Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 101 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan

4.4.2. Các giải pháp cụ thể

4.4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định hỗ trợ các doanh nghiệp ngành chè

Hệ thống chính sách và pháp luật hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Việt Nam khá đồ sộ, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện từ các cơ chế, chính sách chung như chính sách đất đai, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách thị trường... của Trung ương đến các chính sách hỗ trợ của địa phương vẫn cần được tiếp tục quan tâm, sửa đổi. Cụ thể:

Chính sách đất đai

Luật đất đai 2013 ban hành ngày 29/11/2013 đã có nhiều sửa đổi so với Luật đất đai 2003 và có hiệu lực thực hiện từ 2014, đến nay đã nảy sinh nhiều tồn tại hạn chế trong việc tập trung, tích tụ đất đai, liên quan đến hạn điền. Tuy nhiên, trước mắt các chính sách đất đai cần phải có những sửa đổi cho phù hợp với quy định của Luật và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành chè nói riêng.

Thứ nhất, giá đất do Nhà nước quy định cần tiến sát giá đất trên thị trường Đất đai là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là tư liệu đặc biệt cho các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp cần từng bước tiệm cận với thị trường. Trước đây, nhằm tạo điều kiện và khả năng cạnh tranh cho các DN Việt

Nam thông qua yếu tố chi phí đầu vào thấp, tiền thuê đất cho DN được xác định trên cơ sở tỷ lệ nhất định của giá đất tại Bảng giá đất do Nhà nước quy định và công bố hàng năm, thường thấp hơn so với thị trường và giá thuê đất của các nước trong khu vực. Cũng chính vì điều này, sau khi gia nhập WTO, các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam thường bị kiện bán phá giá do được hưởng trợ cấp của Nhà nước thông qua cơ chế giá đất thấp. Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục từng bước điều chỉnh đơn giá thuê đất bằng việc điều chỉnh giá đất, tính tiền thuê đất tiến tới sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nói như vậy có vẻ như gây thêm khó khăn cho DN, nhất là DNNVV, song giá đất về gần với giá thị trường sẽ hạn chế được cơ chế “xin - cho” khi DN tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất và là điều kiện tốt cho DN mở rộng quy mô, phát triển và nâng cao hiệu quả SXKD.

Luật Đất đai năm 2013 đã “Luật hóa” nguyên tắc thị trường khi xác định tiền thuê đất. Theo đó, giá đất để xây dựng đơn giá thuê đất được xác định phù hợp với giá thị trường và đơn giá thuê đất được ổn định 5 năm, hết chu kỳ ổn định thì mới thực hiện điều chỉnh, nói đơn giản hơn là đã hình thành khái niệm thị trường đất đai. Đơn giá thuê đất sẽ được quy định phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước; một mặt tạo điều kiện để DN ổn định chi phí về đất một cách hợp lý trong cơ cấu giá thành sản phẩm; mặt khác cũng là công cụ để buộc các DN chủ động có phương án sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tránh tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, không đúng mục đích, cho thuê lại đất không đúng quy định.

Do khối lượng DN thuê đất trả tiền hàng năm rất lớn, cần phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính vừa giảm áp lực cho phía cơ quan quản lý Nhà nước vừa đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, tránh tiêu cực. Việc sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính tiền thuê đất (khi hết chu kỳ ổn định) thời gian qua đã chứng minh đây là công cụ đơn giản, hiệu quả, giảm chi phí cho cơ quan quản lý Nhà nước và DN. Hệ số điều chỉnh giá đất sẽ được sử dụng mở rộng áp dụng cả đối với các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất mới không thông qua đấu giá. Chỉ đối với một số trường hợp đặc biệt thực hiện xác định giá đất cụ thể. Tuy nhiên, cần phải có quy định để hệ số điều chỉnh giá đất không trở thành công cụ cạnh tranh, thu hút đầu tư không tích cực giữa các địa phương.

Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thuê đất tại các khu/ cụm công nghiệp.

Thực tế ở nhiều địa phương đã triển khai quy hoạch các khu/cụm công nghiệp. Tuy nhiên các DN ngành chè do khó khăn nhiều mặt việc thuê mặt bằng SXKD tại các khu/cụm công nghiệp tập trung còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các DN tư nhân, DN siêu nhỏ. Để giúp các doanh nghiệp nghành chè có thể tiếp cận thuận lợi với mặt bằng SX tại các khu/cụm công nghiệp tập trung, Nhà nước Trung ương và Chính quyền địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi về mặt bằng SXKD như tăng thời gian miễn, giảm tiền thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN ngành chè hoạt động.

