Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 103)

3.2. Đa dạng hóa các sảnphẩm và dịch vụ thông tin thư viện

3.2.3. Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện

Dịch vụ mượn liên thư viện cho phép người dùng tin mượn được tài liệu của nhiều thư viện đại học cũng như các cơ quan thông tin thư viện khác một cách dễ dàng và thuận lợi mà không yêu cầu họ phải đăng ký sử dụng hoặc làm thẻ tại nơi họ muốn mượn ngoài đơn vị họ học tập hoặc làm việc. Hiện nay, trên thế giới vấn đề liên thông, liên kết thư viện thơng qua hình thức mượn liên thư viện đã được triển khai rất nhiều nhưng ở Việt Nam thì cịn q ít. Tại TP.HCM đã xây dựng được hệ thống mượn liên thư viện với sự tham gia của 9 thư viện đại học uy tín. Ngồi ra, cịn có dự án “Trang bị

các CSDL dùng chung cho các Trung tâm học liệu” do Đại học Rmit Việt

Nam quản lý.

Qua khảo sát cho thấy nhu cầu mượn liên thư viện của các đối tượng trong trường là rất lớn, do vậy Trung tâm cần đẩy nhanh thực hiện loại dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu cho người dùng tin.

Để thực hiện dịch vụ này, các thư viện cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua việc ký kết văn bản quy định rõ ràng và các chính sách cụ thể, điều kiện, thủ tục, chi phí cho mượn tài liệu giữa các thư viện. Đồng thời các thư viện cần tăng cường giới thiệu nguồn lực thơng tin của mình thơng qua hệ thống mục lục, thư mục, trang web thư viện và tạo các đường dẫn liên kết để giúp người dùng tin lựa chọn được tài liệu nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Ngồi ra, để có thể liên kết mượn liên thư viện được, các đơn vị liên kết phải thống nhất và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, xây dựng phân hệ mượn liên thư

viện theo tiêu chuẩn quốc tế ISO ILL 10160/10161 (The International Standard for Interlibrary Loan) về chế độ mượn liên thư viện qua mạng internet.

Hiện tại, việc ký kết chia sẻ hợp tác đã được tiến hành ở một số thư viện và trung tâm như: Học viện Ngân hàng Hà Nội, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM…nhưng vẫn chưa có chính sách cho mượn liên thư viện giữa các đơn vị trên.

Trung tâm nên phối hợp với một số thư viện của các trường đại học khác cùng chuyên ngành đào tạo như: Đại học Kinh tế- Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Luật TP.HCM… cùng phối hợp với các đơn vị đã ký kết hợp tác thành lập hệ thống mượn liên thư viện cho các tài liệu chuyên ngành và các tài liệu ngành gần. Ngoài ra, Trung tâm nên tham gia vào mạng lưới liên kết của các trường Đại học tại TP.HCM đã được xây dựng và mạng lưới của các Trung tâm Học liệu do Đại học RMIT quản lý.

Việc tổ chức dịch vụ mượn liên thư viện giữa Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học Ngân hàng và các đơn vị khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mới triển khai. Do vậy cần phải có sự phối kết hợp và thống nhất cao trước khi triển khai dịch vụ. Mặc khác, đây là dịch vụ đòi hỏi phải có sự đầu tư và sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các phòng chức năng liên quan. Như vậy, Trung tâm mới thực sự triển khai được dịch vụ này để mở rộng nguồn lực thông tin, tiết kiệm kinh phí bổ sung tài liệu, giảm thời gian, công sức trong việc xử lý tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin khai thác nguồn tài liệu một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)