Kết quả công tác huy độngvốn của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 76)

Kinh Bắc

4.1.3.1 Kết quả huy động theo kỳ hạn

Bảng 4.5. Cơ cấu VHĐ của BIDV – Kinh Bắc theo kì hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) BQ (%) 2017 /2016 2018 /2017 Huy động vốn không kỳ hạn 261,2 257,34 221,05 98,5 85,9 92,0 Huy động vốn ngắn hạn 1195,6 1285,96 1563,95 107,6 121,6 114,4 Huy động vốn dài hạn 195,2 469,59 734,7 240,6 156,5 194,0 Tổng 1652 2012,89 2519,7 121,8 125,2 123,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018 của BIDV – Kinh Bắc Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh 31/12/2018 đạt 2519.7 tỷ đồng, hoàn thành 100.64% KH năm 2018 của TSC giao, tăng 506.8 tỷ đồng (+ 21.18%) so với 31/12/2017, chiếm 2,22% thị phần Huy động vốn của các TCTD trên địa Bàn tỉnh Bắc Ninh.

Năm 2017 huy động vốn KKH của Chi nhánh tăng mạnh so với năm 2016 – tăng 289 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2018, HĐV KKH của Chi nhánh chỉ đạt 221.05 tỷ đồng giảm 36.29 tỷ đồng tương đương với mức giảm 14.1 % so với thời điểm 31/12/2017. HĐV KKH là nguồn huy động có NIM cao, mang lại hiệu

quả cao cho Chi nhánh nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp 8.77% trong tổng nguồn HĐV của Chi nhánh. Do đó năm 2018, Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh HĐV KKH để nâng cao hiệu quả thu từ HĐV nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung của Chi nhánh.

HĐV trung dài hạn là nguồn vốn ổn định, năm 2018 HĐV TDH của Chi nhánh đã có chiều hướng gia tăng (năm 2018: đạt 734.7 tỷ đồng tăng 265.11 tỷ đồng tương đương tăng 56.46% so với HĐV TDH thời điểm 31/12/2017) phù hợp với mục tiêu phát triển của Chi nhánh. Tuy nhiên, HĐV TDH vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 29.16%. Để nâng cao tính ổn định của nguồn vốn, năm 2018, Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh HĐV TDH hơn nữa.

4.1.3.2. Kết quả huy động theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.5. Cơ cấu VHĐ theo đối tƣợng khách hàng của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 của BIDV – Kinh Bắc Trong giai đoạn 2016-2018, HĐV của chi nhánh theo đối tượng khách hàng đều tăng: HĐV bán lẻ tăng 384.08 tỷ đồng tương đương 52.28%, HĐV TCKT tăng 483.66 tỷ đồng tương đương 52.72. Trong cơ cấu, HĐV từ bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn trong khoảng 45%. Sở dĩ lượng tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là những đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong xã hội. Nhóm khách hàng dân cư tiền gửi vào ngân hàng chủ yếu với mục đích tích lũy tương lai và hưởng tiền lãi từ khoản tiết kiệm.

Tuy nhiên, tỷ trọng HĐV bán lẻ có xu hướng biến động nhẹ, điều này thể hiện bằng việc HĐV bán lẻ năm 2016 chiếm 44.47% trong tổng HĐV, nhưng năm 2017 lại tăng nhẹ 44.74% rồi giảm xuống 44.4% vào năm 2018. Từ năm 2016 trở lại đây thị trường bất động sản đã hoạt động sôi nổi hơn và nhiều các dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp, các chung cư cao cấp đã phát triển rất nhanh tại thành phố Bắc Ninh nhưng kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn trở thành kênh tiết kiệm thu hút được đối tượng khách hàng do chi nhánh luôn triển khai các chương trình ưu đãi cho khách hàng để thu hút tiền gửi nên vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động.

Tỷ trọng HĐV của TCKT lại có xu hướng tăng nhẹ: năm 2016 chiếm 55.53% lên55.6% năm 2018. Tiền gửi có nhóm khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp vì mục đích gửi của đối tượng này nhằm phục vụ các giao dịch thanh

toán với đối tác trong quá trình kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán trong

ngắn hạn hoặc để trả lương hay các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng thuế, các khoản bảo hiểm…

4.1.3.4. Kết quả huy động theo loại tiền gửi

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2018 của BIDV-Kinh Bắc

Biểu đồ 4.6. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi

Ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng đồng nội tệ, chiếm khoảng 85% trong giai đoạn 2016-2018. Tỷ trọng nguồn vốn theo đồng ngoại tệ có xu hướng giảm dần:

từ 14.5% năm 2016 xuống còn 11.89% năm 2018, tuy nhiên đây vẫn là tỷ trọng cao so với các ngân hàng khác trong hệ thống. Điều này được giải thích là do, ngân hàng hoạt động tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp nước ngoài và các khu công nghiệp, nên nguồn cung lẫn nhu cầu ngoại tệ tương đối lớn.

