Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến nâng cao chất

2.2.4.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Trung Quốc, Lưu Tiểu Bình (2011) trong cuốn sách "Lý luận và

phương pháp đánh giá nguồn nhân lực" đã cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực và việc khơi nguồn, phát triển nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực, các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn.

Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994) trong cuốn "Chính trị và kinh tế

Nhật Bản" đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài, chính sách phát triển

nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển

cán bộ, phát huy người tài của Nhật Bản trên cơ sởđặc điểm xã hội Nhật Bản; Tác giả cũng nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chếđộ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.

Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005) với tác phẩm "Khung mẫu mới về

phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của Chính phủ để phát triển kinh tếđể

hội nhập xã hội tại Hàn Quốc" đã nêu lên các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hàn Quốc, qua đó khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của

đất nước, đưa ra định hướng phát triển, nêu, phân tích các vấn đề giáo dục và đào

tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.

Ở Sinh-ga-po, Lý Quang Diệu (1994) với tác phẩm "Tuyển 40 năm

chính luận" đã khẳng định rõ những tư tưởng của ông về tầm quan trọng của nhân tài, về trọng dụng nhân tài đất nước, về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Ông nhấn mạnh "chế độ

Sinhgapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và

dùng người tài là bí quyết thành công của Sinhgapore trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Sinhgapore.

2.2.4.2. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Bắc Sơn (2005) với công trình luận án tiến sỹ "Nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã đề cập tới công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực công chức nhà nước. Trong luận án này, tác giảđã làm rõ được nội dung, yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước. Trong đó

nhấn mạnh tới việc đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức quản lý nhà nước về quản lý kinh tế và quản lý hành chính.

Lê Du Phong (2006) trong đề tài cấp Nhà nước "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" đã đưa ra

khái niệm nguồn nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ởnước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa trước yêu cầu phát triển mới.

Nguyễn Tiệp (2010), với cuốn "Giáo trình nguồn nhân lực" cung cấp những vấn đềcơ bản về nguồn nhân lực như khái niệm, các tiêu chí đánh giá quy

mô, chất lượng nguồn nhân lực, những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chếđối với nguồn nhân lực của đất nước.

Lê Thị Hồng Điệp (2010) trong Luận án Tiến sỹ cấp Nhà nước chuyên ngành Kinh tế chính trị mang tên: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" đã góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từđó hình thành nền kinh tế

tri thức. Luận án đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân tích những vấn đềgia tăng dân số, cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực khoa học công nghệ, đặc điểm, yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012) đồng chủ biên cuốn sách "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

và hội nhập quốc tế" đã nêu một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực,

phân tích đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, những vấn đềcơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)