Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

3.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọtheo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ

Tài chính, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thểnhư sau:

Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuếtrên địa bàn thành phố, quận, huyện.

Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuếtrên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên

quan để thực hiện nhiệm vụđược giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồsơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ

thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào

ngân sách nhà nước.

Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất

lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế

và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo

đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc

phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế.

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với NNT; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan

thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồsơ đề nghịcơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo,

điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có

liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng Cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuếtheo quy định của pháp luật.

Được yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên

quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuếđể thu thuếvào ngân sách Nhà nước.

Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện

thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm pháp luật thuế.

Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.

Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào

tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của

Nhà nước và của ngành thuế.

Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao

theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế giao.

3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế

Bộ máy quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nói riêng ở cấp Cục Thuế tỉnh đã trải qua ba giai đoạn cải cách tương ứng với ba giai đoạn cải cách thuế trong cảnước. Cụ thểnhư sau:

Giai đoạn cải cách thuế bước I, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ được thành lập đi vào

hoạt động từ 01/01/1997 (sau khi chia tách tỉnh). Cục Thuế tỉnh chịu sự chỉđạo toàn diện từ Tổng Cục Thuế, bao gồm cả kinh phí hoạt động, lương cán bộ và một sốlĩnh

vực khác, đồng thời chịu sự quản lý song trùng của chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn này tổ chức bộ máy như sau: Lãnh đạo Cục Thuế gồm Cục

trưởng và Phó cục trưởng, 10 phòng chức năng và 12 Chi Cục Thuế huyện, thành, thị.

Các phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính - Quản trị; Phòng Tài vụ;

Phòng Thu quốc doanh trung ương; Phòng Thu quốc doanh địa phương; Phòng

Thuế trước bạ và thu khác; Phòng Thanh tra, xử lý tố tụng về thuế; Phòng Kế

hoạch - Kế toán - Thống kê; Phòng Quản lý ấn chỉ; Phòng Nông nghiệp; Phòng Tổ chức Cán bộvà Thi đua tuyên truyền.

Hình 3.1. Trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2017) • Giai đoạn cải cách thuế bước II đến trước 01/7/2007. Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các luật thuế mới, trong đó có Luật Thuế giá trị gia tăng

(GTGT) thay thế Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2017)

Qua quá trình đổi mới tổ chức, đến giai đoạn này bộ máy quản lý tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ gồm: Cục trưởng, 02 Phó Cục trưởng, 11 phòng và 12 Chi

Cục Thuế huyện, thành, thị. Các phòng chức năng tại Văn phòng Cục gồm:

Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ, Phòng Quản lý doanh nghiệp số 1, Phòng

Quản lý doanh nghiệp số 2, Phòng Thuế trước bạ và thu khác, Phòng Thanh tra số 1, Phòng Thanh tra số 2, Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế, Phòng Tổng hợp – dự toán, Phòng Quản lý ấn chỉ, Phòng Tuyên truyền – hỗ trợ đối tượng nộp thuế, Phòng Tổ chứccán bộ.

Giai đoạn từ 01/7/2007 đến nay: đây là giai đoạn tổ chức thực hiện Luật Quản lý thuế. Tổ chức bộ máy Cục Thuế Phú Thọ gồm Cục trưởng, 03 Phó Cục

trưởng, 12 phòng chức năng tại Văn phòng Cục và 13 Chi Cục Thuế huyện, thành, thị.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng nhiều số liệu, tài liệu thứ cấp có nội

dung liên quan đến nhân lực, nguồn nhân lực, chất lượng nhân lực, kết quả thực hiện gắn với chất lượng nhân lực ngành Thuế,… Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong

đề tài là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố, được thu thập chủ yếu qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như giáo trình, bài giảng, các báo cáo tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu từ thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ các báo cáo thống kê của tỉnh Phú Thọ, của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, của Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính. Một số tài liệu được tham khảo từ các trang báo mạng chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Là số liệu, dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra chọn mẫu các

đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọvà người nộp thuế. • Phương pháp chọn mẫu

Để có được những số liệu cần thiết và đầy đủ để phục vụ cho đề tài của mình, tác giả xây dựng phiếu điều tra in sẵn và phỏng vấn trực tiếp.

Để mang tính đại diện cho toàn bộđơn vị nghiên cứu, việc tiến hành điều tra chọn điểm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu thực hiện bằng cách tập trung lựa chọn các đơn vị đại diện cho Cục Thuế và người nộp thuế trong thực hiện chức

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin Các thông tin

cần thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

Thông tin về quản lý, về trình độ, năng lực cán bộ, công chức của ngành

Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế

Khai thác các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo chất lượng cán bộ, công chức hàng năm

Kết quả thu ngân sách hàng năm

Phòng kê khai kế toán thuế; Phòng Tổng hợp-nghiệp vụ- dự toán Cục Thuế

Khai thác ứng dụng quản lý thuế; Báo cáo tổng kết hàng năm Việc thực hiện chế độ, chính sách về tiền lương, thưởng Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính-quản trị-tài vụ-ấn chỉ Cục Thuế Báo cáo tổng kết hàng năm Các báo cáo về cải cách thủ tục hành chính thuế, các báo cáo khác…

Báo cáo của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế, các tài liệu chuyên đề

Báo cáo chuyên đề

Đối tượng điều tra đối với cơ quan thuế: là những CBCC, lãnh đạo đại diện cho các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ với những chức năng nhiệm vụ riêng biệt, điểm mạnh, điểm yếu và có sự khác biệt vềđặc điểm địa bàn, kinh tế - xã hội, sốlượng, cơ cấu nhân lực, năng lực nhận thức cán bộ khác nhau,... nhằm

đảm bảo tính toàn diện. Tổng số phiếu điều tra sử dụng: 80 phiếu.

Căn cứ chọn mẫu điều tra nghiên cứu: Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên một số công chức thuế giữ chức vụ lãnh đạo và một số công chức chuyên môn đang

phụtrách, đảm nhiệm công việc tại các bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tuyên truyền hỗ trợngười nộp thuế, kê khai kế

toán thuế thuộc các Phòng của Văn phòng Cục Thuế và 03 Chi cục Thuế gồm: Chi cục thuế TP. Việt Trì, Chi cục thuế thị xã Phú Thọ và Chi cục thuế huyện

Đoan Hùng. Đây là những bộ phận đại diện cho 04 chức năng quản lý thuế chính theo Luật quản lý thuế, là người trực tiếp quản lý thuế và giao dịch với NNT nhằm đánh giá thực trạng NNL, những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại đơn vị.

Nội dung câu hỏi điều tra: về lứa tuổi, giới tính, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, trí lực, thể lực, đạo đức công vụ... tập trung vào các vấn đề

lòng của công chức đối với môi trường làm việc, các yếu tố lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, vị trí công tác, năng lực làm việc, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ…nhằm đánh giá thực trạng NNL, những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại đơn vị.

Đối tượng điều tra đối với người nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân nộp thuế(người nộp thuế) với tổng số phiếu điều tra là 40 phiếu.

Căn cứ lựa chọn mẫu điều tra nghiên cứu: là những NNT luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế và được ngành thuế khen thưởng hàng năm. Việc phân bổ số phiếu điều tra dựa trên tỷ lệ NNT trong từng khu vực kinh tế được

khen thưởng. Cụ thể: NNT là Doanh nghiệp Nhà nước 05 phiếu; là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 05 phiếu; là doanh nghiệp tư nhân 10 phiếu; là cá nhân kinh doanh 20 phiếu.

Nội dung câu hỏi điều tra: vềtrình độ, tác phong, năng lực, phẩm chất đạo

đức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý nghiệp vụ... của công chức thuế

trong quá trình quản lý thuế và thực thi công vụ.

Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng phiếu điều tra đối với công chức Cục Thuế và người nộp thuếđược tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra.

Bước 2: Phỏng vấn thử

Bước 3: Phỏng vấn chính thức

Bước 4: Hiệu chỉnh lại phiếu điều tra

Bước 5: Nhập số liệu vào máy

Bảng 3.2. Sốlượng và cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tượng Tổng số đối tượng Sốlượng mẫu Cơ cấu (%) 1 Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Phú Thọ 04 03 75,00 2 Lãnh đạo cấp phòng, cấp Chi cục 70 17 24,28

3 Công chức chuyên môn 469 60 12,80

4 NNT chấp hành tốt pháp luật thuế được khen

thưởng năm 2016 153 40 26,14

Phương pháp chuyên gia

Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các lãnh đạo quản lý, công chức có thâm niên công tác trong ngành thuế Phú Thọ.

3.2.2. Phương pháp xử lý phân tích thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ.

Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao.

Thông tin, số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh

nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số

liệu đã được tính toán và đã được công bố. Phương pháp này được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)