Kinh nghiệm về quản lý huy độngvốn của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

2.2.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng ANZ

Vài năm trước đây, các quan chức của ANZ Bank nhận xét ANZ Bank chắc chắn sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặt hàng như nông sản, dầu thô… đều có những biến động thất thường. Là một NHTM chiếm trên 30% thị phần Australia, ANZ Bank không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của tình hình trên. Một nhân tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của ANZ Bank và hệ thống ngân hàng thế giới trong giai đoạn này là sự sụt giảm lãi suất thế giới dưới sự tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ. ANZ nhận định rằng việc giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo sự sụt giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ.

Để đối phó với tình hình này, ANZ Bank đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, cung ứng, bổ sung thêm nhiều tiện ích cho người gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đồng USD của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng.

Đồng thời ANZ Bank cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: đáp ứng nhiều yêu cầu tại quầy giao dịch, chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiền hàng tháng hay chuyển vào một tài khoản, trả lương tự động, mở rộng các dịch vụ E – banking, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích lũy…

Trong tình hình hiện nay bài học kinh nghiệm rút ra từ huy động vốn và hoạt động của ANZ Bank là đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cùng với việc phát triển các dịch vụ, tiện ích mới cho khách hàng đồng thời có chiến lược cơ cấu lại đối phó với những thách thức trong tương lai Nguyễn Thọ Hiếu (2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng Bangkok Bank

Bangkok Bank là ngân hàng lớn tại Thái Lan hiện nay, quá trình hoạt động rất năng động với thị trường. Ban giám đốc của Bangkok Bank đã xác định không được bỏ qua một mảng kinh tế hết sức quan trọng là các khách hàng cá thể. Về

huy động vốn, mạng lưới TGTK được mở rộng, thủ tục hết sức thuận lợi để thu nhận từ 1 Bath trở lên.

Năm 1982, Bangkok Bank đã thí điểm thành lập các chi nhánh “tý hon” đặt tại các vùng hẻo lánh. Khách hàng thích thú với mô hình ngân hàng nhỏ này do nó đáp ứng được các nhu cầu mà lại rất gần gũi, thoải mái. Trong tổng nguồn vốn tự có của Bangkok Bank có tới 80% là tiền gửi cá nhân, trong đó có tới 90% là những người có tiền gửi nhỏ. Kinh nghiệm từ Bangkok Bank cho thấy: Mạng lưới hoạt động rộng lớn cùng với vốn tự có không ngừng tăng lên có tác động mạnh đến hiệu quả huy động vốn tiền gửi (Đào Thị Hồng, 2017).

2.2.1.3. Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng CitiBank

Citibank là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Với kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo, Citibank trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới.

Citibank luôn tạo ra cách tiếp cận đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp rất khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm mới được tạo ra trên cơ sở hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng do đó sản phẩm mà Citibank thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Có thể kể ra một số sản phẩm như E – savings account, Day to day savings account, Citibank Money Market Plus account.

Thêm vào đó Citibank nâng cao số lượng kênh phân phối tự động, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến như Phonebanking, Internetbanking, Contract center… Điều này đã mang lại khả năng cung cấp dịch vụ vượt trội mà không cần chi phí vốn quá lớn (Đào Thị Hồng, 2017).

2.2.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nƣớc

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Quân đội (MBbank)

MBbank là một trong ngân hàng TMCP lớn ở Việt Nam và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng mà MBbank cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp.

Ngân hàng đã chính thức khai trương khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại các trụ sở ở các chi nhánh tỉnh thành phố. Khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên là một

trong những ưu đãi mà khách hàng được hưởng khi tham gia vào dịch vụ ngân hàng ưu tiên, một dịch vụ chuyên biệt và cao cấp của MBbank phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp. Khu dịch vụ khách hàng ưu tiên được thiết kế sang trọng và hiện đại với các trang thiết bị tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng. Mỗi khách hàng khi đến giao dịch tại khu vực này sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp bởi các chuyên viên tư vấn cao cấp. Bên cạnh đó, MBbank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sản phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife, Hanwalife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia” – sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24 (Đào Thị Hồng, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank hiện là một trong những NHTM có quy mô tài sản, kết quả kinh doanh lớn nhất hệ thống ngân hàng. Tiền thân là Cục ngoại hối (thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Vietcombank có nhiều thuận lợi do được kế thừa trong đó không thể không nhắc đến thế mạnh về ngoại tệ.

Trên thế giới, hiện tại Vietcombank có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, Vietcombank đặt quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam (Ngân hàng Quốc doanh, Ngân hàng TMCP, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Chính vì vậy, Vietcombank có thể huy động được lượng lớn nguồn tiền thanh toán trong - ngoài nước, đồng thời khẳng định được vị thế hàng đầu về kinh doanh ngoại tệ. Điều này đã làm nên uy tín của Vietcombank đối với huy động vốn ngoại tệ của dân cư.

Nhằm tăng cường công tác huy động vốn, Vietcombank đã và đang triển khai một số sản phẩm như: Với công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, Vietcombank đưa ra các sản phẩm mới mang tính cạnh tranh như: “Linh hoạt tài chính, sinh lợi không ngừng”, là sản phẩm cho phép khách hàng cá nhân có thể rút từng phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc còn lại. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có sản phẩm khác như: tiền gửi trực tuyến, cho phép khách hàng truy cập website của ngân hàng để chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (lãi suất thấp) sang tài khoản tiền gửi trực tuyến (để hưởng lãi suất cao hơn); các sản phẩm khác nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng như tích lũy kiều hối, tiết kiệm tự động, tiết kiệm lãi định kỳ…

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Vietinbank là ngân hàng Quốc doanh có thâm niên hoạt động lâu năm trên thị trường. Là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng mạnh trong những năm gần đây, hiện tại Vietinbank là ngân hàng có lợi nhuận dẫn đầu hệ thống.

Hoạt động với phương châm là “đi vay để cho vay” Vietinbank rất coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tại chỗ cũng như nâng cao hiệu quả huy động vốn và coi đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Vietinbank chú tâm chiến lược khách hàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn như: vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía khách hàng… Nhờ vậy, hiệu quả huy động vốn của Vietinbank được nâng cao, biểu hiện: Trong những năm qua Vietinbank luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Khối lượng vốn huy động được không ngừng tăng trưởng qua các năm với cơ cấu đa dạng, hợp lý. Danh mục sản phẩm được cải tiến. Các sản phẩm huy động vốn có kỳ hạn linh hoạt: theo tuần, theo tháng, theo năm…

Huy động được nguồn vốn có giá đầu vào thấp: nhờ làm tốt công tác thanh toán nên Vietinbank đã thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp, tổng công ty và đặc biệt là Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán và giao dịch qua hệ thống Vietinbank, nâng cao tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn của Vietinbank, góp phần đáng kể vào việc giảm lãi suất đầu vào. Đạt được kết quả như vậy là do Vietinbank đã sử dụng các hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng...

2.2.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh

Những kinh nghiệm quản lý huy động vốn của ngân hàng nước ngoài chính là thực tế mà BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc cần phải học hỏi nhiều hơn như sau:

Thứ nhất, phân cấp khách hàng: Các NHTM nước ngoài thực hiện chính sách này từ rất lâu. Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác ở hầu hết những dịch vụ đó. Để có được chương trình phù hợp với từng khách hàng thì bản thân các NHTM phải thực hiện nghiên cứu sâu sắc về từng nhóm khách hàng.

Đây chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi ngân hàng sở hữu nhiều khách hàng khác nhau nhưng tùy theo mục đích huy động mà mỗi ngân hàng sẽ có những khác biệt.

Thứ hai, Đa dạng hóa sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ có những loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và phục vụ được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin: Với ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng. Với số lượng khách hàng ngày càng tăng và số lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng càng đa dạng, nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không phát triển được. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng được nhiều việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viện sẽ được giải phóng khỏi những công việc tỷ mỷ, máy móc để có thời gian phân tích, tìm kiếm khách hàng (Nguyễn Thọ Hiếu, 2018).

2.2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và các công trình nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng hoạt động huy động vốn và các giải pháp để nâng cao huy động vốn tại ngân hàng. Các tác giả đã đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi và đạt được những kết quả như:

Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam” của Hồ Văn Trị, đã nêu được tổng quát những cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ-Đại học Thương mại “Nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Tây Hà Nội” (2013) của Nguyễn Thu Hiền. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả huy động vốn đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh.

Luận văn thạc sĩ- Học viện Tài chính “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Bắc Giang” (2017), của Đào Thị Hồng. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng trong việc huy động vốn, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại qua đó đưa ra được các giải pháp để hoàn nâng cao huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Bắc Giang.

Qua các công trình nghiên cứu trên, ta thấy được vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp có hiệu quả là vô cùng quan trọng cho chi nhánh. Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để tăng cường huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc, đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn so với những công trình cùng đề tài trước đây.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc

Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank of Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành với hai lần đổi tên, bổ sung chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và qua từng giai đoạn phát triển đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động đặc biệt Danh hiệu anh hùng lao động thời kì đồi mới – là sự ghi nhận của Nhà nước về những thành tích của BIDV trong suốt 50 năm qua. Hiện nay, BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc. Có hơn 16000 cán bộ nhân viên là chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao.

Ngân Hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc là 1 chi nhánh thành viên của BIDV Việt Nam.

Ngân Hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc được thành lập trên cơ sở quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

Chính thức đi vào hoạt động ngày 23/05/2015, Hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Kinh Bắc là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động vốn và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các

tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Ngân Hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Kinh Bắc hiện có mạng lưới kinh doanh gồm : Trụ sở chính , 03 phòng giao dịch , 03 máy ATM và thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng hiện đại , đáp ứng đầy đủ các di ̣ch vu ̣ :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)