Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng nhiều số liệu, tài liệu thứ cấp có nội

dung liên quan đến nhân lực, nguồn nhân lực, chất lượng nhân lực, kết quả thực hiện gắn với chất lượng nhân lực ngành Thuế,… Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong

đề tài là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố, được thu thập chủ yếu qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như giáo trình, bài giảng, các báo cáo tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu từ thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ các báo cáo thống kê của tỉnh Phú Thọ, của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, của Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính. Một số tài liệu được tham khảo từ các trang báo mạng chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Là số liệu, dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra chọn mẫu các

đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọvà người nộp thuế. • Phương pháp chọn mẫu

Để có được những số liệu cần thiết và đầy đủ để phục vụ cho đề tài của mình, tác giả xây dựng phiếu điều tra in sẵn và phỏng vấn trực tiếp.

Để mang tính đại diện cho toàn bộđơn vị nghiên cứu, việc tiến hành điều tra chọn điểm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu thực hiện bằng cách tập trung lựa chọn các đơn vị đại diện cho Cục Thuế và người nộp thuế trong thực hiện chức

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin

cần thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

Thông tin về quản lý, về trình độ, năng lực cán bộ, công chức của ngành

Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế

Khai thác các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo chất lượng cán bộ, công chức hàng năm

Kết quả thu ngân sách hàng năm

Phòng kê khai kế toán thuế; Phòng Tổng hợp-nghiệp vụ- dự toán Cục Thuế

Khai thác ứng dụng quản lý thuế; Báo cáo tổng kết hàng năm Việc thực hiện chế độ, chính sách về tiền lương, thưởng Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính-quản trị-tài vụ-ấn chỉ Cục Thuế Báo cáo tổng kết hàng năm Các báo cáo về cải cách thủ tục hành chính thuế, các báo cáo khác…

Báo cáo của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế, các tài liệu chuyên đề

Báo cáo chuyên đề

Đối tượng điều tra đối với cơ quan thuế: là những CBCC, lãnh đạo đại diện cho các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ với những chức năng nhiệm vụ riêng biệt, điểm mạnh, điểm yếu và có sự khác biệt vềđặc điểm địa bàn, kinh tế - xã hội, sốlượng, cơ cấu nhân lực, năng lực nhận thức cán bộ khác nhau,... nhằm

đảm bảo tính toàn diện. Tổng số phiếu điều tra sử dụng: 80 phiếu.

Căn cứ chọn mẫu điều tra nghiên cứu: Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên một số công chức thuế giữ chức vụ lãnh đạo và một số công chức chuyên môn đang

phụtrách, đảm nhiệm công việc tại các bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tuyên truyền hỗ trợngười nộp thuế, kê khai kế

toán thuế thuộc các Phòng của Văn phòng Cục Thuế và 03 Chi cục Thuế gồm: Chi cục thuế TP. Việt Trì, Chi cục thuế thị xã Phú Thọ và Chi cục thuế huyện

Đoan Hùng. Đây là những bộ phận đại diện cho 04 chức năng quản lý thuế chính theo Luật quản lý thuế, là người trực tiếp quản lý thuế và giao dịch với NNT nhằm đánh giá thực trạng NNL, những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại đơn vị.

Nội dung câu hỏi điều tra: về lứa tuổi, giới tính, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, trí lực, thể lực, đạo đức công vụ... tập trung vào các vấn đề

lòng của công chức đối với môi trường làm việc, các yếu tố lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, vị trí công tác, năng lực làm việc, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ…nhằm đánh giá thực trạng NNL, những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại đơn vị.

Đối tượng điều tra đối với người nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân nộp thuế(người nộp thuế) với tổng số phiếu điều tra là 40 phiếu.

Căn cứ lựa chọn mẫu điều tra nghiên cứu: là những NNT luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế và được ngành thuế khen thưởng hàng năm. Việc phân bổ số phiếu điều tra dựa trên tỷ lệ NNT trong từng khu vực kinh tế được

khen thưởng. Cụ thể: NNT là Doanh nghiệp Nhà nước 05 phiếu; là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 05 phiếu; là doanh nghiệp tư nhân 10 phiếu; là cá nhân kinh doanh 20 phiếu.

Nội dung câu hỏi điều tra: vềtrình độ, tác phong, năng lực, phẩm chất đạo

đức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý nghiệp vụ... của công chức thuế

trong quá trình quản lý thuế và thực thi công vụ.

Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng phiếu điều tra đối với công chức Cục Thuế và người nộp thuếđược tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra.

