Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 100 - 110)

Dựa theo kết qủa nghiên cứu về chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ,

để nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ, tác giả mạnh dạn đề xuấtnhững giải pháp như sau:

4.3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành thuế

Từ thực trạng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ cơ cấu đội thuế còn khá cao, tỷ lệ số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, đội ngũ công

chức trẻ ít, số công chức cao tuổi chuẩn bị nghỉ hưu tăng dần không đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực của từng bộ phận quản lý thuế, từng chức năng để đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế. Định hướng điều chỉnh đề xuất:

Một là cơ cấu lại nguồn nhân lực theo địa bàn và đối tượng quản lý theo hướng: tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung NNT là doanh nghiệp, cụ thể là tập trung đội ngũ cán bộ tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Phú Thọ và Chi cục Thuế thành phố Việt Trì; tập trung nguồn nhân lực

để quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý hộ kinh doanh cá thể và giảm đầu mối quản lý thuếliên xã, phường, thị trấn tại các Chi cục thuế huyện, thị trong tỉnh thông qua sáp nhập các đội thuế có địa bàn quản lý liền kề.

Hai là cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý: thông qua giảm tỷ

trọng công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cường nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế cần có sốlượng nhân lực đạt 30% đến 35% trên tổng số toàn ngành nhằm đáp ứng yêu yêu cầu quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xuất phát từ thực trạng năng lực một bộ phận công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế của ngành hiện nay còn yếu về năng lực thực hiện phần hành của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, để chủ động định hướng lại cơ cấu NNL làm công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế, cần quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn như: phải được đào tạo và tốt nghiệp các trường đại học khối kinh tế (ưu tiên hệ đào tạo chính qui) các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, có thể

những người đã làm công tác kiểm toán, kế toán tại các đơn vị bên ngoài; Có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của ngạch công chức thanh tra ngành thuế và đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nghiệp vụ thanh tra nâng cao của Trường nghiệp vụ thuế, của Trường ĐTBD cán bộ thanh tra Chính phủ.

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

Trước hết, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần mạnh dạn, tích cực tham mưu đề

xuất Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính về công tác tổ chức thi tuyển từ khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, tạo môi trường thi tuyển minh bạch, công bằng và khắc phục tình trạng quy trình thi tuyển từ khi thông báo thi tuyển đến khi có kết quả thi bị

kéo dài thời gian, có thể tạo nên dư luận không tốt và những nghi hoặc về quy trình thi tuyển của ngành Thuế, đồng thời không để vuột mất cơ hội cho những thí sinh tiềm năng đến với ngành thuế.

Đồng thời, trong công tác tuyển dụng ngành thuế cần đề xuất các biện pháp ví dụnhư phỏng vấn sau khi thi tuyển nhằm chọn lựa tốt hơn những nhân tố đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thuế; đề

xuất mức độ đòi hỏi, yêu cầu đối với các môn thi điều kiện như ngoại ngữ và tin học một cách hợp lý, không phải đề thi kiểu "đánh đố" để lựa chọn những thí sinh tiềm năng thực sự cho ngành thuế.

4.3.2.3. Tăng cường quản lý công tác sắp xếp, sử dụng cán bộ

Trong công tác sử dụng công chức, cần thực sự mạnh dạn, rõ ràng trong phân cấp trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ thuế và giữa các bộ phận trong từng bước xử lý công việc của quy trình, đáp ứng việc chuyển đổi quản lý thuế

chuyên sâu theo từng chức năng ngành thuế nhằm giảm tải bớt các khâu trong việc xử lý các bước trong quy trình quản lý thuế, làm tăng khả năng kiểm soát chất lượng công việc của quy trình. Bố trí sử dụng cán bộ đúng yêu cầu công tác và phù hợp khảnăng, sở trường của cán bộ thì mới phát huy được mặt mạnh của cán bộ, hiệu quả công tác mới cao và việc điều hành công tác của toàn ngành thuế mới đạt được kết quả dự định. Việc sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành, của tổ chức bộ máy, của cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ.

4.3.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho công

chức ngành thuế

a. Nâng cao chất lượng công tác ĐTBD toàn ngành

Để nâng cao chất lượng công tác ĐTBD, ngành thuế cần tập trung các nội

Một là: Tăng cường các nguồn lực cho công tác đào tạo.Đầu tư cho đào

tạo hàng năm được lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi đầu tư phát triển của ngành thuế. Trong hạn mức kinh phí cho phép, ngành thuế có thể xem xét

