Kết quả kiểm tra giám sát công vụ của ngành thuế năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 95 - 126)

Nội dung kiểm tra vị được Số đơn

kiểm tra

Kết quả kiểm tra và xử lý Thực

hiện đúng chưa đúngThực hiện

Sai hoàn toàn

Công khai minh bạch trong hoạt

động của đơn vị 1 1 - 0

Xây dựng, ban hành quy định,

định mức, tiêu chuẩn 1 1 - 0

Quy định về minh bạch tài sản và

thu nhập 1 1 - 0

Thực hiện cải cách hành chính

thuế 0 0 0 0

Thực hiện quy trình nghiệp vụ 33 23 10 0

Hoạt độngđiều hành 0 0 0 0

Đơn thư khiếu nại, tố cáo 1 1 0 0

Chống tham nhũng 4 4 0 0

Nguồn: Phòng Kiểm tra nội bộ, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2017) Trong tổ chức bộ máy của ngành thuế, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ được thực hiện bởi phòng chức năng là Phòng Kiểm tra nội bộ

của Cục Thuế. Phòng Kiểm tra nội bộ giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Số liệu kiểm tra nội bộ của ngành thuế tỉnh Phú Thọ năm 2017 cho thấy tín hiệu đáng mừng từđội ngũ công chức thuế về khảnăng chịu áp lực công việc, chấp hành kỷ cương, kỷ luật của ngành. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ tại 33 đơn vị trong ngành cho thấy, còn nhiều đơn vị

thực hiện chưa đúng quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vi phạm bị xử lý kỷ luật của công chức trong ngành thuếnăm 2017 như đã tổng hợp đánh giá trong thực trạng nghiên cứu ở trên. Mặt khác, sốđơn vịđược kiểm tra trên tổng sốđơn vị của toàn

ngành trong năm (89 đội thuế, 12 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục) còn khá thấp. Từđó có thể đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ

của ngành thuế tỉnh Phú Thọchưa thực sựđược chú trọng, tăng cường.

Như vậy có thể nhận định rằng, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nhân lực của ngành thuế. Nếu công

tác này không được chú trọng, tăng cường sẽ dẫn đến sự buông lỏng quản lý, không kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của CBCC sẽ làm tăng thêm nhiều

trường hợp vi phạm bị xử lý kỷ luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành nói

chung và tác động lớn đến tâm lý, tư tưởng của CBCC toàn ngành nói riêng.

4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC NGÀNH THUẾ TỈNH PHÚ THỌ NGÀNH THUẾ TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Căn cứđề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực

4.3.1.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tổng cục Thuế đặt ra

đối với ngành thuế cả nước

Căn cứ Quyết định số732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và Quyết định số 2123/QĐ-BTC ngày 27/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt "Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011-2020, Tổng cục Thuếđã đặt ra mục tiêu đối với ngành thuế cảnước, đó là:

Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuếvà định hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Việc kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuếđược tăng cường.

Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện quản lý thuế công bằng, minh bạch; đội ngũ cán bộ trung thực, trong sạch, chuyên nghiệp, văn minh đem lại sự tin tưởng, hài lòng cho người nộp thuế, tạo

môi trường kinh doanh thuận lợi; đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ

sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Cơ cấu NNL phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ CBCC thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế. Một trăm phần trăm cán bộ, công chức tuyển dụng mới được học nghiệp vụ thuếcơ bản; 100% cán bộ thuế có liên quan

được cập nhật văn bản pháp luật thuế khi có sựthay đổi. Tỷ lệ công chức thuế có

trình độĐại học trởlên đạt tối thiểu 70%.

Chủ động sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức; tập trung đầu tư cơ

sở vật chất, hiện đại hóa CNTT và trang bị kỹ thuật, công nghệ quản lý, bảo đảm

điều kiện cho hội nhập quốc tế; tăng cường đào tạo kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý hiện đại cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đảm bảo đáp ứng mục

tiêu, chương trình trong Chiến lược phát triển hệ thống Thuế giai đoạn 2011 -

2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Bộ máy quản lý thuếđược tổ chức hiệu quả, môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển NNL chuyên sâu, chuyên nghiệp. Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế, Chi Cục Thuế tinh gọn, đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa

phương, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả gắn với định

hướng đổi mới công tác ủy nhiệm thu. Đổi mới công tác ủy nhiệm thu theo hướng:

đổi mới chếđộủy nhiệm thu thuế gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đội thuế xã,

phường, đội thuếliên xã phường để công tác quản lý thuế hiệu quả hơn theo định

hướng: đối với xã có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, KT-XH còn chưa phát triển thì cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu một số

khoản thuế và thu NSNN khác cho Ủy ban nhân dân xã hoặc một tổ chức có chức

năng phù hợp thực tếở địa phương; đối với xã, phường, thị trấn có điều kiện KT- XH phát triển đã có hệ thống các điểm thu của kho bạc, ngân hàng thương mại thuận lợi cho người nộp thuế thì không thực hiện ủy nhiệm thu.