Bước 2: Phỏng vấn thử

Bước 3: Phỏng vấn chính thức

Bước 4: Hiệu chỉnh lại phiếu điều tra

Bước 5: Nhập số liệu vào máy

Bảng 3.2. Sốlượng và cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tượng Tổng số đối tượng Sốlượng mẫu Cơ cấu (%) 1 Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Phú Thọ 04 03 75,00 2 Lãnh đạo cấp phòng, cấp Chi cục 70 17 24,28

3 Công chức chuyên môn 469 60 12,80

4 NNT chấp hành tốt pháp luật thuế được khen

thưởng năm 2016 153 40 26,14

Phương pháp chuyên gia

Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các lãnh đạo quản lý, công chức có thâm niên công tác trong ngành thuế Phú Thọ.

3.2.2. Phương pháp xử lý phân tích thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ.

Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao.

Thông tin, số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh

nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số

liệu đã được tính toán và đã được công bố. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu phân tích thực trạng chất lượng nhân lực của ngành Thuế tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp so sánh

- Phân tích sự khác biệt của các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng nhân lực theo các tiêu thức như: độ tuổi, học vấn, trình độ, thu nhập,..

- Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến thực tiễn

nâng cao chất lượng nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không

gian, thời gian của vấn đề nghiên cứu… trong điều kiện thực tế của đơn vị. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Bên cạnh đó phân tích theo một hoặc phối kết hợp 2 hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể;

- Dựa trên các kết quả phân tích từng nội dung nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề trong việc nâng cao chất lượng nhân lực của ngành

Phương pháp cho điểm, xếp hạng

- Phương pháp này được sử dụng trong đánh giá chất lượng và xếp loại chất lượng nhân lực ngành thuế.

- Căn cứ cho điểm theo thang: Rất hài lòng; Hài lòng; Bình thường; Không

hài lòng.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu nhân lực

- Sốlượng nhân lực qua các năm,

- Tỷ lệ nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi, năm công tác (kinh nghiệm).

3.2.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về chất lượng nhân lực

Các tiêu chí đánh giá về trí lực: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác; Sốlượng công chức được đào tạo theo từng cấp bậc đào tạo.

Các tiêu chí đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn; Đánh giá về kỹnăng làm việc, giao tiếp ứng xử, tác phong, thái độ

phục vụ và kết quả công việc.

Các tiêu chí đánh giá vềcơ sở vật chất.

3.2.3.3. Nhóm tiêu chí đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

nhân lực

- Mức độ hài lòng về công tác tuyển dụng, sử dụng công chức; - Mức độ hài lòng vềcông tác đào tạo, bồi dưỡng;

- Mức độ hài lòng về công tác quy hoạch cán bộ;

- Mức độ hài lòng về chính sách, chế độ đãi ngộ, môi trường, điều kiện làm việc;

- Mức độ hài lòng về công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, tác phong làm việc.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC NGÀNH THUẾ TỈNHPHÚ THỌ PHÚ THỌ

4.1.1. Tình hình sốlượng và cơ cấu nhân lực

4.1.1.1. Số lượng nhân lực

Đối với ngành Thuế, theo chức năng, nhiệm vụ, cơ quan Thuế được

thành lập nhằm thực hiện chức năng của một cơ quan Nhà nước, giúp Nhà

nước quản lý các nguồn thu thuế nội địa. Như vậy, cơ quan Thuế vừa phải hoàn thành sứ mệnh phục vụ Nhà nước (đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, thu

đúng, thu đủ tiền thuế); vừa phải đảm bảo trách nhiệm của mình đối với xã hội, với người nộp thuế (hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

thực hiện nghĩa vụ thuế của mình). Bên cạnh đó, yếu tố người lao động là rất quan trọng đối với tổ chức cơ quan thuế. Cơ quan Thuế có một đội ngũ cán

bộ công chức, viên chức thuế đông đảo, là yếu tố quan trọng quyết định sự

thành công của công tác thuế và tạo dựng hình ảnh, uy tín của cơ quan Thuế

trong xã hội.

Nguồn nhân lực ngành Thuế tỉnh Phú Thọ là toàn thể công chức và người lao

động tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ gồm có Văn phòng Cục Thuế (với 12 phòng chức năng) và 13 Chi Cục Thuế huyện, thành, thị (với tổng số 89 Đội chuyên môn, nghiệp vụ, Đội thuếliên xã, phường).

Do đặc thù tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thống ngành dọc, số lượng biên chế của mỗi Cục Thuếđịa phương, chỉ tiêu tuyển dụng công chức mới do Tổng Cục Thuế quyết định trên cơ sởcân đối theo địa bàn quản lý, quy mô số

thu ngân sách. Việc tổ chức thi, xét tuyển để tuyển dụng công chức mới cho toàn ngành Thuế trên cả nước do Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính quyết định.

Tại thời điểm 31/12/2017, số lượng công chức trong biên chế của ngành Thuế tỉnh Phú Thọ là 543 người/585 chỉ tiêu biên chế được giao, số nhân viên

lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 64 người.

Để đánh giá được biến động số lượng nguồn nhân lực của ngành Thuế

tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu số liệu tổng hợp qua các năm 2015 – 2017 cho thấy:

Trong khi qua các năm 2015 – 2017, công tác thi tuyển công chức mới cho ngành Thuế tỉnh Phú Thọ không được thực hiện thì số cán bộ công chức nghỉ hưu, chuyển công tác, chết vẫn đều đặn phát sinh. Chính vì lẽ đó, số

lượng cán bộ công chức đều có biến động giảm qua các năm: năm 2016 số

lượng cán bộ ngành Thuế Phú Thọ giảm 29 người so với năm 2015; năm 2017

số lượng cán bộ ngành Thuế Phú Thọ lại tiếp tục giảm 16 người so với năm

2016. Thực tế thiếu hụt nhân lực này là một khó khăn cho ngành Thuế tỉnh Phú Thọ trong việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực.

Bảng 4.1. Biến động nguồn nhân lực qua các năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh(%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) 2016/2015 2017/2016 Nam 425 72,28 399 71,38 386 71,10 93,88 96,74 Nữ 163 27,72 160 28,62 157 28,90 98,16 98,13 Tổng số 588 100 559 100 543 100 95,07 97,14 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2017) Tuy nhiên, công tác quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý cấp trên. Tình hình bố trí, sử dụng ngạch công chức đảm bảo theo quy định của ngành, hầu hết các ngạch công chức Chuyên viên chính và tương đương, Chuyên

viên và tương đương đều được bố trí, sử dụng ở các bộ phận có yêu cầu cao về

chuyên môn.

4.1.1.2. Cơ cấu nhân lực

Đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ thuế nói riêng là lực lượng nòng cốt

cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong từng thời điểm là việc làm thường xuyên và cần thiết. Trong đó, NNL theo chức năng, bộ phận

đòi hỏi phải có số lượng CBCC thích ứng với cơ cấu tổ chức của từng cơ quan

thuế, cơ cấu NNL theo độ tuổi đòi hỏi phải đảm bảo sức khỏe và sự nhạy bén trong giải quyết công việc.

Bảng 4.2. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận chức năng ngành thuế tỉnh Phú Thọcác năm 2015 – 2017 TT Tên đơn vị/lĩnh vực Cấp Cục Cấp Chi cục 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) 1 Lãnh đạo Cục/Chi Cục Thuế 4 3,03 4 3,03 4 3,05 40 8,77 40 9,37 39 9,47 2 Tuyên truyền - Hỗ trợ thuế 7 5,3 6 4,55 8 6,11 65 14,25 59 13,82 53 12,86

3 Kê khai & kế toán thuế 11 8,33 12 9,09 11 8,4 35 7,68 27 6,32 22 5,34

4 Thanh tra Thuế 13 9,85 13 9,85 12 9,16 - - - -

5 Kiểm tra thuế 26 19,70 26 19,7 25 19,08 84 18,42 83 19,44 82 19,9

6 Kiểm tra nội bộ 13 9,85 12 9,09 12 9,16 - - - -

7 Quản lý nợ & cưỡng chế

nợ thuế 7 5,3 8 6,06 9 6,87 10 2,19 6 1,41 6 1,46

8 Quản lý thuế thu nhập

cá nhân 7 5,3 9 6,82 8 6,11 3 0,66 - - - - 9 Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán 11 8,33 10 7,58 11 8,4 6 1,32 4 0,94 4 0,94 10 Tổ chức cán bộ 6 4,55 6 4,55 6 4,58 - - - - 11 Hành chính quản trị 20 15,15 19 14,39 18 13,74 42 9,21 42 9,84 40 9,71 12 Tin học 7 5,3 7 5,3 7 5,34 - - - -

13 Đội Quản lý thu LPTB-

Thu khác - - - - - - 47 9,87 46 10,77 44 10,68

14 Đội thuế liên xã phường - - - 124 27,19 120 28,1 122 29,61

Tổng số 132 100 132 100 131 100 456 100 427 100 412 100

Nhìn vào bảng Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng qua các năm ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thuế tỉnh phú thọ (Trang 53)