điều chỉnh tăng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộtrong ngành. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, cần tổ chức đào tạo tập trung tại Cục Thuế tỉnh, không phân cấp cho các đơn vị trực thuộc là các Chi cục thuế tổ chức đào tạo. Ngoài ra, ngành thuế cần dành một phần kinh phí đào tạo để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người nộp thuế nắm vững chính sách thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Hai là: ngoài việc tiếp tục nâng cao trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ

chủ chốt, phải đặc biệt coi trọng tập trung đào tạo ngắn hạn để sớm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thuế, nâng tỷ lệ tuyển dụng các ngạch công chức có trình

độ đào tạo đại học trở lên để đẩy mạnh việc đáp ứng đúng cán bộ theo cơ cấu ngạch công chức của ngành thuế. Bởi vì, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi

dưỡng giai đoạn tới là tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế có năng lực nghiên cứu hoạch định chính sách, nghiên cứu các biện pháp nghiệp vụ hành thu để hướng dẫn, chỉđạo, kiểm tra thực hiện trong toàn ngành đồng thời tạo ra một đội ngũ

cán bộ thuế thực hành quản lý thuế giỏi theo hướng chuyên môn hoá sâu theo từng chức năng công việc, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.

Ba là: Đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, theo từng chức năng công

việc: dịch vụ tư vấn miễn phí của cơ quan thuế cho NNT, xử lý tính thuế, đôn đốc cưỡng chế thu nợ, thanh tra, kiểm tra và một số chức năng quản lý nội bộ

ngành. Tuy nhiên yêu cầu vềtrình độ quản lý ở mỗi cấp là khác nhau và các lớp

đào tạo cũng được thiết kế khác nhau, phù hợp với mỗi loại hình công việc. Trang bị cho các cán bộ thuế những kiến thức này để quản lý và thu thuế hiệu quả. Những điều đó có thể là những thách thức, nhưng nhiệm vụ của cán bộ thuế

là phải chuyển chúng thành thời cơ thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức Quản lý Nhà nước, Lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹnăng giao tiếp ứng xử, văn hoá công sởvà đạo đức công chức cho cán bộ, công chức thuế; Để nâng cao hiệu quả quản lý thuếđối với các doanh nghiệp đầu

tư nước ngoài, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần chủ động tổ chức và khuyến khích CBCC học tập bồi dưỡng ngoại ngữ, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh trình độ

Năm là:Chương trình, nội dung và giáo trình đào tạo phải đạt được những chuẩn mực quy định trong tiêu chuẩn, quy phạm, Công ước quốc tế; thường

xuyên được cập nhật những kiển thức mới, những thông tin mới. Cán bộ thuế sau

khi được đào tạo có đủ khảnăng thực thi nhiệm vụ của mình một cách khoa học, bài bản và thống nhất.

Cần đổi mới việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên kiêm chức vì một trong những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo là phải nâng cao chất lượng

đội ngũ giảng viên, vì đây là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến kết quảđào tạo. Phải lựa chọn những cán bộ tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tế, có uy tín và có phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quảcao. Để đạt được yêu cầu đó, cần phải thường xuyên bố trí những cán bộ đó trực tiếp kiểm tra những phương diện phức tạp, cử đi tham dự các cuộc hội thảo và được tiếp tục đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới đáp ứng cho công tác giảng dạy.

Sáu là: Đổi mới và tạo động lực cho người được đào tạo. Phải xem công

tác đào tạo cũng là một nhiệm vụ của các đơn vị và của toàn ngành thuế, từđó có

chế độ đãi ngộ, khuyến khích những người được đi đào tạo, những người chủ động tham gia đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ tham gia viết tài liệu chuyên môn, tham gia giảng và kèm cặp thực tế tại cơ sở. Đào tạo phải gắn liền với kiểm tra kiến thức thu nhận được thông qua các hình thức thi và đánh giá bằng điểm số, kết thúc

khoá đào tạo người học được cấp chứng chỉ và chứng chỉ đó gắn với vị trí công tác, kèm theo phụ cấp thu nhập hàng tháng.

Trong quá trình đào tạo, cần áp dụng chế độ khen thưởng đối với những

người học tập đạt kết quả cao. Mặt khác phải coi kết quả học tập là cơ sởđểđánh giá người lao động hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụtrong năm công

tác. Việc khen thưởng trong đào tạo có tác dụng tốt cho người được đi đào tạo, tạo ra phong trào thi đua trong học tập. Đồng thời để mọi người thấy được sự cần thiết phải đào tạo đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mình trong công tác.

b. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc

Từ thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc còn yếu kém của một bộ phận công chức thuế, đặc biệt là công chức đang đảm nhận công tác tại các bộ phận thuộc bốn chức năng quản lý thuế chính là: Tuyên truyền – hỗ trợ

NNT; Giám sát, kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế, trong kế hoạch tổng thể chung về đẩy mạnh công tác

ĐTBD, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần tập trung một số giải pháp trọng điểm, cụ

thể là:

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ theo từng chức

năng công việc. Giảng viên của các lớp bồi dưỡng, tập huấn này một phần từđội

ngũ giảng viên kiêm chức hiện có của ngành, một phần từ chính những công chức có chuyên môn vững vàng, năng lực cao trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế của ngành thuế tỉnh Phú Thọ để đảm bảo hơn về tính thực tiễn trong công tác giảng dạy.

