Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Thứ nhất, Quy mô và cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp.

chậm và quy mô còn nhỏ, chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Mức độ tập trung huy động vốn chủ yếu vào một số khách hàng lớn tại chi nhánh còn khá cao (Huy động vốn từ 5 khách hàng lớn chiếm gần 50 % tổng nguồn vốn), dẫn đến bị động trong công tác điều hành huy động vốn của chi nhánh.

Thứ hai, Chênh lệch lãi suất bình quân giảm xuống do tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ, không kì hạn còn thấp, ảnh hưởng đến thu nhập từ huy động vốn. Cần áp dụng các biện pháp gia tăng tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh tỉ trọng vốn không kỳ hạn, nguồn vốn có chi phí thấp để nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn đồng thời cải thiện Nim huy động vốn trong năm tới.

Thứ ba, cân đối giữa các loại nguồn vốn và hình thức cho vay chưa phù hợp. Chủ yếu khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn, kỳ hạn trung và dài không có dẫn đến nguồn vốn cung cấp cho dư nợ trung dài hạn khó đáp ứng được, dẫn đến hiện tượng chi nhánh dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Thứ tư, Một bộ phận cán bộ công nhân viên trong chi nhánh còn chuyển biến chậm về nhận thức trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, còn thụ động chờ khách hàng đến giao dịch và chưa tận dụng tốt các mối quan hệ xã hội phục vụ kinh doanh, chưa tích cực, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng giao dịch và phục vụ khách hàng để tăng trưởng các chỉ tiêu chính. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ còn

kém dẫn đến phong cách phục vụ khách hàng còn chậm và chưa đồng bộ, phần

nào gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)