Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Các yếu tố chủ quan

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗ

4.3.1.Các yếu tố chủ quan

i) Năng lực, nguồn lực của doanh nghiệp

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến vai trò của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang phải kể đến chính là năng lực nội tại của các doanh nghiệp. Theo niên giám thống kê Hà Giang năm 2015, trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ có khoảng 39 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các dịch vụ liên quan, trong đó có khoảng 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp tham gia vào ngành hàng chè của tỉnh Hà Giang cho thấy, bình quân mỗi doanh nghiệp đang sử dụng khoảng 167 ha đất, trong đó: đất xây dựng trụ sở là 1.821,89 m2, đất nhà xưởng, kho bãi là 0,83 ha, đất sản xuất nông nghiệp là khoảng 166 ha (trong đó đất trồng chè là khoảng 164,72 ha) và khoảng 0,1 ha đất khác. Bình quân mỗi doanh nghiệp có khoảng 40,38 tỉ đồng vốn sản xuất kinh doanh, thu hút được 84 lao động (gồm 72 lao động trực tiếp và 12 lao động gián tiếp) với mức thu nhập bình quân hàng tháng ở mức từ 3 - 4,14 triệu đồng/người/tháng tương đối phù hợp với mặt bằng chung của thu nhập dân cư của tỉnh.

Trình độ lao động của doanh nghiệp ngành chè cũng khá ổn định, các doanh nghiệp sử dụng các lao động có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, tỉ lệ lao

động trực tiếp và gián tiếp có trình độ đại học và trên đại học khá cao, số lao động chưa được qua đào tạo phần lớn nằm ở lao động trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất, chế biến tại các nhà máy chè. Đây là lực lượng lao động công nhân sản xuất, trong đó có cả các lao động tại chỗ là đồng bào dân tộc, chưa được đào tạo bài bản.

Bảng 4.18. Trình độ lao động của doanh nghiệp

ĐVT: % Chỉ tiêu Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp

Trên ĐH và ĐH 20,74 35,85

Cao đẳng 16,44 42,45

Trung cấp 9,68 15,09

Chưa qua đào tạo 53,15 8,49

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Lãnh đạo/ Cán bộ quản lý của các doanh nghiệp ngành chè ở tỉnh Hà Giang đa phần có thâm niên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong nghề với bình quân khoảng 14 năm hoạt động trong ngành chè và được đào tạo bài bản có trình độ đại học, trên đại học chiếm tỉ lệ cao.

Bảng 4.19. Trình độ quản lý của lãnh đạo, cán bộ doanh nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

Số năm kinh nghiệm năm 13,60

Trình độ chuyên môn

ĐH và trên ĐH % 55,56

Cao đẳng % 33,33

Trung cấp % 11,11

Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Theo kết quả khảo sát, một số khó khăn ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè có thể kể đến như thiếu vốn; thiếu lao động có trình độ; thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh; trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp còn thiếu và yếu,... Trong đó, 55,56% ý kiến phản hồi của doanh nghiệp khảo sát cho rằng gặp khó khăn do thiếu lao động và chủ yếu là do trình độ của các lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, có 66,67% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng gặp khó khăn do thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, đa phần các doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn bởi phần diện tích chè sản xuất của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đủ để sản xuất mặc dù phần lớn

diện tích các doanh nghiệp cung cấp là diện tích chè liên kết với các hộ dân. Bảng 4.20. Đánh giá của doanh nghiệp về các khó khăn nội tại

Chỉ tiêu Số ý kiến DN

phản hồi (n=9) Tỉ lệ (%)

Thiếu mặt bằng SXKD 6 66,67

Thiếu lao động có trình độ 5 55,56

Trang thiết bị, cơ sở vật chất thiếu thốn 2 22,22

Thiếu vốn, khó vay vốn 5 55,56

Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Bình quân mỗi doanh nghiệp khảo sát sử dụng khoảng 40,38 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, trong đó 28,14 tỷ đồng được sử dụng để đầu tư vào các hạ tầng sản xuất, xây dựng nhà máy và mua sắm các thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn lớn nhất khoảng 191 tỷ đồng, đây là doanh nghiệp có uy tín, đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến các sản phẩm tại vùng nguyên liệu, và doanh nghiệp có tổng nguồn vốn nhỏ nhất là 4,75 tỷ đồng. Đa phần vốn của các doanh nghiệp khảo sát là vốn cố địnhcũng đang sử dụng khoảng hơn 12,2 tỷ đồng vốn lưu động trong hoạt động SXKD. Nếu xét về nguồn gốc vốn, bình quân mỗi doanh nghiệp ngành chè của tỉnh đang sở hữu khoảng 26,9 tỷ đồng, còn khoảng 13,5 tỷ đồng vốn vay. Vốn vay bình quân của các doanh nghiệp chiếm khoảng 30% tổng vốn SXKD của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu nhỏ nhất của doanh nghiệp cũng có 1,95 tỷ đồng. Nhìn chung, theo đánh giá của các doanh nghiệp ngành chè của tỉnh Hà Giang, có 55,56% số doanh nghiệp cho rằng thiếu vốn hoặc khó vay vốn.

Bảng 4.21. Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Vốn chủ sở hữu Vốn vay Bình quân 1 DN 40,382 28,143 12,239 26,906 13,477 Max 191 151 40 123 68 Min 4,75 1,90 1,44 1,95 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Qua số liệu khảo sát, có khoảng 71,42 % các doanh nghiệp ngành chè ở Hà

Giang sử dụng chủ yếu là dây chuyền sản xuất trong nước và dây chuyền một phần nhập khẩu và đây là các doanh nghiệp có thâm niên lâu năm trong ngành chè của tỉnh vẫn sử dụng dây chuyền sản xuất trong nước để sản xuất các loại chè thông thường, phẩm cấp thấp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và trong đó có cả một số doanh nghiệp chế biến, kinh doanh chè với quy mô nhỏ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư thêm cả dây chuyền sản xuất liên doanh (một phần nhập) và dây chuyền nhập khẩu đối với những sản phẩm yêu cầu phẩm cấp cao để phục vụ cho các thị trường cao cấp hơn. Đối với điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp để sử dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất, chế biến, do đó hầu hết vẫn được đánh giá là phù hợp với khả năng và nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ hiện đại và phù hợp của công nghệ sản xuất, chế biến của doanh nghiệp

ĐVT: % Chỉ tiêu Tỉ lệ DN sử dụng Đánh giá trình độ công nghệ Công nghệ phù hợp Trung bình hiện đại

Dây chuyền SX trong nước 35,71 75 25 100

Dây chuyền một phần nhập 35,71 80 20 100

Dây chuyền nhập 28,57 0 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016)

ii) Chiến lược, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành chè nói riêng đều xác định rõ mục tiêu, chiến lược phát triển cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Qua khảo sát sâu một số doanh nghiệp ngành chè tỉnh Hà Giang, có 6/9 doanh nghiệp khảo sát (đạt 66,67%) đã xác định rõ chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể. Các định hướng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chè tỉnh Hà Giang nhắm vào sản phẩm chè Shan tuyết được xây dựng theo hướng đặc sản, hữu cơ thường xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu bền vững thông qua việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ trong chăm sóc và thu hái chè, một

số doanh nghiệp cũng tìm cách tối đa hóa giá trị tiềm năng kinh tế thông qua sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác bằng cách xen canh với trồng các loại cây dược liệu... Các doanh nghiệp xác định thị trường chiến lược và các sản phẩm chiến lược để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch thực hiện cụ thể, triển khai xây dựng các nhà máy chế biến với công suất phù hợp, xây dựng các liên kết với nông dân, tổ nhóm nông dân để sản xuất theo cùng một quy trình kỹ thuật, có sự giám sát việc thực hiện các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chiến lược của công ty. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm chè đặc trưng của vùng, của từng doanh nghiệp.

Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến vai trò doanh nghiệp trong chuỗi

Chỉ tiêu Tỉ lệ đánh giá (%) Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

1. Năng lực, nguồn lực của DN 66,67 33,33 0,00

2. Mục tiêu, chiến lược hoạt động của DN 77,78 22,22 0,00 Nguồn: tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển của công ty, một số doanh nghiệp ngành chè ở tỉnh Hà Giang đã được các tổ chức quốc tế như IFOAM, Unilever,... hỗ trợ cấp chứng nhận chè hữu cơ cho vùng sản xuất như vùng chè hữu cơ 500 ha tại xã Tiên Nguyên của công ty chè Quang Bình hay vùng chè hữu cơ xã Cao Bồ của công ty Hùng Cường... Theo ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp, có 7/9 doanh nghiệp (chiếm 77,78 %) cho rằng các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bởi các doanh nghiệp đã xác định rõ mục tiêu và phương hướng mục tiêu hoạt động, theo đó tùy theo năng lực cụ thể của từng doanh nghiệp mà thể hiện vai trò cụ thể đối với các hoạt động trong chuỗi.

Có thể thấy, khi doanh nghiệp xác định rõ chiến lược, định hướng kinh doanh và các thị trường tiềm năng hướng tới, doanh nghiệp sẽ xây dựng được kế hoạch thực hiện chi tiết, phát huy các vai trò cụ thể trong chuỗi để thực hiện các mục tiêu, chiến lược đã đề ra.

Tóm lại, sau khi phân tích các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang có một số nhận định như sau:

 Về năng lực của các doanh nghiệp: nhìn chung các doanh nghiệp khảo sát cơ bản đáp ứng được yêu cầu về đất đai, vốn, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng tổ chức sản xuất chuỗi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp phải một số khó khăn cản trở khi đa phần thiếu vốn đầu tư SXKD khi bình quân 30 % số vốn của doanh nghiệp là vốn vay và thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.