Xây dựng Trường Nghiệp vụ thuế thành Trường thuế Việt Nam chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại và chuẩn bị các điều kiện vềcơ sở vật chất, đội ngũ

giáo viên, hệ thống giáo trình... tạo tiền đê thực hiện đào tạo chuyên ngành thuế

bậc cao đẳng, đại học giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức Thuế. Đẩy mạnh đơn giản thủ tục hành chính thuế, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và người dân. Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đối với các quy định về thời gian khai thuế, nộp thuếđể giảm tần suất kê khai, nộp thuế, mở rộng các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,... qua hình thức điện tử; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao. Thủ tục hành chính thuế được

đơn giản hóa tạo thuận lợi cho NNT; thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ

quản lý của cơ quan thuếđược công khai để NNT biết và tham gia vào giám sát

công chức thuế thực thi pháp luật thuế. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT được nâng cao về chất lượng, phong phú về hình thức để NNT hiểu và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế. Hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của NNT được tăng cường trên cơ sởđánh giá rủi ro, phân loại NNT và xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

Tăng cường phát triển NNL công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng

các tiêu chí, cơ sở kiến thức để đào tạo cán bộ CNTT ngành thuế. Từ đó, xây

dựng môi trường đào tạo điện tử hoặc phối hợp với các tổ chức đào tạo về CNTT thực hiện đào tạo cho nguồn lực CNTT (Tổng cục Thuế, 2013).

4.3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thuế tỉnh

Phú Thọ đến năm 2020

Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trong việc thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để từng bước cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế, trước hết phải ổn định được tổ chức bộ máy, công tác cán bộ phải được coi trọng, xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ lãnh đạo phải dựa trên các quan điểm của Nghị

quyết, phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn để tuyển chọn, đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý

điều hành cho đội ngũ cán bộ. Kế thừa, phát huy truyền thống của ngành để xây dựng các thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ

với xây dựng tổ chức, tích cực đổi mới lối làm việc, quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ. Thực hiện Quy hoạch, đào tạo, bố

trí, sử dụng cán bộ phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức bộ máy.

Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, bố trí, sử dụng, điều động, đề

bạt cán bộ phù hợp thực tế. Phân công, phân cấp quản lý cán bộ một cách khoa học, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của ngành,

coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm tính kế thừa nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước. Tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm có đủ

nguồn cán bộđể bổ sung, tăng cường cán bộ cho những nơi, những công việc có nhu cầu cấp bách.

Thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo Thủ trưởng, của cấp uỷ Đảng, tăng cường sự đoàn kết nhất trí; thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức thông qua việc chỉ đạo tổ chức triển khai học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, quán triệt chủ trương đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, đặc biệt là chính sách, pháp luật về Tài chính - Thuế nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong Ngành, lấy mục tiêu trọng tâm là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụthu ngân sách được giao.

Quan tâm chăm lo xây đội ngũ cán bộ, cán bộ lãnh đạo cho cả hệ thống chính trị của ngành, thực hiện hiệu quả chương trình cải cách và hiện đại hoá Hệ

thống Thuế; sắp xếp, bố trí ổn định tổ chức bộ máy cơ quan thuế từ Cục tới Chi cục, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý Thuế. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dường nghiệp vụ, tin học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộlãnh đạo quản lý đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn. Tăng cường kỷcương, kỷ luật, thực hiện tốt Quy định tiêu chuẩn

văn hoá công sở và đạo đức cán bộ thuếvà Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế (Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, 2010).

4.3.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Dựa theo kết qủa nghiên cứu về chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ,

để nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ, tác giả mạnh dạn đề xuấtnhững giải pháp như sau:

4.3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành thuế

Từ thực trạng nhân lực ngành thuế tỉnh Phú Thọ cơ cấu đội thuế còn khá cao, tỷ lệ số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, đội ngũ công

chức trẻ ít, số công chức cao tuổi chuẩn bị nghỉ hưu tăng dần không đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực của từng bộ phận quản lý thuế, từng chức năng để đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế. Định hướng điều chỉnh đề xuất:

Một là cơ cấu lại nguồn nhân lực theo địa bàn và đối tượng quản lý theo hướng: tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung NNT là doanh nghiệp, cụ thể là tập trung đội ngũ cán bộ tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Phú Thọ và Chi cục Thuế thành phố Việt Trì; tập trung nguồn nhân lực

để quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý hộ kinh doanh cá thể và giảm đầu mối quản lý thuếliên xã, phường, thị trấn tại các Chi cục thuế huyện, thị trong tỉnh thông qua sáp nhập các đội thuế có địa bàn quản lý liền kề.

Hai là cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý: thông qua giảm tỷ

trọng công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cường nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế cần có sốlượng nhân lực đạt 30% đến 35% trên tổng số toàn ngành nhằm đáp ứng yêu yêu cầu quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xuất phát từ thực trạng năng lực một bộ phận công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế của ngành hiện nay còn yếu về năng lực thực hiện phần hành của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, để chủ động định hướng lại cơ cấu NNL làm công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế, cần quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn như: phải được đào tạo và tốt nghiệp các trường đại học khối kinh tế (ưu tiên hệ đào tạo chính qui) các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, có thể

những người đã làm công tác kiểm toán, kế toán tại các đơn vị bên ngoài; Có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của ngạch công chức thanh tra ngành thuế và đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nghiệp vụ thanh tra nâng cao của Trường nghiệp vụ thuế, của Trường ĐTBD cán bộ thanh tra Chính phủ.

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

Trước hết, ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần mạnh dạn, tích cực tham mưu đề

xuất Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính về công tác tổ chức thi tuyển từ khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, tạo môi trường thi tuyển minh bạch, công bằng và khắc phục tình trạng quy trình thi tuyển từ khi thông báo thi tuyển đến khi có kết quả thi bị

kéo dài thời gian, có thể tạo nên dư luận không tốt và những nghi hoặc về quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 95 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)