Thực trạng chung ngành chè tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát chung về ngành chè, doanh nghiệp và chuỗi giá trị chè Shan

4.1.1. Thực trạng chung ngành chè tỉnh Hà Giang

a. Diện tích và cơ cấu vùng sản xuất chè tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh có diện tích chè lớn thứ ba cả nước với khoảng 20,9 nghìn ha sau Lâm Đồng (24 nghìn ha) và Thái Nguyên (21,2 nghìn ha). Năm 2015, diện tích chè của tỉnh đạt 20.890,7 ha trong đó diện tích chè cho sản phẩm đạt 18.109,4 ha (chiếm 86,7 % tổng diện tích). Nhìn chung diện tích chè của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nhất là giai đoạn 2012 - 2015, diện tích chè của tỉnh đã tăng lên khoảng 2107,7 ha so với năm 2011 là năm biến động có diện tích chè thấp nhất trong giai đoạn nhưng sau đó đã tăng trở lại vào năm 2012 và bình quân mỗi năm tăng khoảng 500 ha diện tích chè trồng mới trong đó năm 2010 diện tích chè trồng mới lớn nhất đạt 919 ha, năm 2014 trồng mới trên 730 ha và năm 2015 là 442,5 ha.

ĐVT: ha

Biểu đồ 4.1. Diện tích chè tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang (2015) Theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Giang năm 2015, tỉnh có chủ trương trồng mới diện tích chè hàng năm, phấn đấu đến năm 2020,

18945 18783 19443 19903 20468 20890,7 17500 18000 18500 19000 19500 20000 20500 21000 21500

tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 25.237 ha với năng suất trung bình đạt 52 tạ/ha. Trong đó, riêng diện tích chè Shan tuyết kinh doanh đến năm 2020 là 17.000 ha với 70% diện tích chè Shan tuyết được trồng theo VietGap hoặc hữu cơ nhưng phải đạt 2.000 ha chè hữu cơ; năng suất bình quân tăng từ 38,5 tạ/ha lên 50 tạ/ha; hệ số chế biến từ chè tươi sang khô từ 5,1 giảm xuống còn 4,4; sản lượng chè khô đạt 19.300 tấn với giá bán bình quân từ 41 triệu đồng/tấn khô tăng gấp đôi (lên thành 80 triệu đồng/tấn khô) và đưa thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh và của cả nước. Đặc biệt chú trọng khâu chế biến với công nghệ sạch hiện đại (Sở NN&PTNT Hà Giang, 2015).

ĐVT: %

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích chè tỉnh Hà Giang năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang (2015) Vùng sản xuất chè của tỉnh tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và Yên Minh là các huyện có diện tích chè trên 1000 ha (xem chi tiết tại Phụ lục 01). Đứng đầu là huyện Bắc Quang với diện tích 5.695,6 ha; tiếp đó là huyện Hoàng Su Phì với diện tích chè là 4.256,7 ha, Vị Xuyên với diện tích trồng chè là 3.544,9 ha, Quang Bình diện tích trồng chè là 2.795,7 ha. Các huyện còn lại (Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Bắc Mê, TP Hà Giang) có diện tích không đáng kể (chỉ chiếm khoảng 6,32 % diện tích).

b. Năng suất, sản lượng chè của tỉnh

Năng suất chè bình quân của tỉnh tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 năng 5,53 27,26 13,38 16,97 20,38 10,16 6,32 Yên Minh Bắc Quang Quang Bình Vị Xuyên Hoàng Su Phì Xí Mần Huyện khác

suất chè đạt 29,3 tạ/ha/năm, đến năm 2015 năng suất tăng lên 38,2 tạ/ha; tăng 8,9 tạ/ha sau 5 năm. Năm 2010 năng suất chè chỉ đạt 29,3 tạ/ha nguyên nhân do hạn hán ngay từ đầu vụ kéo dài gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chè trong năm. Mặc dù trong giai đoạn 2010 - 2015 năng suất chè có sự biến động nhẹ, tăng mạnh ở năm 2011;2012 giảm năm 2013, tăng trở lại vào năm 2014 với đỉnh điểm 38,5 tạ/ha và giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng nếu xét trên cả giai đoạn 2010 - 2015, năng suất chè của tỉnh có sự tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, so với các địa phương lân cận, năng suất chè của tỉnh còn chưa cao. So với Thái Nguyên, năng suất chè đạt 111 tạ/havà Lai Châu đạt 85,3 tạ/ha (năm 2014).

