mặc dù có số ngày giông cao (tới 103 ngày/năm), có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh nên rất phù hợp cho sự phát triển của cây chè Shan tuyết, đặc biệt là Shan tuyết cổ thụ vùng núi cao.

Vùng chè Shan tuyết cổ thụ có giá trị cao của tỉnh chủ yếu nằm trên địa bàn vùng núi cao phía Tây, với kinh nghiệm canh tác hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của phân bón hóa học, thuốc trừ sâu của đồng bào dân tộc Dao sống lâu đời. Hầu hết người dân trên địa bàn nghiên cứu đều có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè Shan tuyết.

Cơ cấu kinh tế của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao, chiếm 32,79 % tổng giá trị sản xuất của tỉnh, đứng sau ngành dịch vụ (36,88%) nhưng đứng trên ngành công nghiệp - xây dựng (30,32%). Mặc dù, nếu xét trong cả giai đoạn 2011-2015, tỉ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhẹ để nhường chỗ cho sự phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng sự thay đổi không đáng kể. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đang triển khai quyết liệt thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nên lãnh đạo các Sở, ngành, huyện, xã sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu.

Đã có sự liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết ở một số huyện mặc dù liên kết còn chưa bền vững.

3.1.3.2. Khó khăn

Với điều kiện địa hình đa dạng, núi cao nên cơ sở hạ tầng giao thông đi lại của người dân, doanh nghiệp trên vùng sản xuất cũng vướng phải rất nhiều khó

khăn. Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị chè ở các vùng núi cao bởi phát sinh nhiều chi phí (hỗ trợ đầu vào, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ...).

Địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, cản trở về ngôn ngữ cũng khiến cho việc tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn kĩ thật canh tác theo quy hoạch, kế hoạch và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng cao,... gặp nhiều khó khăn.

Số lượng DN nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang rất hạn chế (chỉ khoảng 50 doanh nghiệp - niên giám thống kê Hà Giang năm 2015), trong khi diện tích chè của Hà Giang lớn thứ ba cả nước, sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Qua đó có thể thấy ngành chè tỉnh Hà Giang chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp tham gia.

Hạn chế về trình độ, nhận thức của người dân tộc vùng cao, tập quán canh tác thô sơ, lạc hậu theo tư duy cũ của đồng bào dân tộc Dao bản địa... sẽ cần phải có thời gian và sự vào cuộc hỗ trợ của chính quyền địa phương để thay đổi tư duy, hướng người trồng chè sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, theo quy trình chứng nhận.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chè Shan được phân bố hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tuy nhiên diện tích chè Shan đang cho thu hoạch tập trung ở 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, vùng chè Bó Đướt, Thượng Sơn, Cao Bồ của huyện Vị Xuyên hay Phìn Hồ - Thông Nguyên của Hoàng Su Phì được đánh giá là vùng chè Shan tuyết cổ thụ lâu đời và Hoàng Su Phì là huyện đang sở hữu vùng chè Shan tuyết lớn nhất không những của tỉnh Hà Giang mà còn lớn nhất trên cả nước.

Hoàng Su Phì là huyện nằm ở khu vực có độ cao trên 1,000 mét so với mực nước biển, theo thống kê năm 2016, huyện có diện tích trồng chè đạt 4.256,7 ha, trong đó diện tích chè Shan đang cho thu hoạch là gần 3.488,07 ha trong đó có đến gần 80% là chè Shan tuyết, sản lượng chè búp tươi hằng năm đạt hơn 12 nghìn tấn. Với khí hậu mát mẻ, trong lành huyện Hoàng Su Phì nổi tiếng với việc phát triển chè vùng cao và giống chè Shan tuyết cho chất lượng và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến chè Shan tuyết trên địa bàn huyện lại chủ yếu do các HTX và các hộ tự chế biến mà chưa có sự tham gia của DN.

Vị Xuyên là huyện có diện tích chè lớn thứ ba của tỉnh với tổng diện tích khoảng 3.545 ha, trong đó có khoảng 3.304,7 ha cho thu hoạch, trong đó có đến gần 90% là chè Shan tuyết (thống kê năm 2016) năng suất chè búp tươi đạt gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 42)