Thứ ba, cho phép doanh nghiệp sử dụng đất thuê của Nhà nước làm tài sản thế chấp vay vốn

Luật đất đai 2013 đã quy định thời hạn DN có thể thuê đất của Nhà nước ổn định lâu dài đến 50 năm. Với thời hạn cho thuê đất này, nếu chính sách đất đai của nước ta công nhận đất thuê là tài sản của DN và DN được phép sử dụng đất thuê thế chấp vay vốn ngân hàng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DNNVV trong nông nghiệp, nhất là các DN siêu nhỏ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Chính sách đầu tư, tín dụng và thuế

Trung ương và địa phương cần tích cực hơn trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DN, củng cố và nâng cao năng lực của quỹ bảo lãnh tín dụng cấp tỉnh.

Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu/cụm công nghiệp/cụm chế xuất.

Chính sách hỗ trợ đầu tư nên thực hiện theo các trọng tâm, trọng điểm, tránh sự dàn trải và tạo ra tình trạng DN trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại

Tiếp tục hỗ trợ các DN ngành chè, chú trọng hỗ trợ các DN nhỏ và siêu nhỏ tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm bằng việc hỗ trợ kinh phí cho các DN.

Các doanh nghiệp ngành chè đăng ký có đủ điều kiện và được lựa chọn tham gia các hội chợ triển lãm phải thực hiện tốt các điều kiện thụ hưởng, tận dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho việc tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm hiệu quả cao nhất.

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, thông tin chính sách cho các DN, quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp thông tin cho các DN tư nhân siêu nhỏ là

khu vực hiện nay còn rất thiếu thốn về thông tin. Các địa phương cần thành lập một kênh riêng để cung cấp thông tin thị trường, thông tin chính sách cho DN, Trung ương và địa phương cần coi hoạt động này là hoạt động dịch vụ công và có hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chuyển tải thông tin đến DN.

Nhà nước cần thực hiện hiệu quả việc kiểm soát thị trường như chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu và gian lận thương mại để hỗ trợ bảo vệ thị trường đầu vào và đầu ra cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành chè. Không để tình trạng hình ảnh xấu của một đơn vị mà ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành chè.

Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN quy định tại QĐ 62/2013/QĐ-TTg trong việc hỗ trợ DN hình thành và phát triển các chuỗi liên kết để ổn định vùng nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát huy vai trò của Hiệp hội DN trong việc hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ thị trường cho DN, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại.

4.4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy của doanh nghiệp đã được đề cập đến trong một số văn vản chính sách như Quyết định 996/QĐ- UBND tỉnh Hà Giang ngày 29/5/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây chè tỉnh Hà Giang đến năm 2020 hay Quyết định số 1173/QĐ-UBND ngày 19/6/2013 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt quy hoạch công nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030 quy hoạch công nghiệp chế biến. Theo đó, tiếp tục thực hiện việc quy hoạch vùng nguyên liệu chè tập trung cho công nghiệp chế biến xuất khẩu ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình. Rà soát kiểm tra các điểm, cơ sở chế biến chè trên địa bàn tỉnh để đảm bảo chất lượng chè của tỉnh thật sự sạch; đổi mới thiết bị chế biến chè mini ở các vùng sâu, vùng xa như đầu tư thay thế toàn bộ hoặc từng phần, đặc biệt là các bộ phận như trống sao đầu bằng thép không gỉ, máy vò, lò sao sấy và quy trình chế biến. Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp chế biến chè trọng tâm của tỉnh là cụm công nghiệp chế biến chè Bắc Quang (Hùng An, Hùng Cường, Hoàng Long) và cụm Vị Xuyên (Hùng Cường: Đạo Đức, Việt Lâm). Ngoài 2 cụm công nghiệp chế biến chiến lược của tỉnh, trong

giai đoạn quy hoạch cũng sẽ hình thành 14 điểm công nghiệp khác ở 11 huyện, thành phố để đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.

Trong sản xuất, cần đẩy mạnh đầu tư thâm canh đối với diện tích chè tại các huyện vùng thấp (Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên,...) và khuyến khích người dân chăm sóc, thu hái, bảo vệ, bảo tồn nguồn giống đối vưới diện tích chè Shan tuyết cổ thụ vùng cao (Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Xín Mần, Cao Bồ/Thượng Sơn - Vị Xuyên,...).

Kết hợp liên kết vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, rà soát sắp xếp lại hệ thống nhà máy chế biến phù hợp với vùng nguyên liệu. Cần lưu ý khi trong việc tiếp tục triển khai hình thành các điểm công nghiệp khác trong việc phân vùng nguyên liệu, đó là cần xác định các doanh nghiệp trên từng địa bàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và bền vững.