ĐVT: tấn/ha

Biểu đồ 4.3. Năng suất chè của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang (2015) Tổng sản lượng chè búp tươi năm 2015 đạt 68.714,1 tấn. Trong đó huyện Bắc Quang sản lượng đạt cao nhất là 25.596,5 tấn. Hoàng Su Phì và Vị Xuyên là hai huyện có diện tích chè lớn thứ hai và thứ ba của tỉnh nhưng sản lượng chè búp tươi của Vị Xuyên chỉ đạt 12.511,6 tấn và Hoàng Su Phì thậm chí còn thấp hơn với 11.730,4 tấn. Sở dĩ sản lượng chè búp tươi của hai huyện này thấp so với quy mô diện tích bởi hai huyện này sản xuất chủ yếu giống chè Shan tuyết theo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ đem lại giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất ngành chè đem lại cho tỉnh vào khoảng 480 tỷ đồng. Do vậy, chè búp tươi của tỉnh Hà

Giang chỉ xếp thứ 4 về sản lượng, xếp sau Lâm Đồng, Thái Nguyên và Phú Thọ. 2,93 3,67 3,75 3,54 3,85 3,82 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50

ĐVT: Tấn

Biểu đồ 4.4. Sản lượng chè búp tươi tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang (2015)

c. Chế biến và tiêu thụ

Việc thu hái chè tại Hà Giang phụ thuộc vào vùng chè và cách thu mua của thương lái, doanh nghiệp. Đối với khu vực vùng thấp người dân có sử dụng hình thức hái bằng máy để giảm chi phí nhân công. Với các diện tích chè lớn, việc thu hái bằng tay thì người dân không đủ nguồn nhân lực và khả năng thực hiện. Các khu vực sử dụng hình thức hái máy tập trung ở chè vùng thấp thuộc các huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Bắc Quang. Giá chè hái bằng máy thấp hơn nhiều so với hái bằng tay. Hiện nay, giá dao động từ 3.500 VNĐ/kg đến 4.500 VNĐ/kg (số liệu khảo sát). Tại khu vực vùng cao người dân sử dụng hình thức hái bằng tay để bán cho doanh nghiệp hoặc cơ sở chế biến. Chè hái bằng tay tốn chi phí nhân công lao động nhưng mang lại sản phẩm có giá trị và chất lượng tốt. Vì vậy giá thu mua chè hái tay vẫn ở mức khá cao giúp nông dân ổn định sản xuất. Đối với chè một tôm 2 lá giá thu mua từ 13.000 – 15.000 VNĐ/kg, chè 1 tôm ba, bốn lá giá chè là 7000 – 8000 VNĐ/kg.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chế biến, thu mua và phát triển thương hiệu chè của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở

43.034 56.043 58.675 57.459 65.348 68.714 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang 2016, toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp (2 công ty cổ phần, 07 công ty TNHH); 23 HTX và trên 700 cơ sở chế biến nhỏ lẻ với tổng công suất chế biến khoảng 280 tấn chè búp tươi/ngày, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu chế biến sản lượng chè hiện tại trên địa bàn. Việc có nhiều cơ sở chế biến có tác động tích cực là đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thu hái trong thời vụ chè, tiết kiệm được chi phí và nhân công, đã có một số cơ sở có dây chuyền công nghệ có công suất tương đối lớn, chế biến thành sản phẩm chè có chất lượng cao được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là sự không đồng đều về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật giữa các cơ sở tạo nên sản phẩm có chất lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp lớn nói riêng và chè Hà Giang nói chung. Sản phẩm chè sau chế biến đến nay chủ yếu vẫn còn là nguyên liệu thô gồm các loại: chè đen, chè xanh, chè vàng….

