Phương pháp xử lý phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp xử lý phân tích thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ.

Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao.

Thông tin, số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh

nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số

liệu đã được tính toán và đã được công bố. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu phân tích thực trạng chất lượng nhân lực của ngành Thuế tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp so sánh

- Phân tích sự khác biệt của các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng nhân lực theo các tiêu thức như: độ tuổi, học vấn, trình độ, thu nhập,..

- Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến thực tiễn

nâng cao chất lượng nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không

gian, thời gian của vấn đề nghiên cứu… trong điều kiện thực tế của đơn vị. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Bên cạnh đó phân tích theo một hoặc phối kết hợp 2 hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể;

- Dựa trên các kết quả phân tích từng nội dung nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề trong việc nâng cao chất lượng nhân lực của ngành

Phương pháp cho điểm, xếp hạng

- Phương pháp này được sử dụng trong đánh giá chất lượng và xếp loại chất lượng nhân lực ngành thuế.

- Căn cứ cho điểm theo thang: Rất hài lòng; Hài lòng; Bình thường; Không

hài lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)