Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý huy độngvốn tại ngân hàng
4.2.7. Mức độ tin cậy của ngân hàng
Trong khi có đến hàng trăm ngân hàng hoạt động trên thị trường, mức độ tin cậy của ngân hàng là yếu tố cạnh tranh rất quan trọng. Để tăng mức độ tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra 4 tiêu chí để đánh giá, xếp loại uy tín của ngân hàng:
Thứ nhất là vị thế của tổ chức tín dụng, dựa trên mức độ hoạt động ổn định, chiến lược kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vài lĩnh vực hay đa dạng hóa lĩnh vực. Kinh nghiệm điều hành, mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng ban quản trị thực hiện được kế hoạch kinh doanh cũng là một điểm quan trọng tạo lập vị thế của ngân hàng.
Thứ hai là vốn và lợi nhuận. Đánh giá khả năng của ngân hàng chịu được lỗ trong kinh doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
cùng với chất lượng vốn và lợi nhuận. Điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nếu chưa đáp ứng được, ngân hàng không nên được phép tăng trưởng tín dụng cao trong năm, vì điều này sẽ càng làm giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Chất lượng vốn và lợi nhuận cũng hết sức quan trọng. Nếu vốn cấp 1 chiếm tỷ lệ không cao, vốn của ngân hàng có khả năng giảm mạnh khi trái phiếu tăng vốn cấp 2 đến hạn và phải mua lại hoặc trái phiếu chuyển đổi đến hạn mà không được chuyển đổi thành cổ phiếu.
Thứ ba là mức độ rủi ro. Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi mức độ rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tập trung và đa dạng hóa kinh doanh, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Thứ tư là nguồn vốn và thanh khoản. Xem xét cách ngân hàng huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng hay giảm) gây ảnh hưởng lên khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu thanh toán khi thị trường biến động xấu. NHNN có thể xem xét tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn trung hạn, sự phụ thuộc vào vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân hàng và cơ cấu nguồn vốn.
Các tiêu chí trên sẽ tạo áp lực và thúc đẩy các ngân hàng phát triển lành mạnh đồng thời cũng giúp khách hàng lựa chọn được ngân hàng để gửi gắm niềm tin. Đánh giá về mức độ tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.
Tỷ lệ (%) 40.00 31.11 27.78 4.44 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00
Hoàn toàn yên tâm Khá yên tâm Như các NH khác Không đánh giá
Biểu đồ 4.10. Mức độ yên tâm của khách hàng khi thực hiện giao dịch tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc
Với những kinh nghiệm kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng cũng như những đánh giá tích cực của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã tạo nên uy tín của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc. Theo số liệu khảo sát cho thấy có tới 71,11% khách hàng rất yên tâm khi gửi tiền vào chi nhánh. Như vậy, BIDV chi nhánh Kinh Bắc cần nghiên cứu các chiến lược cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng mức độ tin cậy của khách hàng để có thể huy động tối đa nguồn vốn từ dân chúng.
Quyết định gửi tiền phụ thuộc vào tâm lý sợ rủi ro trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn Ngân hàng nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ. Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin tưởng vào một NHTM nào đó, tất yếu họ sẽ tạm xa rời vốn liếng của mình để gửi vào Ngân hàng hưởng lãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “Chọn mặt gửi vàng”, và trong hoạt động ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rất quan trọng.