Các cơ sở chế biến chè bước đầu đã chú trọng việc đăng ký nhãn mác, thương hiệu nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường. Việc thực hiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm chè của các cơ sở trên địa bàn tỉnh còn hạn chế mới thực hiện được ở Công ty TNHH Hùng Cường (đã được cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ; chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 và HACCP). Một số doanh nghiệp khác mới thực hiện được việc đăng ký nhãn mác như: Chè Hùng An của Công ty cổ phần chè Hùng An; Chè Tiên Nguyên Quang Bình của công ty chè Quang Bình, Fìn Hồ trà của Hợp tác xã chế biến chè Fìn Hồ …

Về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, do giá nguyên liệu thấp, không ổn định, thời điểm giá chè búp tươi chỉ đạt bình quân 5.500 - 7.000 đồng/kg đã ảnh hưởng lớn đến tâm lí của người trồng chè, người dân hạn chế hoặc thậm chí không đầu tư vào chăm sóc dẫn đến các cơ sở chế biến bị thiếu nguyên liệu. Sản phẩm của hộ trồng chè bán cho các cơ sở chế biến, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn chủ yếu là chè búp tươi. Sau khi chế biến, các cơ sở chế biến, doanh nghiệp, HTX chế biến chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài tỉnh với giá bán còn thấp (trung bình chỉ 70.000-90.000 đồng/kg chè xanh, chè chất lượng cao được 120.000-150.000 đồng/kg), một phần xuất khẩu sang nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan,... những thị trường không đòi hỏi quá cao về phẩm cấp chè. Một số doanh nghiệp uy tín, có sản phẩm tốt như chè Hữu cơ, chè Phổ nhĩ (công ty Hùng Cường) đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu nên được xuất đi với giá trị kinh tế cao hơn. Các hộ sản xuất và cơ sở chế biến nhỏ lẻ chưa có sự hợp tác chặt chẽ,

chưa có nhiều hợp đồng mua bán nguyện liệu. Việc xuất khẩu chè đang được thực hiện chủ yếu ở một số doanh nghiệp chế biến - kinh doanh chè có thương hiệu, sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập, giữa nhà sản xuất (nông dân) và doanh nghiệp chưa có sự tin tưởng nhau nên việc thực hiện hợp đồng còn hạn chế dẫn tới các hộ dân chưa thể nhận được các hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp cũng không có được vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất khi tình hình thực hiện cam kết của người dân (trồng chè) còn chưa cao. 4.1.2. Khái quát chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang

Sản phẩm chè xanh Shan tuyết Hà Giang đến được với người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều công đoạn từ sản xuất (trồng, chăm sóc, thu hái) đến chế biến, thương mại và tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau. Mỗi kênh tiêu thụ chè Shan tuyết có các tác nhân tham gia khác nhau. Hiện nay, chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang có 5 kênh tiêu thụ (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, 2016), cụ thể như sau:

1) Hộ trồng chè  Cơ sở chế biến/doanh nghiệp  Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

2) Hộ trồng chè  Cơ sở chế biến/doanh nghiệp  Xuất khẩu nước ngoài 3) Hộ trồng chè  Thu gom  Cơ sở chế biến/doanh nghiệp  Xuất khẩu nước ngoài;

4) Hộ trồng chè  Thu gom  Cơ sở chế biến/doanh nghiệp  Bán lẻ

Người tiêu dùng trong nước;

5) Hộ trồng chè  Thu gom  Thương lái Trung Quốc.

Các hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang được thể hiện tổng quát qua sơ đồ 4.1.

Như đã đề cập trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung chính vào nghiên cứu 2 kênh tiêu thụ có sự tham gia của doanh nghiệp bao gồm:

(1) Hộ trồng chè  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

(2) Hộ trồng chè  Thu gom  Doanh nghiệp Bán lẻ  Người tiêu dùng trong nước;

Các kênh tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang được nghiên cứu và khảo sát thể hiện trong sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.1. Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Giang và kết quả nghiên cứu đề tài (2016)

Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ nội địa chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang

Nguồn: Kết quả khảo sát (2016)

