ĐVT: % Chỉ tiêu Chung DN liên kết DN không liên kết
Doanh thu chè nội địa 39,23 29,88 55,99
Doanh thu chè xuất khẩu 60,77 70,12 44,01
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Theo kết quả nghiên cứu đề tài, đối với chuỗi giá trị sản phẩm chè khô xanh Shan tuyết tiêu thụ trong nước, doanh số tiêu thụ nội địa bình quân của các doanh nghiệp khảo sát chiếm hơn 39% tổng doanh thu của doanh nghiệp, trong đó doanh số tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp có kí hợp đồng với các hộ dân chỉ chiếm 30% tổng doanh thu trong khi doanh số tiêu thụ của các doanh nghiệp không kí hợp đồng chiếm tới khoảng 56% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Qua đó có thể thấy rằng, các doanh nghiệp có kí hợp đồng với các hộ dân đa phần mục tiêu hướng tới các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu, còn đối với các doanh nghiệp không liên kết, thị trường truyền thống, chủ đạo của họ chính là thị trường nội địa. Khi các doanh nghiệp xác định được cụ thể thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp sẽ xây dựng phương hướng, kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể phục vụ cho thị trường đó. Nói cách khác, yếu tố thị trường có ảnh hưởng các vai trò của doanh nghiệp trong mọi hoạt động của chuỗi.
Theo phản hồi của các doanh nghiệp khảo sát, có 33,33 % số doanh nghiệp cho rằng các vai trò của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường và 11,11% doanh nghiệp cho rằng yếu tố thị trường ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi.
ii) Yếu tố về thể chế, chủ trương, chính sách pháp luật
Các chính sách vĩ mô của nhà nước hiện đang được triển khai đồng loạt như Luật đất đai (2013), chính sách về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phát triển sản xuất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người trồng chè hay chính sách khuyến nông đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tái canh chè và hỗ trợ phát triển chè an toàn (VietGap)...như Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ Rau, Quả, Chè an toàn đến 2015; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; hay Nghị quyết số 11/2012/NQTU về việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa giai đoạn 2012 – 2015 có tính đến 2020; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn hay Quyết định 68/2013/NĐ-CP về hỗ trợ giảm tốt thất sau thu hoạch....
Về phía địa phương, tỉnh cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ phát triển ngành chè phát triển như các Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về một số chính sách phát khuyến khích phát triển nông nghiệp; Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa; Quyết định số 996/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang ngày 29/5/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây chè tỉnh Hà Giang đến năm 2020; Quyết định số 1173/QĐ-UBND ngày 19/6/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quy hoạch chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030... đã tập trung hỗ trợ phát triển ngành chè và hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành chè bằng các ưu đãi, hỗ trợ như hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà máy chế biến của doanh nghiệp trong vùng nguyên liệu;