Kết quả đánh giá của NNT đối với công chức thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)

Tốt Khá Trung bình Yếu

Giao tiếp ứng xử 40,00 23,33 30,00 6,67

Kỹnăng làm việc 20,00 43,33 26,67 10,00 Năng lực chuyên môn 36,67 33,33 20,00 10,00 Thái độ phục vụ 46,67 26,67 20,00 6,66

Tác phong làm việc 46,67 23,33 23,33 6,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Tuy nhiên, qua 02 bảng số liệu điều tra có thể thấy sự thống nhất trong

đánh giá vềđạo đức, tác phong của công chức thuế giữa nội bộ công chức ngành thuếvà NNT đó là vẫn còn một bộ phận công chức thuế chỉđạt trung bình và yếu chiếm trên 20% tập trung chủ yếu ở các kỹnăng, năng lực, tác phong và thái độ

phục vụ.

Thực tế thời gian qua ngành thuế tỉnh Phú Thọcũng đã có một số các giải

pháp đểnâng cao đạo đức, tác phong của CBCC, như:

Triển khai và thực hiện Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000, ban hành các thiết chế: quy chế làm việc Cục Thuế, Nội quy cơ

quan... nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo cán bộ thuế ngày

càng mang tính chuyên nghiệp.

Tổ chức phổ biến quán triệt các văn bản liên quan đến nâng cao kỷ cương, kỷ luật CBCC Thuếnhư: Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ

luật đối với CBCC; Quyết định số1849/QĐ-BTC ngày 22/5/2007 quy định về xử

lý kỷ luật cán bộ, công chức thuế có các hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế, xử lý trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi

phạm trong đơn vị do mình quản lý phụ trách trực tiếp; Chỉ Thị số 04/CT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/12/2011 về tăng cường kỷcương, kỷ luật khi thi hành

nhiệm vụ trong ngành Tài chính; Quyết định số 2181/QĐ-TCT ngày 27/12/2012

của Tổng Cục Thuế Quy định về Tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức công chức viên chức ngành thuế; Quyết định số 67/QĐ-TCT ngày 11/01/2013 của Tổng Cục Thuế Quy định những tiêu chuẩn cần "Xây" và những điều cần "chống" đối với công chức viên chức ngành thuế.

Ngành Thuế tỉnh Phú Thọđã thành lập bộ phận tiếp nhận, khai thác thông

tin đường dây nóng từ Cục Thuế đến 13 chi Cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận, khai thác ghi chép đầy đủ, chính xác

thông tin từđường dây nóng, hòm thư góp ý, hòm thư điện tửvà trên các phương

tiện thông tin đại chúng phản ánh về các quy trình thủ tục hành chính, những

nhũng nhiễu tiêu cực, gây phiền hà, tham nhũng của CBCC trong ngành thuế

Phú Thọ từ đó báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế để xác minh, xử lý và ngăn chặn

kịp thời, hiệu quảcác hành vi đó. Bên cạnh đó, ngành thuế tỉnh Phú Thọcũng tổ

chức phát phiếu thăm dò ý kiến doanh nghiệp hàng năm, thông qua việc lấy ý

kiến này một mặt nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong việc chấp hành chính sách thuế từ doanh nghiệp để tổ chức hỗ trợ đạt hiệu quả, mặt khác nắm bắt các thông tin phản ánh vềđạo đức, tác phong, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thuếđể chấn chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, kết quả đánh giá này cho thấy ngành thuế tỉnh Phú Thọ cần phải có giải pháp hiệu quảhơn, có biện pháp cứng rắn hơn đối với bộ phận công chức chưa thực hiện nghiệm túc các nội quy, quy chế và yêu cầu vềđạo đức, tác phong của CBCC ngành thuế, như vậy mới có thể loại bỏ hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh" để không làm ảnh hưởng đến vị thế, uy tín của ngành. Đây là

một trong các mục tiêu, yêu cầu cải cách hiện đại hoá ngành thuế cần hướng tới với các giá trị : Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới.

b. Khả năng chịu áp lực công việc

Tâm lý làm việc cũng như khảnăng chịu áp lực công việc của nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức cũng là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực của tổ chức đó.

Công chức thuế có vai trò là người đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân

sách Nhà nước. Đây là lĩnh vực nghề nghiệp mang tính chất nhạy cảm của công chức thuế, thường xuyên phải đối diện với những lợi ích kinh tế có thể được phát sinh từ những hoạt động chấp hành pháp luật thuế không minh bạch, không đúng quy định của cả NNT và cán bộ thuế. Chỉ một sai phạm trong thực thi chính sách thuế, một sự tiếp tay làm trái pháp luật thuế của người cán bộ thuế sẽ có thể dẫn đến những hậu quảkhó lường. Đối với ngành thuế, khả năng chịu áp lực công việc đòi

hỏi mỗi công chức thuế luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷcương, nội quy, quy trình làm việc; Luôn phải nêu cao tính chủđộng, trung thực trong công việc; Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn trong thực thi nhiệm vụ. Đối với NNT, công chức thuế luôn phải có tinh thần phục vụ nhiệt tình, chu đáo trong mọi trường hợp với thái mềm mỏng nhưng cương quyết, nhằm tránh xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân.

Đểcó đánh giá về khảnăng chịu áp lực công việc của công chức ngành thuế

tỉnh Phú Thọ trong một môi trường làm việc và lĩnh vực nghề nghiệp mang tính nhạy cảm cao về lợi ích kinh tế, tác giả đã thu thập thông tin về tình hình cán bộ

công chức vi phạm chính sách, pháp luật bị xử lý kỷ luật trong 3 năm 2015 – 2017:

Bảng 4.12. Tổng hợp tình hình vi phạm kỷ luật từnăm 2015 - 2017 Chỉtiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)