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho không chỉ

công chức hiện đang làm công tác thanh tra kiểm tra mà cần bao gồm cả công chức làm ở các bộ phận giám sát kê khai kế toán thuế, bộ phận quản lý nợ và

cưỡng chế nợ thuế vì các bộ phận thuộc các chức năng quản lý thuế phải có sự

phối hợp công tác, gắn kết chặt chẽ trong quá trình thực thi công vụ.

Giao nhiệm vụ cho bộ phận pháp chế, tổng hợp của ngành thuế tỉnh Phú Thọ phối hợp với các bộ phận thuộc các chức năng quản lý thuế chính xây dựng, hoàn thiện chuẩn quy trình nghiệp vụ quản lý thuế của từng chức năng, đảm bảo

đây sẽ là cẩm nang chỉ dẫn cho công chức trong thực thi công vụ đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹnăng làm việc.

4.3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc

Công chức thuế là những người lao động trí óc. Đặc thù của lao động này là có lối sống ít vận động, khi hết giờ làm việc con người vẫn không hoàn toàn trút bỏ được những suy nghĩ liên quan đến công việc. Điều này thường gây nên sự căng thẳng thần kinh, nguy cơ mắc một số bệnh như tăng huyết áp, xơ cứng

động mạch xảy ra gấp hai lần những người bình thường. Việc rèn luyện thân thể

và những vận động thể lực là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật cho họ. Sự kết hợp khoa học giữa làm việc và nghỉ ngơi, hoạt động trí não và những vận động thể lực là phương pháp tổ chức lao động trí óc hợp lý nhất, nhằm duy trì sức sáng tạo và thể lực con người, mang lại hạnh phúc cho bản thân họ và cống hiến được nhiều cho xã hội.

Ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần quan tâm hơn nữa đến việc rèn luyện thể chất cho đội ngũ công chức bằng cách hàng năm tổ chức các phong trào thi đấu,

hội thao toàn ngành đồng thời cũng đưa nội dung tham gia phong trào thể dục thể thao này vào tiêu chí chấm điểm thi đua, đánh giá, xếp loại nghiêm túc; Dành một phần kinh phí để mỗi đơn vị trong ngành đầu tư xây dựngkhu thể thao trong khuôn

viên cơ quan để công chức có điều kiện thuận lợi hơn trong việc rèn luyện thể lực,

tinh thần sau giờ làm việc; Tiếp tụcduy trì việc khám sức khỏe định kỳcho cán bộ, chămsóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ nữ; Trong điều kiện cho phép có thể đầu tư thêm một phòng y tế phục vụ tại nơi làm việc; Tăng thêm tiêu chuẩn chế độ nghỉ dưỡng sức để động viên công chức có độ tuổi caohoặc sức khỏe chưa tốtnghỉ điều dưỡng định kỳ nhằm nâng cao thể lực cho công chức trong ngành.

Chính sách cán bộ là yếu tốthu hút nhân tài và là động lực đểđội ngũ cán

bộ hợp lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành thuế, đồng thời là điều kiện để giữ

mối quan hệ bền chặt giữa cán bộ với ngành. Muốn vậy, ngành thuế tỉnh Phú Thọ

cần xây dựng thêm một số quy chế riêng vềđãi ngộđối với cán bộ quản lý và cán bộchuyên môn như đài thọ kinh phí học ngoài cơ quan, khi nghỉhưu trước tuổi

được ngành thuế trợ cấp thêm ngoài trợ cấp của Bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần chú ý động viên các cán bộ có

thành tích xuất sắc thông qua khen thưởng hàng quý, hàng tháng, các đợt tham

quan học tập kinh nghiệm trong hoặc ngoài nước. Trong điều kiện cho phép của nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm, ngành có thể trích nguồn chi bổ

sung thu nhập định kỳ 6 tháng, cả năm để động viên, hỗ trợ vật chất và khích lệ

tinh thần cho cán bộ công chức trong ngành.

Để nâng cao ý thức đạo đức của công chức với tính chất là bộ phận hợp thành ý thức xã hội, phải bắt đầu thay đổi từ trong đời sống KT – XH đã sinh ra

nó. Nếu chỉxem xét đạo đức công chức trong mối quan hệcơ bản nhất là vật chất và ý thức, cần nhận thức tính quyết định của vật chất đối với ý thức. Do đó, để nâng cao đạo đức công chức, cần cải thiện đời sống vật chất của công chức. Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)