 Về mục tiêu, chiến lược, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp: đa phần các doanh nghiệp được khảo sát đã xác định rõ các mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp nên đã xác định giới hạn tối đa việc thực hiện các vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi, qua khảo sát có 77,78% số doanh nghiệp cho rằng việc hoạch định chiến lược kinh doanh của DN được thực hiện rất tốt, giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt được các vai trò của mình ở trong chuỗi. 4.3.2. Yếu tố khách quan

i) Yếu tố thị trường

Trong giới phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào sản phẩm chè xanh tiêu thụ nội địa mặc dù đối với thị trường xuất khẩu, sản phẩm chè chính được xuất bán trực tiếp đi nước ngoài đó là chè đen. Chè đen được bán chủ yếu cho thị trường Trung Quốc, Đài Loan với sản lượng lớn. Các công ty xuất khẩu chè đen gồm Công ty Hùng Cường; Các doanh nghiệp và HTX trên địa bàn. Với thị trường cao cấp họ yêu cầu sản phẩm phải là chè được sản xuất theo quy trình hữu cơ, giá trị cao. Hiện nay có một số công ty như Hùng Cường đóng trên địa bàn có vùng chè hữu cơ; Công ty TNHH Liên kết Sinh thái Việt Nam (Ecolink Co. Ltd) ở Hà Nội, và một số doanh nghiệp khác bắt đầu sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu, hay Mỹ trong khoảng gần 10 năm trở lại đây. Xu hướng phát triển chè hữu cơ là hướng đi mà nhiều công ty đang lựa chọn, vì xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi khắt khe về chất lượng và sản phẩm phải tự nhiên. Với sản lượng chè lớn, việc khai thác các thị trường xuất khẩu cao cấp cần được quan tâm và đẩy mạnh, từ đó mới tăng được giá trị cho toàn bộ các tác nhân trong chuỗi chè và giúp được nhiều hộ nghèo hơn.

Thị trường tiêu thụ tại địa phương và tiêu thụ nội địa chủ yếu là các sản phẩm chè đã qua sơ chế, chế biến đóng bao gói. Thị trường tiêu thụ chè Hà

Giang hầu như khắp cả nước, tuy nhiên đầu mối chính tập trung ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM...Bên cạnh đó, tác nhân thu gom từ các tỉnh có tiếng về chè như Thái Nguyên, Tuyên Quang cũng tìm đến để mua chè Shan tuyết Hà Giang vì chất lượng chè tốt hơn, hộ trồng chè ít sử dụng thuốc BVTV và thuốc kích thích sinh trưởng. Đây là thị trường truyền thống, tuy nhiên nước ta có nhiều tỉnh trồng và phát triển cây chè, bởi vậy khả năng mở rộng thị phần cho sản phẩm chè Hà Giang sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, chè Shan tuyết Hà Giang có lợi thế cạnh tranh lớn đó chính là vùng sản xuất chè ở các xã vùng núi cao, hộ chưa thâm canh sản xuất, rất ít và hầu như chưa sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất chè. Hà Giang có điều kiện lớn để sản xuất chè hữu cơ mang lại giá trị cao. Để sản xuất được chè hữu cơ cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề đặc biệt là có một chiến lược phát triển cây chè Shan tuyết có trọng điểm.

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ

ĐVT: % Chỉ tiêu Chung DN liên kết DN không liên kết

Doanh thu chè nội địa 39,23 29,88 55,99

Doanh thu chè xuất khẩu 60,77 70,12 44,01

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016) Theo kết quả nghiên cứu đề tài, đối với chuỗi giá trị sản phẩm chè khô xanh Shan tuyết tiêu thụ trong nước, doanh số tiêu thụ nội địa bình quân của các doanh nghiệp khảo sát chiếm hơn 39% tổng doanh thu của doanh nghiệp, trong đó doanh số tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp có kí hợp đồng với các hộ dân chỉ chiếm 30% tổng doanh thu trong khi doanh số tiêu thụ của các doanh nghiệp không kí hợp đồng chiếm tới khoảng 56% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Qua đó có thể thấy rằng, các doanh nghiệp có kí hợp đồng với các hộ dân đa phần mục tiêu hướng tới các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu, còn đối với các doanh nghiệp không liên kết, thị trường truyền thống, chủ đạo của họ chính là thị trường nội địa. Khi các doanh nghiệp xác định được cụ thể thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp sẽ xây dựng phương hướng, kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể phục vụ cho thị trường đó. Nói cách khác, yếu tố thị trường có ảnh hưởng các vai trò của doanh nghiệp trong mọi hoạt động của chuỗi.

Theo phản hồi của các doanh nghiệp khảo sát, có 33,33 % số doanh nghiệp cho rằng các vai trò của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường và 11,11% doanh nghiệp cho rằng yếu tố thị trường ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi.

ii) Yếu tố về thể chế, chủ trương, chính sách pháp luật

Các chính sách vĩ mô của nhà nước hiện đang được triển khai đồng loạt như Luật đất đai (2013), chính sách về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phát triển sản xuất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người trồng chè hay chính sách khuyến nông đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tái canh chè và hỗ trợ phát triển chè an toàn (VietGap)...như Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ Rau, Quả, Chè an

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chè shan tuyết tỉnh hà giang (Trang 87)