Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh
4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ
Công chức, viên chức ngành Thuế thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật CBCC. Luật CBCC đã thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có vấn đề nâng cao trách nhiệm của CBCC trong hoạt động công vụ. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện Luật CBCC nói chung và trách nhiệm của CBCC thuế trong hoạt động công vụ nói riêng là một hoạt động rất cần thiết nhằm đôn đốc, giám sát để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện công vụ.
Bảng 4.24. Kết quả kiểm tra, giám sát công vụ của ngành thuếnăm 2017
Nội dung kiểm tra vị được Số đơn
kiểm tra
Kết quả kiểm tra và xử lý Thực
hiện đúng chưa đúngThực hiện
Sai hoàn toàn
Công khai minh bạch trong hoạt
động của đơn vị 1 1 - 0
Xây dựng, ban hành quy định,
định mức, tiêu chuẩn 1 1 - 0
Quy định về minh bạch tài sản và
thu nhập 1 1 - 0
Thực hiện cải cách hành chính
thuế 0 0 0 0
Thực hiện quy trình nghiệp vụ 33 23 10 0
Hoạt độngđiều hành 0 0 0 0
Đơn thư khiếu nại, tố cáo 1 1 0 0
Chống tham nhũng 4 4 0 0
Nguồn: Phòng Kiểm tra nội bộ, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2017) Trong tổ chức bộ máy của ngành thuế, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ được thực hiện bởi phòng chức năng là Phòng Kiểm tra nội bộ
của Cục Thuế. Phòng Kiểm tra nội bộ giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.