Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 48)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chè Shan được phân bố hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tuy nhiên diện tích chè Shan đang cho thu hoạch tập trung ở 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, vùng chè Bó Đướt, Thượng Sơn, Cao Bồ của huyện Vị Xuyên hay Phìn Hồ - Thông Nguyên của Hoàng Su Phì được đánh giá là vùng chè Shan tuyết cổ thụ lâu đời và Hoàng Su Phì là huyện đang sở hữu vùng chè Shan tuyết lớn nhất không những của tỉnh Hà Giang mà còn lớn nhất trên cả nước.

Hoàng Su Phì là huyện nằm ở khu vực có độ cao trên 1,000 mét so với mực nước biển, theo thống kê năm 2016, huyện có diện tích trồng chè đạt 4.256,7 ha, trong đó diện tích chè Shan đang cho thu hoạch là gần 3.488,07 ha trong đó có đến gần 80% là chè Shan tuyết, sản lượng chè búp tươi hằng năm đạt hơn 12 nghìn tấn. Với khí hậu mát mẻ, trong lành huyện Hoàng Su Phì nổi tiếng với việc phát triển chè vùng cao và giống chè Shan tuyết cho chất lượng và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến chè Shan tuyết trên địa bàn huyện lại chủ yếu do các HTX và các hộ tự chế biến mà chưa có sự tham gia của DN.

Vị Xuyên là huyện có diện tích chè lớn thứ ba của tỉnh với tổng diện tích khoảng 3.545 ha, trong đó có khoảng 3.304,7 ha cho thu hoạch, trong đó có đến gần 90% là chè Shan tuyết (thống kê năm 2016) năng suất chè búp tươi đạt gần 38,2 tạ/ha. Vùng chuyên canh chè của huyện Vị Xuyên chủ yếu tập trung tại các xã Việt Lâm, Trung Thành, Quảng Ngần, Cao Bồ và Thượng Sơn. Cao Bồ và Thượng Sơn là 2 xã có độ cao trung bình 700 – 1000 m so với mực nước biển, đây là nơi có diện tích cây chè cổ thụ và chè Shan tuyết lớn cho chất lượng và hương vị thơm ngon đặc trưng. Xã Cao Bồ có 741,2 ha (niên giám thống kê huyện Vị Xuyên, 2015) diện tích chè đang cho sản phẩm và chủ yếu là chè Shan tuyết, đứng sau xã Thượng Sơn (826,6 ha chè thu hoạch - chiếm gần 1/4 diện tích chè của huyện). Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang năm 2016, trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở tham gia sản xuất và chế biến chè nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia trên địa bàn chỉ có 3 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là công ty chè Hùng Cường đã xây dựng hai xưởng chế biến ở Thị trấn Việt Lâm và xã Cao Bồ.

Quang Bình mặc dù là huyện thuộc vùng thấp của tỉnh Hà Giang nhưng có điều kiện đồi núi cao (trung bình 1000 – 1200 mét) và diện tích đất tự nhiên lớn; khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa nên huyện có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây chè. Theo thống kê năm 2016, tổng diện tích chè của huyện là 2.795,7 ha với 2.103,64 ha diện tích chè cho thu hoạch, tổng sản lượng đạt 7,9 nghìn tấn/năm tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Minh, Tân Trịnh, Tân Bắc, Tiên Nguyên, Tân Nam, Yên Thành và thị trấn Yên Bình. Trong đó tổng diện tích chè cho thu hoạch có khoảng trên 300 ha là chè cổ thụ và có 200 ha chè đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và 650 ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Trên địa bàn huyện Quang Bình có nhiều cơ sở tham gia vào sản xuất và chế biến chè nhưng đa phần là các hợp tác xã và các hộ chế biến nhỏ lẻ, chỉ có 01 doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển chè Quang Bình với 02 xưởng chế biến đặt tại xã Tân Bắc và xã Tiên Nguyên của huyện (Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang, 2016).

Với lợi thế so sánh về cây chè Shan tuyết, những năm gần đây trên địa bàn các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình và Vị Xuyên đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động tích cực trong sản xuất, thu mua và chế biến sản phẩm chè, tạo được thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ như Lũng

Phìn/Phìn Hồ, Hồ Thầu, Túng Sán của Hoàng Su Phì, Tiên Nguyên, Xuân Minh của Quang Bình hay Bó Đướt, Thượng Sơn, Cao Bồ của Vị Xuyên. Hiện nay, để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các huyện đều khuyến khích người dân chăm sóc, thu hái, bảo vệ và bảo tồn nguồn giống chè quý; đồng thời đưa đội ngũ cán bộ khuyến nông về vùng chè để hướng dẫn, chuyển đổi kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè đúng thời vụ, chế biến chè đảm bảo chất lượng cho người dân. Hơn nữa, chủ trương của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất cây chè theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới các sản phẩm hữu cơ, VietGap hay chè an toàn.

