Tổng hợp tình hình vi phạm kỷ luật từ năm 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

2015 2016 2017 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Tổng số công chức 588 559 543 2. Sốngười vi phạm bị kỷ luật: - Khiển trách 1 0,17 1 0,18 8 1,47 - Cảnh cáo 0 0 0 0 3 0,55 - Cách chức 0 0 0 0 5 0,92 - Hạ bậc lương 0 0 0 0 2 0,37 Tổng cộng 1 0,17 1 0,18 18 3,31 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2015-2017) Nhìn vào số liệu về công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật trên đây, có thể

nhận định rằng: tổng số người vi phạm bị xử lý kỷ luật trên tổng số công chức ngành thuế không phải là cao (năm 2017: có 18/543 người bị kỷ luật, chiếm 3,31% trên tổng số toàn ngành). Nhìn chung, cán bộ thuế xác định luôn vững

một câu hỏi buộc phải đặt ra: Tại sao càng ngày, số công chức vi phạm kỷ luật lại

càng tăng? Phải chăng tại một số vị trí hoặc một số bộ phận công tác nào đó có

áp lực công việc quá cao? có sự cám dỗ lợi ích kinh tế quá lớn? hoặc quy trình quản lý thuế có những lỗ hổng nào đó chưa được kiểm soát,... dẫn đến việc chấp hành kỷcương, kỷ luật của cán bộ công chức bị buông lỏng, vi phạm pháp luật?

Thực tế tìm hiểu hồ sơ xử lý vi phạm cho thấy: Trong số những người bị

xử lý khiển trách, có 04 công chức vi phạm chính sách dân số-kế hoạch hóa gia

đình. Số vụ kỷ luật còn lại thuộc về những công chức vi phạm quy trình quản lý thuế. Trong đó, những vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm 2017 lại bắt nguồn từ

những sai phạm thuộc các năm 2014-2015, liên quan đến lỗ hổng trong quy trình xác lập hồ sơ khai thuế, nộp thuế của NNT là các tổ chức, cá nhân kinh doanh

không thường xuyên, dẫn đến NNT lợi dụng lập hồ sơ khống để trục lợi. Bên cạnh đó, công chức thực thi nhiệm vụ lại không nhạy bén trong khâu kiểm tra hồ sơ khai thuế, lãnh đạo được giao phụ trách các bộ phận liên quan không có cơ

chế kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cấp dưới. Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành kiểm tra đồng loạt tại một sốcác đơn vị trong toàn ngành thuế.

Như vậy, thực trạng này cho thấy, áp lực công việc cùng cám dỗ kinh tế

không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm kỷ luật của công chức ngành thuế, mà vấn đề quan trọng là quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và giám sát thực thi công vụ của công chức ngành thuế còn lỏng lẻo, chưa bao quát được những bất cập có thể phát sinh trong thực tiễn.

4.1.2.4. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

a. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế tỉnh Phú Thọ

Trong những năm gần đây, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn,

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó

khăn, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp gắn với hỗ trợ

phát triển thị trường đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như: Gia hạn thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, giảm tiền thuếđất phải nộp,... đã ảnh hưởng không nhỏđến việc thực hiện dự toán thu NSNN của ngành thuế tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân

dân và UBND tỉnh Phú Thọ, ngành Thuế Phú Thọ đã khắc phục mọi khó khăn,

phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, hàng năm đều hoàn

thành vượt mức dự toán thu NSNN. Kết quảđạt được này là sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức ngành thuế tỉnh Phú Thọ. Dù rằng, những con số này chưa phản ánh hết những khó khăn của ngành thuế khi đối diện với những vi phạm pháp luật thuế của NNT, vẫn còn nhiều trường hợp trốn thuế, gian lận thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)