4.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

BIDV Kinh Bắc

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn của ngân hàng được thể hiện bằng việc đánh giá lại việc lập kế hoạch huy động vốn và tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của ngân hàng để thấy được việc thực hiện có giống với kế hoạch không, vượt mức hay không đạt kế hoạch đề ra, chỉ tiêu nào vượt kế hoạch, chỉ tiêu nào không vượt.

Việc so sánh kế hoạch với thực hiện được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng năm 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh

TH/KH (%)

1. Hình thức huy động vốn 2486,9 2519,7 101,3

- Nhận tiền gửi 2303 2333,4 101,3

- Đi vay 135,6 135,7 100,1

- Giao khoán 48,3 50,6 104,8

2. Vốn huy động theo các đối tượng 2486,9 2519,7 101,3

- Doanh nghiệp 1566,8 1411,0 90,1

- Cá nhân 920,2 1108,7 120,5

3. Vốn huy động theo thời hạn 2486,9 2519,7 101,3

- Vốn không kỳ hạn 265,2 221,05 83,4

- Vốn ngắn hạn 1543,6 1563,95 101,3

- Vốn dài hạn 678,1 734,7 108,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018 của BIDV – Kinh Bắc Bảng 4.6 cho thấy tình hình thực hiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng về tổng thể là vượt mức kế hoạch đề ra là 1.3%, tuy nhiên cũng có

một số chỉ tiêu không vượt được mức kế hoạch đề ra như lượng vốn không kỳ hạn chỉ đạt 83.4%, huy động vốn của doanh nghiệp chỉ đạt có 90.1% còn lại các chỉ tiêu khác đều thực hiện sát với kế hoạch và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC

4.2.1. Chính sách, pháp luật Ngân hàng

Chính sách và pháp luật của nhà nước và Ngân hàng nhà nước có vai trò định hướng tất cả các hoạt động của NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Kinh Bắc nói riêng. Chính sách và pháp luật chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động, nếu chính sách pháp luật chưa chặt chẽ và chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng về mọi mặt. Đối với việc huy động vốn của ngân hàng, Chính sách và Pháp luật quy định các hình thức huy động vốn mà ngân hàng được phép áp dụng cũng như mức lãi suất trần huy động để ngân hàng thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Hoạt động của BIDV chi nhánh Kinh Bắc bị chi phối bởi pháp luật về huy động vốn của Nhà nước và chính sách huy động vốn của BIDV. Đánh giá sự phù hợp của chính sách và pháp luật tới hoạt động huy động vốn ở BIDV chi nhánh Kinh Bắc thế hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH về chính sách và pháp luật tới huy động vốn

STT Mức độ đánh giá Số lƣợng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Thuận lợi, dễ dàng 4 33,3 2 Khá thuận lợi 5 41,7 3 Khó khăn 2 16,7 4 Không đánh giá 1 8,3 Tổng số mẫu 12 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

dàng cho các NH trong chủ động áp dụng các hình thức huy động vốn từ các chủ thể kinh tế. Số liệu khảo sát cho thấy có tới 75,0% số cán bộ của NH đánh giá các chính sách và pháp luật hiện khá thuận lợi cho ngân hàng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, BIDV chi nhánh Kinh Bắc cần nghiên cứu chiến lược huy động vốn dựa trên những quy định của nhà nước, áp dụng thực tế với điều kiện kinh tế xã hội ở Bắc Ninh để làm sao huy động tối đa nguồn vốn từ dân chúng.

Tuy đã có nhiều bước hoàn thiện về chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do sự chồng chéo trong các quy định và hướng dẫn thi hành luật. Sự chồng chéo trong các quy định dẫn tới sự lúng túng của các ngân hàng trong thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trong đó có nghiệp vụ huy động vốn, đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng có tính chất sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Việc quy định trần lãi suất huy động của Ngân hàng nhà nước đối với các NHTM thay đổi theo từng thời kỳ, trong khi đó lãi suất huy động là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quyết định gửi tiết kiệm hay thực hiện các biện pháp cất giữ tiền khác của khách hàng. Qua sảo sát ý kiến của lãnh đạo và nhân viên của NH cho thấy, có tới 84,6% số lượt ý kiến đánh giá nên hoàn thiện các quy định về mức lãi suất trần huy động; 69,2% số lượt ý kiến cho rằng cần quy định chặt chẽ và linh hoạt về mức trích lập dự phòng rủi ro; 61,5% số lượt đánh giá nên có quy định rõ ràng và chi tiết về mức lãi suất huy động liên ngân hàng để từ đó áp dụng cho toàn bộ hệ thống.

