STT Chi nhánh Ngân hàng Tổng VHĐ (Tỷđồng) Thị phần VHĐ (%) 1 NH Nông nghiệp 11150 32,75 2 NH chính sách xã hội 2130 6,26 3 NH BIDV Bắc Ninh 3515 10,32 4 NH Ngoại thương 5600 16,45 5 NH Công thương 3976 11,68
6 NH Việt Nam Thịnh Vượng 1723 5,06
7 NH BIDV Kinh Bắc 2519,7 7,40 8 NH Đông Á 1579 4,64 9 NH Kỹ thương 786 2,31 10 NH Quân đội 405 1,19 11 NH Hàng Hải 313 0,92 12 NH Á Châu 225 0,66 13 NH Liên Việt 378 1,11
14 NH Đầu tư và Phát triển 251 0,74
15 Tổng 34043,89 100,0
Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Ninh Từ bảng trên, ta có thể thấy thị phần VHĐ tại Bắc Ninh phân bổ chủ yếu tại các ngân hàng quôc doanh là Agribank, BIDV, Vietinbank, riêng nhóm này đã chiếm hơn 80% trong tổng VHĐ địa phương. Điều này phản ánh nhóm ngân hàng này có sự ảnh hưởng lớn mạnh và chi phối hầu hết các hoạt động liên quan đến ngân hàng tại địa bàn.
Ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu HĐV tại Bắc Ninh như sau:
Đơn vị: %
Nguồn: NHNN Chi nhánh Bắc Ninh
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu HĐV của các ngân hàng tại Bắc Ninh
Nhóm ngân hàng còn lại chiếm thị phần tương đối thấp, dưới 20%, thậm chí có ngân hàng chỉ thu hút được dưới 1% VHĐ. Nguyên nhân chính là do đây là các ngân hàng thương mại của nhà nước và hoạt động lâu năm, có uy tín, chỗ đứng vững chắc trên địa bàn. Đặc biệt, với nhiều năm hoạt động trên địa bàn, mạng lưới phủ khắp các tỉnh, thành phố, mục tiêu và phương hướng hoạt động phù hợp với đặc điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, chi nhánh ngân hàng Nông nghiêp & Phát triển nông thôn là chi nhánh luôn duy trì vị thế hàng đầu tại Bắc Ninh. Chi nhánh BIDV Kinh Bắc chiếm khoảng 5.913% đứng thứ 6 trên tổng số 14 chi nhánh của các ngân hàng trên địa bàn, tăng 1 bậc co với năm 2017. Từ đó, chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để làm tăng hình ảnh của chi nhánh cũng như tăng niềm tin cho khách hàng gửi tiền.
Thứ hai, tổng VHĐ của BIDV – Kinh Bắc trong giai đoạn 2016-2018
Nhận thấy, năm 2016 có tốc độ tăng trưởng huy động đột biến (tăng hơn 100% so với năm 2014). Nguyên nhân do, sau khi sáp nhập, tình hình gia tăng năng lực cạnh tranh có được cải thiện, với thương hiệu BIDV phần nào đã mang lại hiệu quả nhất định cho chi nhánh. Tận dụng bối cảnh này, chi nhánh đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn nhằm thu hút lượng tiền gửi lớn qua đó doanh số huy động tăng mạnh trong năm. Trong giai đoạn 2016-2018, HĐV của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều, năm 2017 tăng 47.59% so với năm
2016. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng HĐV của chi nhánh lại có dấu hiệu giảm xuống khi HĐV trong năm 2018 chỉ tăng 21.85% so với năm 2017, giá trị tuyệt đối tăng lên là 360.93 tỷ đồng nhỏ hơn con số 532.642 tỷ đồng của năm 2017.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 4.3. Tổng VHĐ của BIDV Kinh Bắc trong giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018 của BIDV – Kinh Bắc Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Báo cáo kết quả 2018 BIDV Kinh Bắc Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2016-2018, ở mức trung bình khoảng 85%. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực này đang giảm xuống qua các năm: năm 2016 chiếm 91.88%, sang năm 2017 còn 88.52%, và
84.73% vào cuối giai đoạn nghiên cứu. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động huy động vốn đang giảm xuống.
4.1.2.5 Hình thức huy dộng vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc.