Đánh giá chung về vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 85 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5.Đánh giá chung về vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan

4.2. Thực trạng vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết

4.2.5.Đánh giá chung về vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan

Shan tuyết Hà Giang

Những kết quả đạt được:

Qua phân tích vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang có thể thấy rằng vai trò của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hỗ trợ đầu vào sản xuất, tổ chức sản xuất chuỗi, định hướng tiêu thụ sản phẩm, đầu tư khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động; tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi hay tiêu thụ sản phẩm cho người dân trồng chè... Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp được thể hiện rõ rệt nhất trong tất cả các khía cạnh khi doanh nghiệp và hộ trồng chè kí kết hợp đồng liên kết. Thông qua việc kí kết hợp đồng, các điều khoản thỏa thuận vừa là ràng buộc nhưng cũng là động lực cho cả doanh nghiệp và người trồng chè yên tâm thực hiện.

Có 44,44 % doanh nghiệp được khảo sát có hợp đồng liên kết với hộ trồng chè và hầu hết (100%) các doanh nghiệp liên kết trực tiếp với các hộ trồng chè bằng hợp đồng văn bản. Khi có hợp đồng liên kết giữa DN và người trồng chè có sự ràng buộc về mặt pháp lí, các điều khoản cam kết giữa DN với người dân sẽ làm cơ sở để cho doanh nghiệp phát huy được các vai trò của mình trong chuỗi. Cụ thể:

- Giá trị gia tăng do doanh nghiệp trực tiếp tạo ra và giá trị gia tăng của người sản xuất cũng được tăng lên khi doanh nghiệp kí kết hợp đồng với người sản xuất.

- Doanh nghiệp tạo được việc làm cho lao động và tăng thu nhập cho lao động làm chè của hộ, số lượng lao động và thu nhập lao động (trực tiếp và gián tiếp) của doanh nghiệp cũng được tăng lên.

- Doanh nghiệp hỗ trợ/ ứng trước vật tư đầu vào cho các hộ liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thực hiện tổ chức sản xuất, đưa ra các yêu cầu về loại vật tư đầu vào, lên lịch thời vụ, lịch thu hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cử cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ trực tiếp cho hộ để sản xuất chè nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn.

- Giá doanh nghiệp thu mua chè nguyên liệu của các hộ liên kết cao hơn giá thị trường/ các hộ không liên kết.

Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Số lượng hộ ký hợp đồng liên kết còn hạn chế do các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tập trung chủ yếu ở vùng giao thông khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận.

- Khi không có hợp đồng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng chè chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người mua và người bán, trên cơ sở thỏa thuận theo giá cả thị trường và các quy định chung của luật pháp. Doanh nghiệp không có cơ sở nào để đầu tư đầu vào sản xuất hay can thiệp vào diện tích chè của các hộ trồng chè bởi các hộ sẵn sàng và có quyền bán chè cho các đối tác khác. Khi đó, vai trò của doanh nghiệp trong hỗ trợ sản xuất và xây dựng ổn định vùng nguyên liệu sẽ rất mờ nhạt, thậm chí là có vai trò tiêu cực đối với vùng nguyên liệu bởi gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh về nguyên liệu giữa các doanh nghiệp ngành chè.

- Doanh nghiệp chỉ có vai trò nhất định trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm khi doanh nghiệp và người dân đạt được thỏa thuận về giá cả.

- Khi không có liên kết, các doanh nghiệp không chủ động được nguyên liệu mà chủ yếu phải thu mua nguyên liệu chủ yếu thông qua đội ngũ thu gom, thương lái với giá cao hơn và một phần các hộ trồng chè tự do không ổn định với hình thức thanh toán ngay theo từng đơn hàng. Việc chế biến, tiêu thụ các sản

phẩm của các doanh nghiệp này cũng chỉ ở mức hạn chế, cầm chừng.

- Doanh nghiệp chưa tiêu thụ hết được toàn bộ sản lượng chè của các hộ dân (cả hộ ký hợp đồng và hộ không ký hợp đồng) trong vùng, đa số vẫn phải phụ thuộc vào nguyên liệu của đội ngũ thương lái không đảm bảo chất lượng;

- Việc thực hiện đúng các cam kết của doanh nghiệp và người trồng chè chỉ ở mức khá khi hộ cam kết chỉ bán cho doanh nghiệp nhưng đôi khi vẫn bán “chui” ra ngoài khi cần tiền gấp hoặc khi giá chè cao còn doanh nghiệp kết hỗ trợ đầu vào sản xuất cho các hộ trồng chè nhưng tỉ lệ hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế của hộ và doanh nghiệp chưa bao tiêu hết được đầu ra cho các hộ liên kết (một phần là do các hộ chưa thực hiện đúng quy trình phun thuốc, thu hái đảm bảo đúng tiêu chuẩn kích cỡ và dư lượng thuốc BVTV... nên doanh nghiệp không chấp nhận mua).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 85 - 87)