Theo đó, các huyện đã đồng loạt triển khai liên kết sản xuất và điển hình là huyện Vị Xuyên và huyện Quang Bình đã có liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ khá rõ nét của nông dân ở xã Cao Bồ và công ty chè Hùng Cường cũng như nông dân ở xã Tiên Nguyên và công ty chè Quang Bình, trong đó công ty chè Hùng Cường là một trong những cơ sở đi đầu trong việc tích cực triển khai thực hiện sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn Organic - hữu cơ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển liên kết, phát huy được vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành chè của tỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của tổ chức liên đoàn hữu cơ quốc tế IFOAM, công ty chè Hùng Cường cũng được hỗ trợ kết nối và cấp chứng nhận cho 900 ha với 640 hộ dân làm chè hữu cơ của xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên vào năm 2012, đây là vùng nguyên liệu chính của doanh nghiệp; công ty chè Quang Bình cũng đã được IOFOAM hỗ trợ chứng nhận chè hữu cơ cho vùng sản xuất tại xã Tiên Nguyên với 500 ha và 650 hộ trồng chè vào năm 2015 để cùng liên kết sản xuất, tiêu thụ với doanh nghiệp (Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang, 2016).

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết mà sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua các hợp tác xã. Do đó, đề tài xác định lựa chọn xã Cao Bồ của huyện Vị Xuyên và xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình làm điểm nghiên cứu đại diện cho vùng sản xuất.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

tổ chức, hiệp hội ngành hàng chè về báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của trong nước và quốc tế.

- Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã nghiên cứu trong các năm 2014; 2015; 2016.

- Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã triển khai trước đây liên quan đến doanh nghiệp và các tác nhân trong chuỗi giá trị chè.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài đã lựa chọn nghiên cứu, thu thập thông tin và phỏng vấn một số đối tượng khảo sát của tỉnh Hà Giang như sau:

 Tham vấn ý kiến cán bộ địa phương (10 người): cán bộ Sở Nông nghiệp, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ Phòng Kế hoạch - tài chính, cán bộ xã.

 Khảo sát doanh nghiệp tham gia chuỗi: Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tiến hành lựa chọn ra 02 kênh đại diện vì những lý do sau:

 Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ chỉ nghiên cứu vai trò của DN trong chuỗi giá trị chè xanh và tiêu thụ nội địa;

 Có sự tham gia của doanh nghiệp trong kênh tiêu thụ; Cụ thể như sau:

i) Kênh thứ nhất: hộ trồng chè  doanh nghiệp chế biến  Bán lẻ  người tiêu dùng trong nước

ii) Kênh thứ hai: hộ trồng chè  thu gom  doanh nghiệp chế biến  Bán lẻ  người tiêu dùng trong nước.

Đề tài tiến hành khảo sát 09 doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang trực tiếp bằng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc kết hợp phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng như các tác nhân khác tham gia vào từng kênh tiêu thụ như:

- Hộ thu gom/thương lái: đóng vai trò làm tác nhân trung gian giữa hộ sản xuất và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi.

- Hộ nông dân sản xuất đại diện: là các hộ trồng chè tham gia vào 02 kênh có sự tham gia của doanh nghiệp. Lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ trồng chè bán trực tiếp cho doanh nghiệp và 30 hộ trồng chè bán cho doanh nghiệp thông qua thu gom.

Đối tượng điều tra

ĐVT Tổng

số Nội dung thu thập

Nguồn thông tin /ghi chú 1. Cán bộ cấp Sở Người 2

- Khái quát chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang (các tác nhân tham gia, mô tả các mối liên kết, sơ đồ chuỗi...);

- Đánh giá về nhận thức, năng lực và vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi chè, đặc biệt chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi.

- Vai trò của các cấp chính quyền trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết?

- Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi chè?

- Giải pháp nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi chè Shan tuyết Hà Giang?

Sở Nông nghiệp và PTNT/Chi cục quản lý chất lượng NLTS 2. Cán bộ cấp huyện Người 4 Phòng NN&PTNT, Phòng Kế hoạch - Tài chính 3. Cán bộ cấp xã Người 4 Lãnh đạo xã, cán bộ nông, lâm nghiệp xã 4. Doanh nghiệp DN 09

- Năng lực doanh nghiệp: đất đai, vốn, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

- Có hợp đồng liên kết hay không?

- Các điều khoản cam kết của doanh nghiệp với đối tác?

- Tình hình thực hiện cam kết của nông dân ? - Vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi chè Shan tuyết?

- Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia liên kết?

- Kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi chè Shan tuyết?

5. Thu

gom Hộ 2

- Năng lực thu gom của hộ (tạ/ngày);

- Đối tác thu mua chè nguyên liệu và tỉ lệ thu mua?

