với sản phẩm chè, từ việc tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, thu nhập của doanh nghiệp và người sản xuất sẽ được tăng lên.
iii) Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành của địa phương cho các doanh nghiệp ngành chè
Các chủ trương, định hướng của Đảng, nhà nước được thể hiện thông qua các chính sách, pháp luật cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành chè nói riêng. Các nội dung hỗ trợ của chính sách phần lớn phụ thuộc vào chính quyền địa phương bởi địa phương mới là nơi thực thi chính sách. Những địa phương cân đối được ngân sách, có thể cụ thể hóa được các hỗ trợ của chính sách đến được với doanh nghiệp, điều đó không có nghĩa các địa phương không cân đối được ngân sách không triển khai thực thi được chính sách (Nguyễn Đình Chính, 2014). Những địa phương không có nguồn ngân sách để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhưng vẫn có thể trợ giúp cho các doanh nghiệp về các loại thủ tục hành chính, thủ tục đăng kí sản phẩm sở hữu trí tuệ, test sản phẩm, giải quyết tranh chấp, xử lý môi trường, ổn định trật tự an ninh xã hội trên địa bàn... để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất và phát triển. Nói chung, dù cho các doanh nghiệp ngành chè có tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước hay không thì sự hỗ trợ, trợ giúp của chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp mới có thể yên tâm sản xuất, phát huy tối đa được các vai trò của mình trong chuỗi giá trị.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỖI GIÁ TRỊ