Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 43)

2.2.4.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Trung Quốc, Lưu Tiểu Bình (2011) trong cuốn sách "Lý luận và

phương pháp đánh giá nguồn nhân lực" đã cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực và việc khơi nguồn, phát triển nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực, các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn.

Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994) trong cuốn "Chính trị và kinh tế

Nhật Bản" đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài, chính sách phát triển

nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển

cán bộ, phát huy người tài của Nhật Bản trên cơ sởđặc điểm xã hội Nhật Bản; Tác giả cũng nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chếđộ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.

Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005) với tác phẩm "Khung mẫu mới về

phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của Chính phủ để phát triển kinh tếđể

hội nhập xã hội tại Hàn Quốc" đã nêu lên các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hàn Quốc, qua đó khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của

đất nước, đưa ra định hướng phát triển, nêu, phân tích các vấn đề giáo dục và đào

tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.

Ở Sinh-ga-po, Lý Quang Diệu (1994) với tác phẩm "Tuyển 40 năm

chính luận" đã khẳng định rõ những tư tưởng của ông về tầm quan trọng của nhân tài, về trọng dụng nhân tài đất nước, về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Ông nhấn mạnh "chế độ

Sinhgapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và

dùng người tài là bí quyết thành công của Sinhgapore trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Sinhgapore.

2.2.4.2. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Bắc Sơn (2005) với công trình luận án tiến sỹ "Nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã đề cập tới công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực công chức nhà nước. Trong luận án này, tác giảđã làm rõ được nội dung, yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước. Trong đó

nhấn mạnh tới việc đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức quản lý nhà nước về quản lý kinh tế và quản lý hành chính.

Lê Du Phong (2006) trong đề tài cấp Nhà nước "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" đã đưa ra

khái niệm nguồn nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ởnước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa trước yêu cầu phát triển mới.

Nguyễn Tiệp (2010), với cuốn "Giáo trình nguồn nhân lực" cung cấp những vấn đềcơ bản về nguồn nhân lực như khái niệm, các tiêu chí đánh giá quy

mô, chất lượng nguồn nhân lực, những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chếđối với nguồn nhân lực của đất nước.

Lê Thị Hồng Điệp (2010) trong Luận án Tiến sỹ cấp Nhà nước chuyên ngành Kinh tế chính trị mang tên: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" đã góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từđó hình thành nền kinh tế

tri thức. Luận án đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân tích những vấn đềgia tăng dân số, cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực khoa học công nghệ, đặc điểm, yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012) đồng chủ biên cuốn sách "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

và hội nhập quốc tế" đã nêu một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực,

phân tích đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, những vấn đềcơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o55''- 21o43'' vĩ độ Bắc, 104o58''- 105o 27'' kinh

độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, nam giáp Hòa Bình, đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm cách thủ đô Hà Nội 80 Km về phía Tây, vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích toàn tỉnh là 352.384,14ha, chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4 diện tích vùng trung du miền núi phía Bắc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Diện tích đất tựnhiên là 3.534 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha, với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

Tỉnh Phú Thọ có trên 1,37 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (chiếm 60% dân số), trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65 %, lao động qua đào tạo trên 40%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm năm (2011-2015) đạt 5,87%, trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng

5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm.

Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được củng cố, nâng cấp và xây mới; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%); mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập; kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5% so nhiệm kỳ trước; tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn người.

Văn hóa - xã hội được coi trọng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, sớm hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; số trường chuẩn quốc gia đạt 573 trong số 915 trường (tăng 232 trường so với năm 2010, đạt 62,6%, bình quân toàn vùng Tây Bắc là 27,5%). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, cơ bản đạt

được tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế. Hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và hoàn thiện, nhân lực y tế chất lượng cao được quan tâm đào tạo, thu hút; chất lượng khám, chữa bệnh có tiến bộ, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị; các chỉ số sức khỏe người dân và chỉ tiêu về số bác sĩ, giường bệnh trên chục nghìn dân, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế cơ bản đạt và vượt so mục tiêu chung cả nước; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,27%; tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng giảm còn

