Công tác quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh

4.2.2. Công tác quy hoạch cán bộ

Bất kỳ ai làm việc cũng mong muốn hướng tới một cái đích, trong công

việc thì sựthăng tiến hay phát triển nghề nghiệp là cái đích hay là mục tiêu của nhiều người nhắm tới, đó là một trong những động cơ thúc đẩy làm việc hiệu quả. Trước đây, trong tiêu chuẩn xét thăng chức, số thâm niên công tác có ý

nghĩa quan trọng, điều đó khuyến khích CBCC gắn bó với ngành nhưng lại hạn chế việc phát huy năng lực của những người trẻ tuổi có tài năng. Do đó, ngành có

những thay đổi thích đáng trong chính sách thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

Hiện nay, ngành xét tiêu chuẩn thăng chức cho CBCC là những tiêu chuẩn về

trình độ, thành tích công tác và năng lực làm việc thực tế của mỗi người, thâm niên chỉ là yếu tố phụ. Song điều này lại gây bất bình ở một số CBCC có thâm

niên công tác lâu năm, họ có thái độ lạnh nhạt với những CBCC đã được quy hoạch cán bộlãnh đạo.

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo

lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ đứng đầu, có đủ

phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Xác định được nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, ngành thuế tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộlãnh đạo kế cận hội tủđầy đủđiều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Nguồn cán bộ giới thiệu quy hoạch do Tập thểlãnh đạo các đơn vị nhận xét, đánh giá để thống nhất danh sách trước

khi đưa ra lấy phiếu giới thiệu quy hoạch tại Hội nghị cán bộ chủ chốt hoặc Hội nghị toàn thể của mỗi đơn vị. Cán bộ có tên để lấy phiếu giới thiệu quy hoạch phải được trên 50% tập thểlãnh đạo đơn vị nhất trí giới thiệu. Tìm hiểu về đánh

giá của công chức trong ngành đối với công tác quy hoạch của ngành hiện nay, mọi người đều thống nhất công tác này ngành đã làm tốt, đảm bảo tính công khai, minh bạch đúng quy trình với nguồn cán bộ quy hoạch tương đối dồi dào,

đáp ứng sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Bảng 4.19. Tổng hợp quy hoạch cán bộ ngành thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vịtính: Người. Chức danh quy hoạch 2015 2016 2017 Tổng số Dân tộc Là nữ Tổng số Dân tộc Là nữ Tổng số Dân tộc Là nữ Cục trưởng 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Phó Cục trưởng 4 1 0 1 0 0 1 0 0 Trưởng phòng 21 1 0 13 1 2 15 1 3 Phó Trưởng phòng 12 0 0 23 0 12 24 0 15 Chi cục trưởng 19 1 1 16 0 0 15 0 0 Phó Chi cục trưởng 25 0 7 25 0 9 22 1 8 Đội trưởng 33 0 10 46 1 19 48 2 17 Phó Đội trưởng 21 0 9 48 2 28 42 1 24 Tổng số 137 3 27 173 4 70 168 5 67 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2015-2017) Nhìn vào bảng 4.16. Tổng hợp quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015 – 2017 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ có thể thấy rằng: Những vị trí lãnh đạo chủ chốt của ngành chủ yếu là cán bộ nam, số cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh lãnh

đạo ít hơn rất nhiều và chủ yếu quy hoạch lãnh đạo ở cấp cơ sở trực thuộc của ngành. Thực tế này một phần xuất phát từcơ cấu cán bộ nữ trong ngành chiếm tỷ

trọng ít hơn nhiều so với cán bộ nam, một phần xuất phát từ việc chưa có những

ưu tiên trong nhìn nhận đánh giá nói chung đối với cán bộ nữ, một phần chủ quan nữa từ phía cán bộ nữ phải đồng thời đảm đương gánh vác vai trò ngoài xã hội

và trong gia đình, từ đó hạn chế cơ hội phát huy năng lực bản thân và phấn đấu cho nghề nghiệp.

4.2.3. Đào tạo - bồi dưỡng công chức ngành thuế

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào

tạo. Ngay từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và đào tạo

cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào

tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tốcơ bản để phát triển xã hội,

tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD) hiệu quả, chúng ta phải có công tác đánh giá hiệu quả đào tạo tốt, phải biết hiệu quả

của đồng tiền chúng ta đã bỏra cho công tác ĐTBD.

