Chương trình ĐTBD Nhu cầu
(người)
Thực tế (người)
Thực tế/Nhu cầu (%)
1. Tin học nâng cao 250 250 100,00
2. Ngoại ngữ 50 0 0
3. Nghiệp vụ Kiểm tra viên thuế 80 40 50,00
4. Nghiệp vụ Kiểm tra viên chính thuế 100 20 20,00
5. Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế 80 25 31,25
6. Quản lý hành chính nhà nước 50 3 6,00
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2017) Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộlãnh đạo phòng, chi Cục Thuế lại coi nhẹ việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, họ chỉ chú trọng vào kết quả công việc được giao có hoàn thành hay không hoàn thành, coi việc
đào tạo bồi dưỡng chỉ mang tính hình thức và không hiệu quả,... Điều này tác
đạo đơn vị tham gia công tác và quản lý. Tổng hợp tình hình đáp ứng nhu cầu
đào tạo ngắn hạn của ngành thuế tỉnh Phú Thọ năm 2017 cho thấy: Nhu cầu trên cho thấy mong muốn, nguyện vọng chính đáng được học tập, nâng cao trình độ
của cán bộ trong ngành đối với một số kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản. Thực tế, ngành thuế chỉ đáp ứng được 100% nhu cầu bồi dưỡng tin học, 50% nhu cầu đối với nghiệp vụ kiểm tra viên thuếđể nâng cao năng lực thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuếđối với NNT ở mức độ phức tạp trung bình. Đối với các chương trình ĐTBD ngắn hạn khác đều không đáp ứng nhu cầu học tập của CBCC. Vấn đề này phát sinh từ nhiều nguyên nhân: nguồn kinh phí ĐTBD
có hạn; số cán bộđi học nhiều sẽ làm ảnh hưởng khó khăn đến việc bố trí cán bộ
thay thế đảm trách phần công việc của họtrong khi NNL đang bị hạn chế; nhận thức chưa coi trọng việc ĐTBD của một bộ phận lãnh đạo quản lý nên không phê duyệt nhu cầu ĐTBD cho cán bộ.
Hiện nay việc vận hành ứng dụng tin học hiệu quả là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành. Các ứng dụng tin học đã được ngành Thuế triển khai, vận hành đến tất cả các chức năng quản lý thuế. Hơn nữa, năm 2017 ngành
thuế đã triển khai áp dụng phần mềm quản lý thuế tập trung (viết tắt là TMS), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các phần mềm quản lý thuế, giải quyết các vướng mắc trong công tác sử dụng cũng như khai thác TMS tránh tình
trạng gây ách tắc công việc. Cục Thuế tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng TMS tập trung ưu tiên tháo gỡ vướng mắc cho các Phòng chức năng và các đội thuế thuộc các Chi Cục Thuế, giúp các công chức sử dụng các ứng
dụng trên TMS một cách thành thạo, truy cập thông tin nhanh chóng và chính
xác nhất, phát huy hiệu quả của phần mềm quản lý thuế tập trung. Điều này đã
phần nào phản ánh chất lượng hiệu quả công tác được nâng cao thông qua đáp
ứng nhu cầu được ĐTBD của CBCC trong ngành.
Như vậy có thể thấy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành thuế chưa được thực sự coi trọng, chưa được đầu tư kinh phí thỏa đáng sẽlàm cho cơ
hội học tập của công chức bị giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹnăng làm việc của công chức trong ngành.
4.2.4. Chếđộđãi ngộ, điều kiện môi trường làm việc
Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Thực tế chỉ cho thấy, khi cuộc sống của cán bộ, công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc tận tụy,
nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư
tưởng của họ. Để khuyến khích cán bộ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với cơ
quan thì yếu tố tạo động lực cho cán bộ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các yếu tố có thể tạo ra động lực cho CBCC bao gồm:
a. Tiền lương
- Theo Bộ luật lao động, lương tối thiểu là mức lương cơ bản, bảo đảm
cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn, một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng
và được dùng làm căn cứ để tính mức lương các loại lao động khác. Mức lương
của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định. Hiện có hai mức lương tối thiểu, một là mức lương tối thiểu vùng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng, áp dụng cho lao động làm việc trong doanh nghiệp; hai là mức lương cơ sở áp dụng cho công chức. Hiện mức lương cơ sở chung cho công chức là 1.300.000 đồng một tháng (áp dụng từ tháng 7/2017). Mức phụ cấp công vụ đã được nâng từ 10% lên 25% mức lương hiện
hưởng cộng với phụ cấp chức vụlãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Thực hiện việc chuyển xếp ngạch, bậc lương: việc chuyển xếp ngạch, bậc lương đơn vị đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngành và quy định của
Nhà nước. Việc thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt khung
hàng năm cho CBCC thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.
Trong năm 2017 đã thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt
khung cho 263 công chức; nâng trước hạn 53 công chức (gồm 01 công chức
trước khi nghỉ hưu, 52 công chức do lập thành tích xuất sắc). Việc thực hiện các chếđộ phụ cấp: đúng chếđộ quy định hiện hành.
- Bên cạnh tiền lương, công tác khen thưởng luôn là nội dung quan trọng
trong hoạt động của ngành Thuế kể từ khi thành lập cho đến nay. Qua đó, đã tạo ra những nhân tố mới tạo động lực, lòng nhiệt tình và sự say mê sáng tạo của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thuế trong việc hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần cùng ngành Thuế
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế hàng năm. Thời gian qua, ngành Thuế đã thực hiện tốt công tác khen thưởng thường xuyên, khen thưởng chuyên
đề, khen thưởng theo các đợt thi đua ngắn ngày, được các đơn vị trong và ngoài ngành Thuếđánh giá cao và tham khảo kinh nghiệm.
Tuy nhiên, công tác khen thưởng thành tích đột xuất chưa được ngành Thuế các cấp chú trọng triển khai. Qua đó, đã làm ảnh hưởng đến kết quả đánh
giá toàn diện việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Bộ Tài chính đối với ngành Thuế.
Bảng 4.22. Kết quảđiều tra mức độ hài lòng về yếu tố tiền lươngTiêu thức đánh giá