Với các dự án doanh nghiệp tự đầu tư hoặc liên doanh liên kết cần:

 Tuân thủ nghiêm việc đầu tư vào vùng nguyên liêu đã được phân chia cụ thể cho từng doanh nghiệp. Xác định rõ phương pháp quản lý vùng nguyên liệu được giao.

 Việc đầu tư trồng mới, chế biến chè cần tuân thủ tốt các quy định về giống, kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng được tỉnh định hướng và ban hành.

 Thông tin về dự án, kế hoạch đầu tư, hợp tác với nông dân cần minh bạch và dựa trên cơ chế hợp tác với nông dân thông qua hợp đồng kinh tế.

 Tập trung đầu tư hình thành vùng nguyên liệu chè tập trung, chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè gắn với lợi thế khí hậu, văn hóa và vùng miền.

Đối với các doanh nghiệp chế biến không có vùng nguyên liệu ổn định cần nhanh chóng xây dựng phương án hợp tác, liên kết với các hộ trồng chè và phải chứng minh được có dự án đầu tư vùng nguyên liệu mới hoặc đầu tư cho nông dân để nâng cao năng suất cho vùng nguyên liệu đã có hoặc doanh nghiệp có thể chuyển sang chế biến sâu chè khô thay vì chè búp tươi.

Đối với các doanh nghiệp chế biến đã hình thành, nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ (quy hoạch, phân vùng,..) giúp xây dựng các vùng nguyên liệu để chủ động kiểm soát chất lượng và sản lượng nhằm đảm bảo sản xuất ổn định. Đối với các doanh nghiệp chuẩn bị hình thành, cần phát triển vùng nguyên liệu gắn

với nhà máy chế biến và cần có sự đồng thuận của địa phương, chủ sở hữu đất trồng chè.

Xây dựng các quy chế, điều kiện để các doanh nghiệp tham gia hợp đồng và hoạt động chế biến, tiêu thụ chè trong vùng quy hoạch sản xuất tập trung của tỉnh.

Ví dụ như: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định. Có vùng nguyên liệu theo quy hoạch do tổ chức, doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp đồng tiêu thụ chè búp tươi với hộ nông dân. Vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 70% công suất chế biến. Có dây chuyền thiết bị chế biến đồng bộ và công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường theo quy định hiện hành. Áp dụng đúng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với sản xuất và chế biến chè. Có thị trường tiêu thụ ổn định, công khai sản lượng hằng năm. Có chiến lược phát triển thương hiệu và kế hoạch mở rộng, ổn định sản xuất từ 1 – 3 năm.

4.4.2.3. Thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè thông qua tổ nhóm nông dân/ HTX

Hiện nay, vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang còn hạn chế một phần do tỉ lệ nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp tác với nhau còn thấp, việc thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và các hộ trồng chè thông qua tổ nhóm nông dân, và tốt nhất là hợp tác xã có ý nghĩa quan trọng, giúp cho tác tác nhân sản xuất kinh doanh hiệu quả, cùng có lợi, giảm thiểu các rủi ro. Do vậy:

- Có cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết giữa các loại hình kinh tế nông thôn theo Quyết định số 62/2013/ QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và Thông tư số 15/2014/ TT-BNN, ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định 62/2013/ QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cần thực hiện chính sách liên kết một cách có hiệu quả, thiết thực. Chính sách liên kết đó cần thực hiện một cách nghiêm túc, chú ý đến việc khuyến khích, hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết.

- Cần có sự liên kết giữa 4 nhà mà doanh nghiệp là hạt nhân chính là là mắt xích quan trọng trong liên kết, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có đầy đủ năng lực và tâm huyết để có tham gia liên kết sản xuất chè với người dân.

- Doanh nghiệp cần chủ động vì doanh nghiệp là nhân tố trung tâm trong việc thực hiện liên kết, qua đó thúc đầy các tác nhân tham gia liên kết có hiệu quả, bền chặt, định hướng trong việc thực hiện các nội dung của phát triển chuỗi giá trị.

- Thay đổi nhận thức của người trồng chè về liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, hợp tác xã trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết Hà Giang thông qua các bài học kinh nghiệm từ các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ chè hiệu quả tại địa phương khác.

- Thành lập các HTX/ THT (theo Luật HTX 2012), trang trại sản xuất chè tập trung trong các vùng nguyên liệu để đứng ra làm đại diện thỏa hiệp với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong tiếp cận tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường; phát triển hợp tác xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp.

- Sắp xếp lại tổ chức sản xuất, tập trung tăng cường quy mô sản xuất thông qua liên kết, hợp tác theo hình thức nhóm hộ, hợp tác xã với doanh nghiệp, và đặc biệt phải có hợp đồng chính thức, xây dựng vùng chè có thương hiệu chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)