Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 54 - 56)

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tạo giá trị gia tăng

+ Dây chuyền công nghệ chế biến của doanh nghiệp.

+ Mức vốn đầu tư dây chuyền chế biến chè bình quân của doanh nghiệp; + Tỉ lệ hộ trồng chè đánh giá thu nhập tăng lên khi tham gia liên kết với DN + Tỉ lệ hộ trồng chè đánh giá chi phí giảm đi khi tham gia liên kết với DN + Đóng góp vào giá trị gia tăng toàn chuỗi của doanh nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tạo việc làm, thu nhập cho lao động + Số lao động nông nghiệp bình quân/hộ (liên kết và không liên kết); + Số lao động tham gia sản xuất chè bình quân/hộ (liên kết và không liên kết); + Thu nhập bình quân/hộ liên kết và thu nhập bình quân/hộ không liên kết + Số lao động (trực tiếp, gián tiếp) bình quân của DN (liên kết và không liên kết);

+ Thu nhập bình quân/lao động của DN (liên kết và không liên kết);

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò hỗ trợ các tác nhân, tổ chức sản xuất chuỗi và định hướng thị trường tiêu thụ

+ Số doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định + Số doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

+ Nội dung và mức đầu tư vùng nguyên liệu của doanh nghiệp (tỉ lệ DN hỗ trợ: ứng trước vốn, phân bón, vật tư; hướng dẫn quy trình kĩ thuật canh tác...)

+ Tỉ lệ hộ trồng chè được doanh nghiệp thu mua đầu tư ứng trước (tỉ lệ hộ ứng tiền mặt đầu tư sản xuất; tỉ lệ hộ ứng vật tư đầu vào...);

+ Tỉ lệ mức độ hỗ trợ đầu vào của doanh nghiệp so với tổng mức đầu tư cần thiết của hộ;

+ Số hộ kí hợp đồng liên kết với doanh nghiệp;

+ Số doanh nghiệp hợp đồng yêu cầu: thời điểm thu hoạch, thời vụ sản xuất, chủng loại và chất lượng giống chè, tiêu chuẩn chất lượng chè búp tươi khi thu mua; tổ chức sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn có chứng nhận; nội dung hỗ trợ của doanh nghiệp cho hộ liên kết.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tiêu thụ sản phẩm + Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ bình quân/DN;

+ Chủng loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ bình quân/DN;

+ Tỉ lệ chè tiêu thụ nội địa của doanh nghiệp/ tổng sản lượng tiêu thụ + Số lần tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm bình quân/DN;

+ Chênh lệch giữa giá thu mua chè nguyên liệu của doanh nghiệp so với giá thu mua bên ngoài của hộ.

+ Tỉ lệ sản lượng chè hộ bán cho doanh nghiệp/ tổng sản lượng chè của hộ. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực của doanh nghiệp

+ Doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận

+ Quy mô doanh nghiệp (vốn, đất đai, lao động)

+ Trình độ, mức độ hiện đại của công nghệ sản xuất, chế biến.

* Nhóm chỉ tiêu phân tích giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi - Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.

GO = P x Q Q: Sản lượng hàng hóa, dịch vụ;

P: Giá bán của hàng hóa, dịch vụ.

Chỉ tiêu giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất.

Chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể được tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản xuất, giá sử dụng).

- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost)

Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về vật chất, dịch vụ cho sản xuất vật chất và không bao gồm chi phí lao động và khấu hao tài sản cố định. Những sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa nguyên, nhiên vật liệu… vào sản xuất.

IC = ∑ CjPj Cj: là nguyên, nhiên, vật liệu, dịch vụ thứ j;

Pj: là giá của nguyên, nhiên, vật liệu, dịch vụ thứ j. Trong phương pháp tính IC, người ta không tính các chi phí luân chuyển nội bộ.

- Giá trị gia tăng (VA- Value Added)

Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất.

Trong kinh tế học vi mô, giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị của đầu ra (GO: Gross output) trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian (IC: The cost of Intermediate costs). Ưu điểm của phương pháp tính giá trị gia tăng là tránh được sự tính trùng.

VA = GO – IC Trong đó: VA: Giá trị gia tăng,

GO: Giá trị sản xuất; IC: chi phí trung gian.

Đối với một ngành hàng nông sản, VA được tạo ra bởi nhiều khâu khác nhau nhưng có thể chia thành 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

- Giá trị gia tăng thuần (NVA-Net value added)

Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuê lao động (W), thuế (T) và các chi phí tài chính khác (FF),

NVA = VA – ( W + T + FF +…)

Trong đó, chi phí tài chính khác (FF) là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian (chi phí đầu vào của hộ chăn nuôi), chi phí tài chính khác có thể là chi phí thuê thêm công lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí giao dịch, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 54 - 56)