Bảng 4.8. Hoàn thiện một số nội dung của chính sách, pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

STT Nội dung hoàn thiện Số lƣợng

(ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1 Quy trình huy động 6 46,15

2 Định mức dự trữ bắt buộc 5 38,46

3 Định mức lãi suất trần huy động 19 84,62

4 Cơ chế lãi suất huy động liên NH 8 61,54

5 Mức trích lập dự phòng rủi ro 9 69,23

Tổng số mẫu 12

Như vậy, trong thời gian tới cần ổn định mức lãi suất trần huy động và biên độ giao động sao cho phù hợp và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có cơ sở đề ra các mức lãi suất huy động hợp lý và thống nhất theo từng giai đoạn và từng thời gian huy động cụ thể. Xác định mức trích lập rủi ro tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể và đảm bảo tỷ lệ trích lập theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Giữa các NH cũng nên áp dụng mức lãi suất huy động một cách thống nhất và hợp lý để hạn chế sự cạnh tranh về lãi suất huy động mà thay thế vào đó là việc cung cấp các dịch vụ NH và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

4.2.2. Chính sách, chiến lƣợc của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là định hướng cho các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, chính sách và chiến lược phù hợp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng vạch ra các kế hoạch và huy động nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động đó. Ngược lại nếu không có chiến lược cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đánh giá của cán bộ, nhân viên của Ngân hàng cho thấy, có tới 92,31% số ý kiến đánh giá các chính sách và chiến lược của ngân hàng có mức độ phù hợp với tình hình, đảm bảo tính khả khi trong điều kiện thực lực của ngân hàng, điều này chứng tỏ rằng BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Kinh Bắc nói riêng đã và đang xây dựng được một chính sách phù hợp và một chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn, từng bước đưa BIDV chi nhánh Kinh Bắc vào top những NH lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH về sự phù hợp của chiến lƣợc kinh doanh của NH

STT Mức độ đánh giá Số lƣợng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Phù hợp, tính khả thi cao 7 58,3 2 Tương đối phù hợp 4 33,3 3 Chưa phù hợp với thực tế 1 8,3 4 Không đánh giá 0 0,0 Tổng số mẫu 12 100

Tiếp tục thực hiện chiến lược mà BIDV chi nhánh Kinh Bắc đã xây dựng tương ứng với từng giai đoạn cụ thể và điều kiện thực lực của ngân hàng cũng như các yếu tố khác về thể chế và điều kiện kinh tế là hướng đi phù hợp nhất đối với BIDV chi nhánh Kinh Bắc trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, Ngân hàng cần xây dựng những kế hoạch trong từng giai đoạn và xây dựng những “kịch bản” có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện để không bị bất ngờ trước những tác động của sự thay đổi về thể chế, chính sách và điều kiện kinh tế xã hội. Để thực hiện tốt điều này, cán bộ quản lý NH cần phải là những cá nhân có năng lực chuyên môn và có tầm nhìn chiến lược, mạnh dạn đề xuất những thay đổi mang tính chất chiến lược trong quá trình thực hiện chỉ đạo các hoạt động. Đào tạo cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo là biện pháp tốt nhất đảm bảo thực hiện được các chiến lược phát triển của NH.

Như đã phân tích ở trên, sự thay đổi của các yếu tố KTXH là không ngừng và chính điều này đòi hỏi NH phải không ngừng thay đổi và hoàn thiện các chính sách, chiến lược trong từng thời điểm cụ thể. Chính sách, chiến lược nào cũng tồn tại những điểm hạn chế, cần khắc phục, để thấy được những hạn chế đó chúng tôi tiến hàng khảo sát ý kiến của quản lý và nhân viên của NH. Kết quả khảo sát cho thấy, chính sách về lãi suất huy động là nội dung cần hoàn thiện nhất với tỷ lệ hơn 92% lượt ý kiến đánh giá. Có tới xấp xỉ 77% số lượt ý kiến đánh giá cần quan tâm và hoàn thiện chính sách về thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng hiện có. Hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu cũng cần được đẩy mạnh và thay đổi cho phù hợp bằng các hình thức quảng cáo khác nhau.

Bảng 4.10. Các chính sách ngân hàng cần hoàn thiện trong thời gian tới

STT Nội dung hoàn thiện Số lƣợng

(ý kiến)

Tỷ lệ

(%)

1 Chính sách lãi suất huy động 11 91,7

2 Chiến lược kinh doanh 6 50,0

3 Phát triển nguồn nhân lực 5 41,7

4 Chính sách khách hàng 10 83,3

5 Truyền thông, quảng bá thương hiệu NH 7 58,3

6 Chiến lược phát triển thị trường 9 75,0

Tổng số mẫu 12

Từ những phân tích ở trên, trong thời gian tới ngân hàng cần hoàn chỉnh chính sách lãi suất làm sao cho linh hoạt và hợp lý giữa các đối tượng khách hàng nhưng đảm bảo nguyên tắc được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng nhằ nước. Có những biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên của ngân hàng, tìm kiếm những khách hàng mới dựa trên những mối quan hệ của những khách hàng hiện có và xác định những khách hàng tiềm năng. Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường, nghiên cứu những khu vực có điều kiện thuận lợi để xây dựng các điểm giao dịch mới và thu hút khách hàng kết hợp với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ nổi bật, có tính ưu việt của NH so với các NH khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần hoàn thiện hơn nữa chiến lược kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao và khả năng quản lý tốt.

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)