Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 82 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết

4.2.4. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu ổn định, hầu hết các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các hộ trồng chè tự do và hệ thống thu gom, thương lái. Khó có thể mua được nguyên liệu từ những hộ trồng chè có liên kết ổn định với các doanh nghiệp hợp đồng. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ tổng thể toàn chuỗi, các doanh nghiệp không tham gia liên kết vẫn có vai trò nhất định trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng chè trong chuỗi. Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ sản phẩm chè búp tươi mà các hộ không liên kết bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chiếm 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ, mặc dù giá bán chè nguyên liệu bình quân của các hộ không liên kết được doanh nghiệp thu mua ở mức 11.500 đồng/kg nhưng vẫn cao hơn các hộ thu gom (10.737 đồng/kg). Các hộ trồng chè tự do chủ yếu bán chè cho các hộ thu gom (68,85 %) trên địa bàn bởi đa phần các hộ trồng chè tự do ở xa nhà máy chế biến của doanh nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, dù giá của doanh nghiệp thu mua cho các hộ tư do cao hơn các hộ thu gom nhưng chi phí đi lại, công vận chuyển chè đến doanh nghiệp quá lớn trong khi chè búp tươi cần được tiêu thụ ngay trong ngày để đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cho chế biến chè xanh.

Xét trên tổng thể số hộ trồng chè được khảo sát, doanh nghiệp tiêu thụ được khoảng 44,5 % tổng sản lượng chè của hộ, đối với các hộ trồng chè tự do doanh nghiệp cũng góp phần tiêu thụ được 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ. Qua đó có thể thấy rằng, vai trò của các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng chè nói chung trên địa bàn mặc dù còn hạn chế, mới chỉ tiêu thụ chưa được một nửa số chè nguyên liệu của các hộ sản xuất ra, nhưng nguyên nhân là do chỉ có 25% số hộ được khảo sát có kí kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp, còn lại 75% số hộ không kí hợp đồng. Vì vậy, với 75% số hộ khảo sát không kí hợp đồng nhưng doanh nghiệp vẫn tiêu thụ được 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ có thể nói doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ trồng chè tự do. Qua đó, các hộ tư do có sự so sánh để thấy được lợi ích kinh tế của việc kí kết hợp đồng với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ chè so với việc không kí hợp đồng. Bên cạnh đó, mặc dù các hộ trồng chè đã kí hợp đồng với doanh nghiệp nhưng sản lượng chè doanh nghiệp tiêu thụ của hộ hợp đồng cũng chỉ đạt mức 90,8%. Một số hộ hợp đồng thi thoảng vẫn bán ra ngoài khi cần tiền gấp hoặc khi giá thu mua của các tiểu thương cao hơn giá thu mua của doanh nghiệp.

Bảng 4.14. Đối tác tiêu thụ chè của hộ khảo sát Đối tác tiêu Đối tác tiêu thụ Hình thức liên kết Chung Có hợp đồng Không có HĐ Tỉ lệ (%) Giá bán BQ (đ/kg) Tỉ lệ (%) Giá bán BQ (đ/kg) Tỉ lệ (%) Giá bán BQ (đ/kg) 1 Thương lái 55,5 10.817 9,2 14.000 68,85 10.737 2 Doanh nghiệp 44,5 13.580 90,8 14.033 31,15 11.500

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Một số cam kết của doanh nghiệp đối với các hộ liên kết như mua theo giá thỏa thuận từ đầu vụ hay mua theo giá thị trường, hỗ trợ cước vận chuyển cho các hộ ở những địa bàn khó khăn, giao thông đi lại hạn chế và đặc biệt, các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ các hộ liên kết khi gặp phải thiên tai mất mùa bằng các hình thức như vay vốn ưu đãi không lãi suất hoặc hỗ trợ đầu vào sản xuất trong thời gian khắc phục hậu quả của thiên tai.

