Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

chè Shan tuyết

2.1.4.1. Yếu tố chủ quan

i) Năng lực, nguồn lực của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có tiềm lực về đất đai, vốn lớn, có thể tự đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào của mình sẽ có lợi thế cao hơn những doanh nghiệp phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu vào người dân. Các định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có tác động quan trọng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào vùng chè nguyên liệu. Mặc dù các định hướng đó được hình thành chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của chủ doanh nghiệp nhưng cũng sẽ được cân nhắc dựa trên khả năng về tài chính, đất đai và thị trường của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp được đầu tư trang thiết bị sản xuất, khoa học công nghệ tốt, cán bộ doanh nghiệp tâm huyết, có năng lực quản lí, điều hành, chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ phát huy tốt vai trò của doanh nghiệp ở trong chuỗi giá trị (An Như Hải, 2010)

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi đó là việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu trong chuỗi, bởi đây là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và đặc biệt tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Để làm được điều này bản thân các doanh nghiệp buộc phải áp dụng ngày càng cao và sâu hơn về khoa học kỹ thuật tiên tiến đặc biệt là bảo đảm chất lượng đối

các sản phẩm trong chuỗi sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài (Hà Xuân Thọ, 2016)

ii) Chiến lược, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành chè nói riêng đều xác định rõ mục tiêu, chiến lược phát triển cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Đối với các sản phẩm có phẩm cấp thấp, chất lượng không cao, tiêu dùng trong nước, doanh nghiệp tính toán lựa chọn nguồn nguyên liệu, nhân công, tổ chức sản xuất với giá thành thấp nhất đảm bảo kinh doanh vẫn có lời nhưng các hoạt động hỗ trợ cho chuỗi sẽ bị cắt giảm, doanh nghiệp giảm bớt các vai trò nhường chỗ cho các tác nhân khác trong chuỗi. Đối với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp cần có vùng nguyên liệu sạch, ổn định, quy trình tổ chức sản xuất tốt, kiểm soát nghiêm ngặt đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (Nguyễn Thị Thúy, 2015). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ chế biến tinh, tìm kiếm thị trường nước ngoài, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm... tốn nhiều chi phí khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Có thể thấy, khi doanh nghiệp xác định rõ chiến lược, định hướng kinh doanh và các thị trường tiêu thụ hướng tới, doanh nghiệp sẽ phát huy các vai trò cụ thể trong chuỗi để thực hiện các mục tiêu, chiến lược đã đề ra.

2.1.4.2. Yếu tố khách quan i) Yếu tố thị trường

Thị trường hàng hóa phát triển càng mạnh thì vai trò doanh nghiệp càng thể hiện rõ nét. Thị trường là yếu tố quyết định sống còn của sản phẩm, các doanh nghiệp muốn sản xuất thường xuyên cần có đầu ra ổn định. Do đó, các doanh nghiệp phải liên tục tìm kiếm bạn hàng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng lâu năm. Rủi ro về giá cả sản phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, để phát triển tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ, xúc tiến thương mại,... nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Có thể khẳng định, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và

phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thì doanh nghiệp có điều kiện để tồn tại và phát triển, ngược lại khi sản phẩm không tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ không có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. Ảnh hưởng của tiêu thụ sản phẩm không chỉ trực tiếp đến doanh nghiệp và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, địa phương (Nguyễn Thị Thúy, 2015). Khi các doanh nghiệp ngành chè có đầu ra ổn định, việc đầu tư vào sản xuất, đầu tư vùng nguyên liệu mới được chú trọng, khi đó vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi mới được phát huy.

ii) Yếu tố về thể chế, chủ trương, chính sách pháp luật

Các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Điều này được thể hiện qua các chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi, cụ thể: Chính sách đất đai: Mục tiêu của chính sách đất đai nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn tập trung đất nông nghiệp về tay những người sản xuất có trình độ để làm gia tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp (Đỗ Ngọ Quỹ, 2003). Doanh nghiệp muốn có sự tham gia sâu trong chuỗi, đặc biệt trong chuỗi giá trị chè thì yếu tố đất đai đóng vai trò quan trọng, vì vậy chính sách đất đai sẽ tạo ra khung pháp lý trong việc doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nguyên liệu thông qua việc thuê đất hoặc tích tụ ruộng đất của các hộ.

Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất: với mục tiêu tằng cường sức sản xuất cho nông nghiệp, chính sách này giúp khoảng cách giữa doanh nghiệp và người nông dân được thu hẹp lại thông qua việc hỗ trợ sản xuất. Lúc này vai trò doanh nghiệp sẽ là người hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, giúp nông dân có thêm niềm tin và sự gắn bó hơn với doanh nghiệp (Hà Xuân Thọ, 2016). Trong đó chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn thỏa mãn nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp hoặc người sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn. Ngoài ra chinh sách khuyến nông đặc biệt trong ngành chè hướng vào mục tiêu phổ biến kiến thức cho nông dân trồng chè tại địa bàn sản xuất cuẩ hộ. Tuy nhiên chính sách này thường được lồng ghép hoặc song song thực hiện với các lớp tập huấn kỹ thuật của doanh nghiệp để tạo vai trò đồng hành của doanh nghiệp với người sản xuất.

thuận lợi cho tiêu thụ, bỏa đảm cho sản phâm nông nghiệp cũng như nguyên liệu được tiêu thụ nhanh chóng, vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nhà chế biến vừa giảm hao hụt thất thoát (Hà Xuân Thọ, 2016).

Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng (chống tác hại của thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động nông nghiệp).

Chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản: giúp doanh nghiệp có năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)