Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát chung về ngành chè, doanh nghiệp và chuỗi giá trị chè Shan
4.1.3. Khái quát về doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà
Hà Giang
4.1.3.1. Số lượng, quy mô của doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015, toàn tỉnh chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trong đó, số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ liên quan chỉ có 39 doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (năm 2016), tham gia trong khâu chế biến và tiêu thụ chè của Hà Giang hiện có 9 doanh nghiệp, 23 HTX và hơn 700 cơ sở chế biến khác nhau.
Tổng hợp số liệu khảo sát 9 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi chè Hà Giang thấy rằng, tổng diện tích đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được khảo sát là khoảng 1505 ha. Bình quân mỗi doanh nghiệp ngành chè đang sử dụng 167,2 ha diện tích đất, trong đó: đất xây dựng trụ sở là 1.821,89 m2, đất nhà xưởng, kho bãi là khoảng 0,83 ha, đất sản xuất nông nghiệp là khoảng 166 ha (trong đó đất trồng chè là khoảng 164,7 ha) và khoảng 0,1 ha đất khác.
Qui mô diện tích có sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp được khảo sát, doanh nghiệp có diện tích đất bình quân lớn nhất có khoảng 656,2 ha; doanh nghiệp diện tích bình quân nhỏ nhất chỉ có 92 m2 (chủ yếu chỉ là trụ sở, nhà xưởng, kho bãi chung) thậm chí có những doanh nghiệp được khảo sát chưa có đất xây dựng trụ sở mà phải sử dụng nhà riêng để làm trụ sở hoặc sử dụng nhà xưởng, kho bãi để gộp làm trụ sở giao dịch của doanh nghiệp nhưng diện tích vẫn quá nhỏ. Sở dĩ diện tích bình quân của một doanh nghiệp lớn như vậy là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng chè) của các doanh nghiệp thực chất là diện tích chè liên kết, hợp tác với các hộ trồng chè trên địa bàn vùng nguyên liệu.
Bảng 4.1. Diện tích đất đai của doanh nghiệp khảo sát
ĐVT: m2 Chỉ tiêu Tổng số Trụ sở Nhà xưởng, kho bãi Đất SXNN Đất trồng chè LK hộ Đất khác Tổng DT 15.049.739 16.397 74.302 14.950.000 14.825.000 9.040 BQ1 DN 1.672.193,22 1.821,89 8.255,78 1.661.111,1 1 1.647.222,22 1.004,44 Max 6.561.743 12.315 40.428 6.500.000 6.500.000 9.000 Min 92 92 - - - -
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2016)
4.1.3.2. Vốn sản xuất kinh doanh
Tổng hợp kết quả khảo sát, bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị chè tỉnh Hà Giang đang có khoảng 40,38 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, trong đó vốn đầu tư cố định cho cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị chiếm 28,14 tỷ đồng và 12,24 tỷ đồng vốn lưu động phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có được đạt khoảng 26,9 tỷ đồng, còn lại là các khoản vốn vay các ngân hàng thương mại.
4.1.3.3. Nguồn nhân lực, lao động
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè của tỉnh Hà Giang đang thu hút được khoảng 757 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (cả trực tiếp và gián tiếp). Bình quân mỗi doanh nghiệp thu hút được 84 lao động (gồm 72 lao động trực tiếp và 12 lao động gián tiếp). Quy mô lao động có sự khác biệt khá
lớn giữa các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp điều tra, doanh nghiệp có số lượng lao động bình quân lớn nhất là 260 người, trong khi doanh nghiệp có số lượng lao động bình quân ít nhất chỉ là 15 người, các doanh nghiệp có nhiều lao động chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có quy mô hoạt động rộng, có vùng nguyên liệu và nhiều nhà máy chế biến chè.
Lương bình quân lao động của doanh nghiệp đạt khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, trong đó lao động trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp khảo sát lần lượt là 3,6 triệu đồng/tháng và 4,14 triệu đồng/tháng, nếu xét theo mức độ lao động thì lao động thường xuyên có thu nhập khoảng 3,57 triệu đồng/tháng và lao động thời vụ khoảng 3 triệu đồng/tháng (với mức 150.000 - 200.000 đồng/ngày công). Với mức lương các doanh nghiệp chi trả cho lao động tham gia vào sản xuất, chế biến chè, so với mặt bằng thu nhập của người nông dân tỉnh Hà Giang là tương đối phù hợp, đảm bảo cho mức sống ổn định cơ bản.
Bảng 4.2. Số lao động và lương bình quân lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Tổng số LĐTT LĐGT LĐTX LĐTV Chỉ tiêu ĐVT Tổng số LĐTT LĐGT LĐTX LĐTV
Lao động BQ 1DN Người 84,11 72,33 11,78 58,67 25,44
DN nhiều lao động Người 260,00 235,00 30,00 160,00 100,00
DN ít lao động Người 15,00 10,00 3,00 10,00 3,00
Lương lao động BQ 1DN Trđ/tháng 3,58 3,6 4,14 3,57 3,00 Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016)
4.1.3.4. Nguồn cung cấp chè nguyên liệu của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát 9 doanh nghiệp ngành chè của tỉnh, ngoài phần nguyên liệu tự chủ động (chiếm khoảng 20%) chủ yếu các doanh nghiệp chế biến chè phải tìm kiếm nguyên liệu từ các hộ trồng chè với khoảng 57,22% trong đó có 27,22 % nguồn nguyên liệu là do các nông dân có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp cung cấp, còn lại 30 % nguồn nguyên liệu là do doanh nghiệp mua của các hộ tự do theo thời điểm do không đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải sử dụng 22,78 % nguồn nguyên liệu do các cơ sở thu gom cung cấp vào những dịp khan hiếm nguyên liệu, cần phải huy động nhanh để kịp sản xuất. Có một thực tế từ khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp đều không sử dụng nguồn nguyên liệu từ các hợp tác xã và các doanh nghiệp khác, điều này có thể giải thích bởi mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược, địa bàn hoạt động và vùng nguyên liệu riêng nên ở địa bàn khảo sát không có tình trạng mua bán nguyên liệu giữa các doanh nghiệp và các đối tác khác ở trên.
Bảng 4.3. Nguồn cung cấp chè nguyên liệu của doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)
I DN tự sản xuất 20
Trường hợp có liên kết 20
II Mua từ các hộ nông dân 57,22
1 Trường hợp có liên kết 27,22
2 Trường hợp không có liên kết 30
III Mua từ cơ sở/đại lý thu gom 22,78
Trường hợp không có liên kết 22,78
Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát DN năm (2016)