- Đầu ra chủ yếu của hộ và tỉ lệ bán?

Khảo sát 02 hộ thu gom bán chè trực tiếp cho DN 6. Hộ sản xuất Hộ 60

- Năng lực sản xuất của hộ: đất đai, vốn, lao động, thu nhập ?

- Có hợp đồng liên kết hay không? - Các điều khoản cam kết của hộ với DN? - Các hỗ trợ của doanh nghiệp cho hộ? - Khó khăn của hộ khi tham gia liên kết? - Kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi chè Shan tuyết?

Khảo sát 30 hộ trồng chè bán cho doanh nghiệp chế biến và 30 hộ trồng chè bán cho thu gom.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu

 Công cụ xử lí: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, sử dụng phần mềm excel để tổng hợp và xử lí số liệu.

 Các chỉ tiêu tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

 Đối với số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích theo chuỗi giá trị và nghiên cứu điển hình 02 chuỗi có sự tham gia của doanh nghiệp để phân tích các vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi. Các nhận định của các chuyên gia ở địa phương về phát triển chuỗi và vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết sẽ làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển. Đề tài chủ yếu sử dụng hai phương pháp phân tích thông tin như sau:

* Phương pháp phân tích theo chuỗi giá trị

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích theo chuỗi giá trị: chuỗi giá trị chè Shan tuyết Hà Giang sẽ được mô tả chi tiết, phân tích cụ thể theo các tiêu chí như:

i) Đặc điểm của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị;

ii) Dòng sản phẩm chè Shan tuyết tại tỉnh chủ yếu đang đi theo những kênh nào;

iii) Những hoạt động tại những khâu chủ yếu trong từng kênh của chuỗi. Những phân tích này rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định được vai trò của doanh nghiệp trong từng chuỗi có sự tham gia.

* Phương pháp Delphi (chuyên gia, chuyên khảo)

- Đề tài thu thập ý kiến, phỏng vấn sâu các chuyên gia là các cán bộ Sở NN&PTNT/ Chi cục quản lý chất lượng NLTS; Phòng NN&PTNT, Phòng Kế hoạch Tài chính huyện; Lãnh đạo, cán bộ nông lâm nghiệp xã về tổng quan tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện, xã; các kênh phân phối chính của chuỗi giá trị chè Shan tuyết trên địa bàn khảo sát và các nhận định, đánh giá của các cán bộ, chuyên gia về vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết thông qua một số câu hỏi được chuẩn bị sẵn.

chè tham gia vào chuỗi và có thảo luận có sự tham gia giữa tác giả và các hộ trồng chè.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị * Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tạo giá trị gia tăng * Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tạo giá trị gia tăng

+ Dây chuyền công nghệ chế biến của doanh nghiệp.

+ Mức vốn đầu tư dây chuyền chế biến chè bình quân của doanh nghiệp; + Tỉ lệ hộ trồng chè đánh giá thu nhập tăng lên khi tham gia liên kết với DN + Tỉ lệ hộ trồng chè đánh giá chi phí giảm đi khi tham gia liên kết với DN + Đóng góp vào giá trị gia tăng toàn chuỗi của doanh nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tạo việc làm, thu nhập cho lao động + Số lao động nông nghiệp bình quân/hộ (liên kết và không liên kết); + Số lao động tham gia sản xuất chè bình quân/hộ (liên kết và không liên kết); + Thu nhập bình quân/hộ liên kết và thu nhập bình quân/hộ không liên kết + Số lao động (trực tiếp, gián tiếp) bình quân của DN (liên kết và không liên kết);

+ Thu nhập bình quân/lao động của DN (liên kết và không liên kết);

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò hỗ trợ các tác nhân, tổ chức sản xuất chuỗi và định hướng thị trường tiêu thụ

+ Số doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định + Số doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

+ Nội dung và mức đầu tư vùng nguyên liệu của doanh nghiệp (tỉ lệ DN hỗ trợ: ứng trước vốn, phân bón, vật tư; hướng dẫn quy trình kĩ thuật canh tác...)

+ Tỉ lệ hộ trồng chè được doanh nghiệp thu mua đầu tư ứng trước (tỉ lệ hộ ứng tiền mặt đầu tư sản xuất; tỉ lệ hộ ứng vật tư đầu vào...);

+ Tỉ lệ mức độ hỗ trợ đầu vào của doanh nghiệp so với tổng mức đầu tư cần thiết của hộ;

+ Số hộ kí hợp đồng liên kết với doanh nghiệp;

+ Số doanh nghiệp hợp đồng yêu cầu: thời điểm thu hoạch, thời vụ sản xuất, chủng loại và chất lượng giống chè, tiêu chuẩn chất lượng chè búp tươi khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 48)