Lý do doanh nghiệp không kí hợp đồng với hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 80 - 83)

Chỉ tiêu đồng ý (DN) Ý kiến DN (n=5)

Tỉ lệ (%)

DN tự sản xuất đủ nguồn nguyên liệu 1 20

DN mua nguyên liệu ổn định từ thương lái 5 100

DN có quy mô nhỏ 3 60

DN phải bỏ thêm nhiều chi phí 3 60

Việc ký kết hợp đồng phức tạp 2 40

Nông dân hay phá vỡ hợp đồng 5 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm (2016) Bên cạnh đó, 55,56% số doanh nghiệp khảo sát không kí hợp đồng với các hộ trồng chè bởi một số nguyên nhân như: một số doanh nghiệp có đất đai, tự sản xuất đủ nguồn nguyên liệu để sử dụng; DN có quy mô nhỏ; DN phải bỏ thêm nhiều chi phí đầu tư cho hộ khi kí hợp đồng; nông dân hay phá vỡ hợp đồng hay DN mua nguyên liệu ổn định từ thương lái. Trong số các nguyên nhân kể trên,

việc e ngại nông dân hay phá vỡ hợp đồng trong khi doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu ổn định từ thương lái nhận được 100% ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp không liên kết. Có thể thấy rằng, một phần doanh nghiệp không tin tưởng vào các cam kết của hộ, một phần đây cũng là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chè thông thường, tiêu thụ trong nước, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chất lượng nguồn nguyên liệu, chế biến sâu phục vụ xuất khẩu.

Định hướng thị trường tiêu thụ

Các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp chế biến, do đó các doanh nghiệp đều sản xuất đa dạng các loại sản phẩm, từ chè xanh, chè đen, chè ô long. Một số doanh nghiệp lớn như công ty chè Hùng Cường, Công ty chè Bách Shan, công ty chè Quang Bình có sản xuất các loại chè phổ nhĩ chất lượng cao để xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chè xanh mặc dù chỉ chiếm 21,68 % tổng sản lượng chè sản xuất của doanh nghiệp nhưng giá bán của sản phẩm chè xanh lại vượt trội với giá bán bình quân đạt 180.000 đồng/kg chè xanh khô. Sản phẩm chè Shan tuyết được sản xuất từ nguồn chè nguyên liệu sạch, hái bằng tay, canh tác hoàn toàn tự nhiên nên được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm chất lượng cao trong khi giá chè xuất khẩu bình quân chỉ hơn 4 USD/kg, rất ít khách hàng quốc tế sẵn lòng chi trả giá cao để thưởng thức. Do đó, đa phần sản phẩm chè xanh Shan tuyết được tiêu thụ trong nước. Nắm bắt được lợi thế so sánh về sản phẩm chè Shan tuyết đặc sản của tỉnh Hà Giang, các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đã từng bước hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến, tìm hiểu và đánh giá thị trường, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường quốc tế chỉ sử dụng các sản phẩm chè đen, chè ôlong,... nên giá chè họ chỉ mua ở mức thấp (khoảng 4 USD/kg). Đối với thị trường nội địa (Việt Nam), thói quen dùng trà xanh và nhu cầu về loại chè đặc sản cao nên giá bán cao. Các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chè xanh Shan tuyết ở tỉnh Hà Giang đã có những thành công nhất định, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm chè Shan tuyết trong vùng, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã khác không chỉ trong ngành chè mà còn có các ngành nông nghiệp khác đang từng bước xây dựng và hoàn thiện để học tập theo chiến lược và định hướng của các doanh nghiệp đi đầu trong ngành chè của tỉnh.

4.2.4. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu ổn định, hầu hết các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các hộ trồng chè tự do và hệ thống thu gom, thương lái. Khó có thể mua được nguyên liệu từ những hộ trồng chè có liên kết ổn định với các doanh nghiệp hợp đồng. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ tổng thể toàn chuỗi, các doanh nghiệp không tham gia liên kết vẫn có vai trò nhất định trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng chè trong chuỗi. Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ sản phẩm chè búp tươi mà các hộ không liên kết bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chiếm 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ, mặc dù giá bán chè nguyên liệu bình quân của các hộ không liên kết được doanh nghiệp thu mua ở mức 11.500 đồng/kg nhưng vẫn cao hơn các hộ thu gom (10.737 đồng/kg). Các hộ trồng chè tự do chủ yếu bán chè cho các hộ thu gom (68,85 %) trên địa bàn bởi đa phần các hộ trồng chè tự do ở xa nhà máy chế biến của doanh nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, dù giá của doanh nghiệp thu mua cho các hộ tư do cao hơn các hộ thu gom nhưng chi phí đi lại, công vận chuyển chè đến doanh nghiệp quá lớn trong khi chè búp tươi cần được tiêu thụ ngay trong ngày để đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cho chế biến chè xanh.

Xét trên tổng thể số hộ trồng chè được khảo sát, doanh nghiệp tiêu thụ được khoảng 44,5 % tổng sản lượng chè của hộ, đối với các hộ trồng chè tự do doanh nghiệp cũng góp phần tiêu thụ được 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ. Qua đó có thể thấy rằng, vai trò của các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng chè nói chung trên địa bàn mặc dù còn hạn chế, mới chỉ tiêu thụ chưa được một nửa số chè nguyên liệu của các hộ sản xuất ra, nhưng nguyên nhân là do chỉ có 25% số hộ được khảo sát có kí kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp, còn lại 75% số hộ không kí hợp đồng. Vì vậy, với 75% số hộ khảo sát không kí hợp đồng nhưng doanh nghiệp vẫn tiêu thụ được 31,15 % tổng sản lượng chè của hộ có thể nói doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ trồng chè tự do. Qua đó, các hộ tư do có sự so sánh để thấy được lợi ích kinh tế của việc kí kết hợp đồng với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ chè so với việc không kí hợp đồng. Bên cạnh đó, mặc dù các hộ trồng chè đã kí hợp đồng với doanh nghiệp nhưng sản lượng chè doanh nghiệp tiêu thụ của hộ hợp đồng cũng chỉ đạt mức 90,8%. Một số hộ hợp đồng thi thoảng vẫn bán ra ngoài khi cần tiền gấp hoặc khi giá thu mua của các tiểu thương cao hơn giá thu mua của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 80 - 83)