Trao đổi thông tin

Đầ u vào Thươ ng mại Trồ ng chè T hu go Ch ế biế Cơ sở/ hộ thu gom DN, đại lý cung cấp DN, Hộ trồng chè DN, HTX, Cơ sở CB nhỏ DN, Đại lý Tiêu dùng Trong nước, nước ngoài Giống, vật tư, phân bón - Chè búp tươi 4,5 kg - Giá bán: 10.000- 14.500đ/ kg - Chè búp tươi (4,5 kg) - Giá bán: 11.000 - 15.000 đ/kg - Chè xanh (1 kg); giá bán 110.000- 140.000đ/ kg - Chè đen, Olong. - Chè xanh (1 kg); giá bán 200.000- 270.000đ/kg - Chè đen, Olong...

Giá trị tăng thêm

Chè xanh, chè đen, chè Ôlong DN chế biến Hộ trồng chè Thu gom Bán lẻ Người tiêu dùng trong nước (1) (2)

Theo kết quả khảo sát, sản phẩm chè Shan tuyết được tiêu thụ qua hai kênh có tỉ lệ tương đương nhau. Kênh (1) chiếm tỉ trọng tiêu thụ thấp hơn (44,5 %) so với kênh còn lại bởi tỉ lệ doanh nghiệp ký hợp đồng với các doanh nghiệp thấp. Nguyên liệu của các doanh nghiệp ở kênh (1) một phần do các hộ liên kết cung cấp, còn lại là do doanh nghiệp thu mua từ các cơ sở thu gom hoặc các hộ dân tự do, tập trung chủ yếu ở các vùng chè thấp có địa hình giao thông, hạ tầng thuận lợi hơn cho việc phát triển sản xuất chè như các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên là các huyện chiếm tỉ lệ diện tích chè cao của tỉnh. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở chế biến nhỏ trên địa bàn các huyện vùng thấp đã góp phần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm chè của tỉnh. Kênh (2) có tỉ lệ tiêu thụ cao hơn chút (55,5%) do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc liên kết sản xuất tiêu thụ trên địa bàn còn mờ nhạt, các hộ sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún nên chủ yếu bán qua hệ thống thu gom hoặc một số cơ sở chế biến, hợp tác xã trên địa bàn để tiêu thụ, bên cạnh đó, các địa bàn tiêu thụ qua kênh này chủ yếu là các xã, huyện núi cao, biên giới nơi có rất nhiều thương lái Trung Quốc qua để mua bán, trao đổi nông sản, trong đó có chè.

4.1.3. Khái quát về doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang Hà Giang

4.1.3.1. Số lượng, quy mô của doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015, toàn tỉnh chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trong đó, số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ liên quan chỉ có 39 doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (năm 2016), tham gia trong khâu chế biến và tiêu thụ chè của Hà Giang hiện có 9 doanh nghiệp, 23 HTX và hơn 700 cơ sở chế biến khác nhau.

Tổng hợp số liệu khảo sát 9 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi chè Hà Giang thấy rằng, tổng diện tích đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được khảo sát là khoảng 1505 ha. Bình quân mỗi doanh nghiệp ngành chè đang sử dụng 167,2 ha diện tích đất, trong đó: đất xây dựng trụ sở là 1.821,89 m2, đất nhà xưởng, kho bãi là khoảng 0,83 ha, đất sản xuất nông nghiệp là khoảng 166 ha (trong đó đất trồng chè là khoảng 164,7 ha) và khoảng 0,1 ha đất khác.

Qui mô diện tích có sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp được khảo sát, doanh nghiệp có diện tích đất bình quân lớn nhất có khoảng 656,2 ha; doanh nghiệp diện tích bình quân nhỏ nhất chỉ có 92 m2 (chủ yếu chỉ là trụ sở, nhà xưởng, kho bãi chung) thậm chí có những doanh nghiệp được khảo sát chưa có đất xây dựng trụ sở mà phải sử dụng nhà riêng để làm trụ sở hoặc sử dụng nhà xưởng, kho bãi để gộp làm trụ sở giao dịch của doanh nghiệp nhưng diện tích vẫn quá nhỏ. Sở dĩ diện tích bình quân của một doanh nghiệp lớn như vậy là do diện tích đất sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 57)