Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực ngành Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Bộ máy ngành Thuế được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, nên đội ngũ

công chức, viên chức ngành Thuế có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sựđiều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành Thuế chịu sựtác động và chi phối của thể

chế quản lý đội ngũ công chức, viên chức Thuế này.

Các yếu tốảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực ngành Thuế gồm:

2.1.3.1. Công tác tuyển dụng, sử dụng công chức ngành thuế

Tuyển dụng công chức ngành Thuế là khâu quan trọng quyết định chất

lượng đội ngũ công chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ

tuyển chọn được những người thực sựcó năng lực, phẩm chất tốt bổ sung cho lực

lượng công chức. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm đúng

mức thì sẽ không lựa chọn được những người đủnăng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng này.

Sử dụng đội ngũ công chức ngành Thuế là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý CBCC của Đảng, Nhà nước và của ngành Thuế. Việc sử dụng

đội ngũ công chức phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ; phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa

phương. Vì vậy, trong sử dụng công chức phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, bố trí phù hợp năng lực, chuyên ngành, tránh lãng phí chất xám, có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.

2.1.3.2. Công tác quy hoạch cán bộ cho sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ

chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.

Ngành Thuế đang thực hiện công tác quy hoạch công chức, viên chức lãnh

đạo, quản lý theo Chỉ thị số 05-CT/BCSĐ ngày 30/8/2013 và Chỉ thị số 06-

CT/BCSĐ ngày 06/4/2016 của Ban cán sựĐảng Bộ Tài chính về việc rà soát, bổ

sung quy hoạch, quy hoạch lãnh đạo các cấp cho giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 - 2021. Theo đó, việc rà soát, lựa chọn cán bộđưa vào quy hoạch phải căn cứ vào kết quảđánh giá cán bộ hàng năm của cấp ủy, tổ chức đảng và tập thểlãnh đạo. Phải đánh giá đúng công chức, viên chức trước khi đưa vào quy hoạch. Công chức, viên chức quy hoạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng phát triển.

2.1.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành thuế

Lịch sử phát triển đã cho ta thấy rằng, giáo dục - đào tạo là con đường cơ

bản để nâng cao kiến thức toàn diện và trình độ lành nghề cho nguồn nhân lực, là

chìa khóa để con người mở cửa đi vào các ngành, các lĩnh vực hoạt động. Chủ

tịch HồChí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Không có giáo dục, không có cán bộthì nói gì đến nền kinh tế, văn hóa”.

Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng công chức. Trong

chiến lược xây dựng đội ngũ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của thời kỳ hội nhập thì công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngày trở nên cấp bách và phải được tiến hành một cách liên tục, nhằm trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng

được yêu cầu công việc trong các thời kỳ.

2.1.3.4. Chế độ đãi ngộ, điều kiện môi trường làm việc

Chế độ đãi ngộ người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân người tài đồng thời khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo, năng lực và hiệu suất lao động của nhân viên. Chính sách cán bộ là yếu tố thu hút nhân tài và là

động lực để đội ngũ cán bộ hợp lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời là điều kiện để giữ mối quan hệ bền chặt giữa cán bộ với ngành. Chếđộđãi ngộ phải đáp ứng được các yếu tố về lợi ích vật chất (thông qua lương bổng, trợ cấp, phúc lợi xã hội,..), về lợi ích tinh thần (thông qua đánh giá đúng thành tích công việc để

xem xét, động viên khen, thưởng kịp thời), về môi trường làm việc (môi trường làm việc thuận lợi để giảm áp lực công việc), về sựthăng tiến trong công tác (có

ý nghĩa quan trọng và luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác nâng cao

động cơ thúc đẩy người lao động).

2.1.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ

Mỗi CBCC khi đã đứng trong đội ngũ công chức ngành Thuế sẽ phải đảm trách những nhiệm vụ nhân danh công quyền - trách nhiệm công vụ, từ trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng. Ngành thuế Nhà

nước muốn vững mạnh, có một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi đội ngũ

CBCC thuế có tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy, một trong các nội dung để triển khai và thực hiện tốt Luật CBCC chính là đề cao trách nhiệm công vụ của đội

ngũ CBCC thuế. Bản thân đội ngũ CBCC thuế có trách nhiệm thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội là giáo dục, uốn nắn, giám sát và kiểm tra hoạt động của đội

ngũ CBCC thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ không được chú trọng,

tăng cường thì tạo ra kẽ hở cho những tiêu cực nảy sinh từ trong nội bộ ngành thuế, đồng thời NNT sẽ lợi dụng kẽ hở này nhằm cấu kết với cán bộ thuế biến chất để có những hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế. Từ đó sẽ ảnh

hưởng đến vị thế, uy tín của ngành và suy giảm đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)