Trong những năm qua ngành thuế đã có nhiều cố gắng trong việc dành

một nguồn kinh phí khoán chi từ NSNN để phục vụ cho yêu cầu đào tạo và bồi

dưỡng CBCC, nhưng kinh phí còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ số lượng CBCC thuế trên tổng số cán bộ toàn ngành thuế. Hàng năm, công chức

trong ngành đăng ký nhu cầu cá nhân về việc tham gia ĐTBD ngắn hạn, dài hạn với đơn vị. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế, dựtoán kinh phí để báo cáo đăng

ký sốlượng CBCC tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

thuếđể Tổng Cục Thuế xem xét, phê duyệt giao chỉ tiêu số lượng cán bộ và cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo. Số cán bộ có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhưng không

thuộc đối tượng được cấp kinh phí nếu muốn đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn phải tự túc sử dụng nguồn tài chính của cá nhân để tham gia học tập, Cục Thuế chỉ hỗ trợ một phần dựa trên nguồn kinh phí được cấp cho sốlượng được

giao chia đều cho sốlượng cán bộ trong toàn ngành thuếtham gia đào tạo. Đây là khó khăn chung mà không phải CBCC nào cũng có đủđiều kiện để tham gia, gây

Bảng 4.20. Kết quả bồi dưỡng cán bộ công chức năm 2017STT Chức vụ STT Chức vụ Tổng số lượt CB được cứ đi ĐTBD trong kỳ báo cáo

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Quản lý nhà nước Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuế Bồi

dưỡng khác Ngạch chuyên viên Ngạch chuyên viên chính Trình độ sau C Tin học ứng dụng cục tổDo Tổng chức Do Cục Thuế tổ chức

I Chia theo chức danh 1809 - 3 1476 226 76 28

1 Cục trưởng 4 - - 4 0 - - 2 Phó cục trưởng 28 - 1 26 1 - - 3 Trưởng phòng 71 - - 60 7 4 - 4 Chi cục trưởng 57 - - 52 5 - - 5 Phó trưởng phòng 77 - 1 54 19 3 - 6 Phó chi cục trưởng 59 - 1 48 10 - - 7 Đội trưởng 117 - - 85 19 13 - 8 Đội phó 120 - - 93 13 14 - 9 Cán bộ, công chức còn lại 1276 - - 1054 152 42 28 II Chia theo ngạch công chức 1809 - 3 1476 330 - - 1 Chuyên viên chính 30 - 15 15 - - 2 Chuyên viên 793 - 3 590 200 - - 3

Kiểm tra viên trung

cấp thuế 986 - - 871 115 - -

4 CBCC khác - - - - -

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2017)

Ngoài ra, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người đào tạo, bồi dưỡng và người

được đào tạo, bồi dưỡng. Giảng viên, lãnh đạo, CBCC có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ trong tình hình hiện nay thì mới có thái độ và hành vi giảng dạy, học tập nghiêm túc. Ngược lại, nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên và học viên chưa đúng, chưa thấy

được tính cấp thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ hoặc cho rằng còn nhiều công việc khác quan trọng hơn công việc này thì chắc chắn chất

lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ sẽ thấp.

Trong những năm qua, tập thể lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phốđã quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện về

mặt thời gian cho CBCC tham gia các khóa ĐTBD nâng cao tại các trường Cao

đẳng, Đại học, các Học viện và các trường nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc cũng như nâng cao trình độ nhận thức cho CBCC, trong đó một số CBCC

sau khóa đào tạo có trình độ, năng lực được Lãnh đạo cân nhắc đưa vào quy

hoạch và bổ nhiệm vào chức danh chức vụ lãnh đạo các phòng, chi Cục Thuế.

Đây chính là động lực thúc đẩy để CBCC có trình độ, năng lực, có nhu cầu tiến thủ tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng 4.21. Tình hình đáp ứng nhu cầu ĐTBD ngắn hạn năm 2017

Chương trình ĐTBD Nhu cầu

(người)

Thực tế (người)

Thực tế/Nhu cầu (%)

1. Tin học nâng cao 250 250 100,00

2. Ngoại ngữ 50 0 0

3. Nghiệp vụ Kiểm tra viên thuế 80 40 50,00

4. Nghiệp vụ Kiểm tra viên chính thuế 100 20 20,00

5. Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế 80 25 31,25

6. Quản lý hành chính nhà nước 50 3 6,00

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2017) Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộlãnh đạo phòng, chi Cục Thuế lại coi nhẹ việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, họ chỉ chú trọng vào kết quả công việc được giao có hoàn thành hay không hoàn thành, coi việc