Bảng 4.15. Cam kết của doanh nghiệp với hộ liên kết trong tiêu thụ

Cam kết của doanh nghiệp Ý kiến DN đồng ý (DN) (n=4)

Tỉ lệ (%)

Mua theo giá cam kết đầu vụ 2 50

Mua theo giá thị trường 2 50

Trợ cước vận chuyển 2 50

Thưởng vượt sản lượng 0 0

Thưởng chất lượng tốt 0 0

Hỗ trợ người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa 4 100

Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Bên cạnh đó, phương thức mua bán, cơ chế thanh toán của các doanh nghiệp có sự khác biệt, trong số các doanh nghiệp hợp đồng khảo sát, có 50% số doanh nghiệp mua nguyên liệu theo giá cam kết với hộ từ đầu vụ và 50% doanh nghiệp mua theo giá thị trường, đối với các doanh nghiệp không liên kết thì việc mua bán hoàn toàn theo giá thị trường quyết định và thanh toán theo từng đơn hàng - “mua đứt bán đoạn”. Việc thanh toán gối vụ hoặc thanh toán chậm chỉ được thực hiện ở doanh nghiệp có kí hợp đồng hoặc một số

những doanh nghiệp và hộ trồng chè có mối làm ăn lâu dài. Điều này hoàn toàn hợp lí bởi giữa các doanh nghiệp và các hộ trồng chè không hề có mối ràng buộc nào trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên việc trao đổi, mua bán chè được thực hiện trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”, mặc dù mối quan hệ mua bán này có thể không bền vững.

Hộp 4.4. Chia sẻ của hộ trồng chè khi được doanh nghiệp hỗ trợ vận chuyển

Trước đây khi chưa triển khai thực hiện dự án, bà con thường đi bộ hàng chục kilômét xuống huyện để bán chè. Nay Hùng Cường đã tổ chức các điểm thu mua tại nhà trưởng thôn cho các thôn bản ở xa. Trưởng nhóm thu mua sẽ tập kết và vận chuyển chè về Nhà máy Hữu cơ Cao Bồ tại trung tâm xã, giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí vận chuyển cho người dân địa phương.

Phỏng vấn sâu hộ Đàm Văn Cơn - thôn Tham Vè, xã Cao Bồ ngày 15/9/2016

Bảng 4.16. Phương thức mua bán, cơ chế thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Có hợp đồng Không có HĐ Ý kiến DN đồng ý (DN) (n=4) Tỉ lệ (%) Ý kiến DN đồng ý (DN) (n=5) Tỉ lệ (%)

Mua theo giá cam kết đầu vụ 2 50 0 0

Mua theo giá thị trường 2 50 5 100

Thanh toán theo đơn hàng 1 25 4 80

Trả gối vụ 3 75 1 20

Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa làm tăng uy tín của chuỗi hàng hóa cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp ngành chè trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thể hiện thị phần của doanh nghiệp càng cao.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cho thấy, doanh thu từ chè tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp chỉ chiếm 39,23% tổng doanh thu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp không liên kết chủ yếu tiêu thụ nội địa (khoảng 56% tổng doanh thu) bởi các sản phẩm của doanh nghiệp phần lớn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu nên đa phần sản xuất các sản phẩm thông thường, tiêu thụ trong nước. Số lần tham gia hội chợ trong năm của các doanh nghiệp

bình quân khoảng 3 lần/năm, trong đó có 2 lần tham gia trong nước và 1 lần tham gia hội chợ ở nước ngoài. Các doanh nghiệp liên kết có số lần tham gia hội chợ trong nước và quôc tế nhiều hơn (khoảng 5 lần/năm) các doanh nghiệp không liên kết nhằm tìm kiếm thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để từng bước hoàn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảng 4.17. Vai trò của doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại

Chỉ tiêu Đơn vị tính Chung DN liên kết DN không liên kết Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)

Doanh thu chè nội địa % 39,23 30,00 55,99

Số lần tham gia hội chợ BQ lần/năm 3,20 4,75 2,00

Số lần tham gia hội chợ trong nước BQ lần/năm 2,20 3,00 1,60 Số lần tham gia hội chợ quốc tế BQ lần/năm 1,00 1,75 0,40

Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)