14,6% (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Phú Thọ về nhân lực

3.1.3.1. Thuận lợi

Trong những năm qua, nhân lực trong các nhóm ngành trọng điểm của tỉnh luôn được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực: đến hết năm 2015

trên địa bàn tỉnh có gần 55.000 cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độcao đẳng trở lên, trong đó cán bộ có trình độ tiến sỹđạt gần 200 người, thạc sỹ gần 1.500

người. Nhân lực làm việc trong các thành phần kinh tế qua đào tạo và truyền nghềngày càng tăng, đạt 55%. Bình quân mỗi năm đào tạo 36,5 nghìn lượt người

(đào tạo mới 32,8 nghìn lượt người, đào tạo lại 3,7 nghìn lượt người). Tổng số lao động qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế đến hết năm 2015 là 402,6 nghìn người (chiếm 55% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế): Ngành nông, lâm, thủy sản 132,8 nghìn người (chiếm 32,1% số lao

động của ngành); ngành Công nghiệp, xây dựng 109,7 nghìn người (chiếm

77,8% sốlao động của ngành); ngành Dịch vụ160,1 nghìn người (chiếm 89% số lao động của ngành). Tăng cường đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Tổng 5 năm qua mức vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nhân lực trên

địa bàn tỉnh ngày càng tăng, tổng số vốn thực hiện phát triển nhân lực (bao gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí đào tạo) của 5 năm (2011-2015) là 1.752 tỷ đồng, bình quân đạt 350 tỷđồng/năm, trong đó kinh phí đào tạo, dạy nghề là 836 tỷđồng (bình quân mỗi năm 167 tỷđồng), kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị 916 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 183 tỷ đồng). Cơ cấu nguồn vốn: Vốn

ngân sách Trung ương 699 tỷ đồng (chiếm 40%); ngân sách địa phương 786 tỷ đồng (chiếm 44,8%), các nguồn vốn hợp pháp khác 267 tỷđồng (chiếm 15,2%).

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển cơ sở xã hội hóa, ngân sách tỉnh đã dành 03 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư ơsở đào tạo, dạy nghề ngoài công

lập (theo Nghị quyết của HĐND tỉnh). Tỉnh đã thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, quỹ khuyến học khuyến tài Đất Tổ... để tạo điều kiện động viên, hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phú Thọ dự kiến sẽ huy động 11 nghìn tỷ đồng đầu tư cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, trong đó giai đoạn 2011-2015 sẽ đầu tư trên 4,9 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đầu tư 5,9 nghìn tỷđồng. Nguồn kinh phí này sẽđược

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, trong đó sẽ nâng cấp nâng cấp 10 cơ sởđào tạo và thành lập thêm 3 trung tâm dạy nghề, nâng cấp 3 trường

cao đảng lên đại học, 2 trường trung cấp lên đại học. Đồng thời tỉnh sẽ xây dựng

đội ngũ giáo viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có chất lượng cao để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; tiếp tục phát triển quy mô giáo dục - đào tạo có cơ cấu hợp lý giữa các cơ sở công lập, ngoài công lập, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, ngành học; gắn đào tạo với nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển của địa phương; phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; có chính sách đãi ngộ thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao từcác cơ quan thuộc Trung ương

và từnước ngoài về làm việc ở tỉnh (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3.2. Khó khăn

Việc chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp - dịch vụ và thành thị còn chậm. Lực lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trình độ, tay nghề, tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc thấp, tính kỷ luật, chuyên nghiệp chưa cao. Một bộ phận đội ngũ công chức, viên chức ý thức, trách nhiệm, năng lực công tác, đạo đức công vụ, trình độ tin học, ngoại ngữchưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ thiếu về

số lượng và thiếu cán bộ có trình độ cao; phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, không đồng đều ở các ngành kinh tế, các lĩnh vực nên việc nghiên cứu

ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Cơ cấu lao động có trình độ đại học trở lên tập trung nhiều trong

lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế; lĩnh vực khoa học kỹ thuật còn thiếu nhiều (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.4. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

3.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọtheo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ

Tài chính, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thểnhư sau:

Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuếtrên địa bàn thành phố, quận, huyện.

Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuếtrên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên

quan để thực hiện nhiệm vụđược giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồsơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ

thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào

ngân sách nhà nước.

Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất

lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế

và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo

đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc

phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế.

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 43)