đào tạo bồi dưỡng chỉ mang tính hình thức và không hiệu quả,... Điều này tác

đạo đơn vị tham gia công tác và quản lý. Tổng hợp tình hình đáp ứng nhu cầu

đào tạo ngắn hạn của ngành thuế tỉnh Phú Thọ năm 2017 cho thấy: Nhu cầu trên cho thấy mong muốn, nguyện vọng chính đáng được học tập, nâng cao trình độ

của cán bộ trong ngành đối với một số kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản. Thực tế, ngành thuế chỉ đáp ứng được 100% nhu cầu bồi dưỡng tin học, 50% nhu cầu đối với nghiệp vụ kiểm tra viên thuếđể nâng cao năng lực thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuếđối với NNT ở mức độ phức tạp trung bình. Đối với các chương trình ĐTBD ngắn hạn khác đều không đáp ứng nhu cầu học tập của CBCC. Vấn đề này phát sinh từ nhiều nguyên nhân: nguồn kinh phí ĐTBD

có hạn; số cán bộđi học nhiều sẽ làm ảnh hưởng khó khăn đến việc bố trí cán bộ

thay thế đảm trách phần công việc của họtrong khi NNL đang bị hạn chế; nhận thức chưa coi trọng việc ĐTBD của một bộ phận lãnh đạo quản lý nên không phê duyệt nhu cầu ĐTBD cho cán bộ.

Hiện nay việc vận hành ứng dụng tin học hiệu quả là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành. Các ứng dụng tin học đã được ngành Thuế triển khai, vận hành đến tất cả các chức năng quản lý thuế. Hơn nữa, năm 2017 ngành

thuế đã triển khai áp dụng phần mềm quản lý thuế tập trung (viết tắt là TMS), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các phần mềm quản lý thuế, giải quyết các vướng mắc trong công tác sử dụng cũng như khai thác TMS tránh tình

trạng gây ách tắc công việc. Cục Thuế tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng TMS tập trung ưu tiên tháo gỡ vướng mắc cho các Phòng chức năng và các đội thuế thuộc các Chi Cục Thuế, giúp các công chức sử dụng các ứng

dụng trên TMS một cách thành thạo, truy cập thông tin nhanh chóng và chính

xác nhất, phát huy hiệu quả của phần mềm quản lý thuế tập trung. Điều này đã

phần nào phản ánh chất lượng hiệu quả công tác được nâng cao thông qua đáp

ứng nhu cầu được ĐTBD của CBCC trong ngành.

Như vậy có thể thấy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành thuế chưa được thực sự coi trọng, chưa được đầu tư kinh phí thỏa đáng sẽlàm cho cơ

hội học tập của công chức bị giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹnăng làm việc của công chức trong ngành.

4.2.4. Chếđộđãi ngộ, điều kiện môi trường làm việc

Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Thực tế chỉ cho thấy, khi cuộc sống của cán bộ, công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc tận tụy,

nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư

tưởng của họ. Để khuyến khích cán bộ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với cơ

quan thì yếu tố tạo động lực cho cán bộ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các yếu tố có thể tạo ra động lực cho CBCC bao gồm:

a. Tiền lương

- Theo Bộ luật lao động, lương tối thiểu là mức lương cơ bản, bảo đảm

cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường bù

đắp sức lao động giản đơn, một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng

và được dùng làm căn cứ để tính mức lương các loại lao động khác. Mức lương

của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy

định. Hiện có hai mức lương tối thiểu, một là mức lương tối thiểu vùng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng, áp dụng cho lao động làm việc trong doanh nghiệp; hai là mức lương cơ sở áp dụng cho công chức. Hiện mức lương cơ sở chung cho công chức là 1.300.000 đồng một tháng (áp dụng từ tháng 7/2017). Mức phụ cấp công vụ đã được nâng từ 10% lên 25% mức lương hiện

hưởng cộng với phụ cấp chức vụlãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.

- Thực hiện việc chuyển xếp ngạch, bậc lương: việc chuyển xếp ngạch, bậc lương đơn vị đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngành và quy định của

Nhà nước. Việc thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt khung

hàng năm cho CBCC thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.

Trong năm 2017 đã thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt

khung cho 263 công chức; nâng trước hạn 53 công chức (gồm 01 công chức

trước khi nghỉ hưu, 52 công chức do lập thành tích xuất sắc). Việc thực hiện các chếđộ phụ cấp: đúng chếđộ quy định hiện hành.

- Bên cạnh tiền lương, công tác khen thưởng luôn là nội dung quan trọng

trong hoạt động của ngành Thuế kể từ khi thành lập cho đến nay. Qua đó, đã tạo ra những nhân tố mới tạo động lực, lòng nhiệt tình và sự say mê sáng tạo của đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thuế trong việc hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần cùng ngành Thuế

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế hàng năm. Thời gian qua, ngành Thuế đã thực hiện tốt công tác khen thưởng thường xuyên, khen thưởng chuyên

đề, khen thưởng theo các đợt thi đua ngắn ngày, được các đơn vị trong và ngoài ngành Thuếđánh giá cao và tham khảo kinh nghiệm.

Tuy nhiên, công tác khen thưởng thành tích đột xuất chưa được ngành Thuế các cấp chú trọng triển khai. Qua đó, đã làm ảnh hưởng đến kết quả đánh

giá toàn diện việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Bộ Tài chính đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)