Nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ huy động vốn nói riêng đòi hỏi cán bộ ngân hàng ngoài trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tín dụng cần có khả năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức, những doanh nghiệp, những nhà đầu tư tiềm năng trên địa bàn Bắc Ninh. Sự gắn kết giữa khách hàng với ngân hàng thông qua hoạt động huy động và cho vay vốn là nguyên tắc đảm bảo sự phát triển hoạt động của ngân hàng. Nhân viên tín dụng là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng, là trung gian không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng với khách hàng trong hoạt động cho vay và giữa người dư vốn với ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn.
ĐVT: % 12.12 57.58 21.21 9.09 Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp
Biểu đồ 4.8. Trình độ chuyên môn của cán bộ BIDV chi nhánh Kinh Bắc năm 2018
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Chất lượng của cán bộ ngân hàng phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và năng lực chuyên môn về tín dụng huy động vốn. Kết quả khảo sát tại ngân hàng cho thấy đa số cán bộ của BIDV Bắc Ninh có trình độ đại học và sau đại học, chủ yếu là cán bộ quản lý nhân viên tín dụng chính thức của chi nhánh. Số lượng cán bộ ngân hàng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách hàng cũng như tạo ra những bước phát triển mới. Cán bộ tăng nhưng việc tuyển dụng và lựa chọn cán bộ cần dựa trên năng lực chuyên môn được
đào tạo, chú trọng tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn về tài chính ngân hàng để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường của ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Trình độ, nghiệp vụ huy động vốn của cán bộ, nhân viên tại các phòng giao dịch của BIDV chi nhánh Kinh Bắc được đánh giá qua chất lượng phục vụ khách hàng. Kết quả đánh giá của khách hàng cho thấy có tới 76,7% cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc trong đó 28,9% cán bộ có chuyên môn cao, tuy nhiên theo ý kiến đánh giá vẫn còn tới 20% cán bộ có chuyên môn còn hạn chế. Như vậy, việc nâng cao trình độ, chuyên môn là cần thiết đối với cán bộ ngân hàng như: kỹ năng mềm, xử lý tình huống trong quá trình tư vấn, đàm phán cho khách hàng đến gửi tiền hoặc thực hiện các giao dịch.
Bảng 4.11. Đánh giá của khách hàng về năng lực cán bộ ngân hàng
STT Mức độ đánh giá Số lƣợng
(ý kiến)
Tỷ lệ
(%)
1 Năng lực chuyên môn cao 26 28,89
2 Đáp ứng nhu cầu 43 47,78
3 Năng lực còn hạn chế 18 20,00
4 Không trả lời 3 3,33
Tổng số mẫu 90 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội đòi hỏi nhân viên ngân hàng luôn phải trau đồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng mới có thể đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Khảo sát nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng cho thấy, kỹ năng đàm phán và giao tiếp với khách hàng là kỹ năng không thuộc về chuyên môn nhưng lại rất quan trọng trong thực hiện các giao dịch huy động vốn, đây là kỹ năng mềm cần phải có ở các cán bộ tín dụng, điều này thể hiện qua 84,6% sự lựa chọn. Tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có là kỹ năng tạo dựng và phát triển nguồn vốn huy động, làm tốt hoạt động này sẽ tạo ra sự ổn định trong nguồn huy động và khai thác được những nhóm khách hàng tiềm năng.
Bảng 4.12. Nhu cầu đào tạo chuyên môn của cán bộ ngân hàng
STT Nội dung đào tạo Tỷ lệ
(% ý kiến)
1 Nghiệp vụ huy động 61,54
2 Kỹ năng đàm phán, giao tiếp với khách hàng 84,62
3 Tin học 61,54
4 Ngoại ngữ 53,85
5 Tìm kiếm khách hàng mới, duy trì khách hàng hiện có 76,92
6 Quản trị, quản lý 38,46
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Dựa vào nhu cầu đào tạo cho thấy, trong thời gian tới ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn các kỹ năng cả về chuyên môn lẫn những kỹ năng mềm cho nhân viên. Các kỹ năng mềm là rất quan trọng và nên tập trung đào tạo về kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng cũng như tìm kiếm khách hàng mới, duy trì lượng khách hàng hiện có. Ngoài ra, không thể không nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động thông qua đào tạo về nghiệp vụ huy động, đào tạo ngoại ngữ và tin học. Đối với cán bộ quản lý của ngân hàng cần không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, chú trọng nâng cao khả năng quản lý và quản trị nhằm đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới.