4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế - xã hội
Thứ nhất, tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt xuất hiện vấn đề ở các nền kinh tế phát triển. Nổi lên trong đó là sự kiện Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào đầu năm 2018 và nước Anh rút khỏi EU đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thứ hai, toàn cầu hóa dẫn tới việc các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam.Đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp nội địa chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn đến kinh doanh gặp khó khăn. Từ đó, ngân hàng khó huy động vốn từ doanh nghiệp.
Thứ ba, nhiều tồn đọng về tài chính chưa được xử lý xong. Đó là nợ xấu và thoái hóa vốn tại các tổ chức tín dụng do sở hữu chéo. Các ngân hàng tại Việt Nam thường không đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng mình, dẫn đến gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn NHNN đưa ra biện pháp xử lý. Trong hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn hiện tượng nhóm cổ đông lớn thao túng, liên kết ngầm thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tư chéo vẫn âm thầm diễn ra gây tình trạng vốn ảo, sở hữu chéo, cản trợ quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Môi trường pháp lý có nhiều hạn chế
Hành lang pháp lý ở Việt Nam quá cồng kềnh, nhiều tầng lớp, thiếu tính thực tiễn. Một văn bản luật liên quan đến hoạt động tín dụng được ban hành lại có quá nhiều văn quản đi kèm hướng dẫn thi hành. Nhiều văn bản luật cùng để điều chỉnh một quan hệ dân sự nhưng lại có sự mâu thuẫn. Ví dụ như đối với văn bản cưỡng chế thu hồi nợ quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Giả sử, tài sản bảo đảm là nhà ở, nếu NHTM cưỡng chế thu hồi thì đã vi phạm Luật dân sự 2010 quy định: Công dân có quyền sinh sống trong nhà của mình. Mặt khác, NHTM cũng không phải cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng giao tài sản.
Nhà nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc như một biện pháp buộc ngân hàng giảm cho vay với nền kinh tế, tăng chi phí vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ USD trong thời gian qua liên tục điều chỉnh tăng khiến cho nguồn vốn có thể được sử dụng để cho vay của chi nhánh giảm, giảm thu từ lãi cho vay, giảm lợi nhuận kinh doanh vốn của chi nhánh.
Mặt khác, bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam còn thấp.Mức chi trả bảo hiểm tiền gửi với một khoản tiền gửi của khách hàng tối đa hiện nay là 50 triệu đồng – mức quá thấp và không còn phù hợp. Đây cũng là một nguyên nhân khiến niềm tin khách hàng vào ngân hàng không cao, họ chuyển sang các hình thức an toàn hơn như tích trữ vàng, ngoại tệ, ... làm giảm vốn huy động.
Hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa cao
Chất lượng của công tác thành tra giám sát chưa cao, nguyên nhân là do: - Nội dung, phương pháp thanh tra, giám sát của NHNN còn lạc hậu.
- Công tác thanh tra, giám sát thiếu sự liên tục, đột xuất, mới chỉ mang tính định kỳ, thụ động khi đã xảy ra vấn đề.
Nguyên nhân từ khách hàng
Việt Nam đang dần tách khỏi nhóm các nước có nền kinh tế đang phát triển ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng. Vì thế, tiền gửi dân cư tại chi nhánh cũng tăng qua các năm, tiền gửi không kỳ hạn cho tiêu dùng, tiền gửi tài khoản thẻ vì thế mà tăng tương ứng khiến cơ cấu vốn tại chi nhánh hợp lý hơn, chi phí vốn giảm dần, hiệu quả huy động vốn tăng.
Song khách hàng Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tâm lý đám đông khá lớn. Vì thế, khi có biến động trong kinh doanh, khách hàng có xu hướng làm theo đám đông. Điều này khiến cho nguồn vốn huy động của chi nhánh thời gian qua không ổn định.
4.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống cung cấp thông tin còn hạn chế
Thiếu nguồn thu thập thông tin, hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo tài chính, văn bản do khách hàng cung cấp.
Sự chia sẻ thông tin từ các cơ quan Nhà nước và tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế do tính bảo mật thông tin và tính cạnh tranh. Thông tin từ trung tâm tín dụng CIC không được cập nhật thường xuyên và chỉ lưu trữ trong vòng 5 năm, dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao, hoặc khách hàng doanh nghiệp đó có lịch sử tín dụng không tốt ngoài 5 năm.
Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin cũng như khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp thông tin của Bộ phận Quản lý khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác và giảm mất cân xứng thông tin nên việc thẩm định khách hàng khó đưa ra được đánh giá chính xác, ví dụ như khó để tính chính xác được tính sinh lời, khả năng trả nợ của khách hàng do không tính được rủi ro trong dài hạn, diễn biến thị trường, đặc thù của ngành kinh doanh...
Hình thức huy động chưa phong phú:
Danh mục sản phẩm tiền gửi mà Chi nhánh đưa ra để thu hút vốn còn đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn khách hàng. Sản phẩm mới thường chậm hơn ngân hàng khác.
Khách hàng của chi nhánh bao gồm nhiều nhóm khác nhau có yêu cầu riêng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp. Đa dạng hóa hình thức huy động là nhân tố giúp chi nhánh thu hút được nguồn vốn hiệu quả hơn. Từ đó, chi nhánh có thể cơ cấu lại nguồn vốn theo đúng định hướng kinh doanh, hoạt động cho vay, nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn vốn.
Lãi suất huy động còn chưa linh hoạt và có tính cạnh tranh:
Hiệu quả huy động vốn ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính đó là chi phí đầu vào và thu nhập từ yếu tố đầu ra. Tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua hai hình thức: giảm chi phí trả lãi tiền gửi và giảm chi phí quản lý. Chi phí trả lãi ảnh hưởng trực tiếp từ chính lãi suất huy động của ngân hàng. Lãi suất càng cao thì chi phí trả lãi tiền gửi càng lớn khiến quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn, tỷ suất lợi nhuận giảm. Ngược lại, lãi suất thấp là điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng quy mô lợi nhuận kinh doanh.
Chính sách lãi suất Chi nhánh đưa ra cũng chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Trong thời điểm cạnh tranh về lãi suất, phổ biến về thông tin như hiện nay, bất cứ một sự chênh lệch về lãi suất nào cũng có thể khiến nguồn vốn suy giảm nhanh chóng. Thêm vào đó, sự điều chỉnh lãi suất trước những biến động của thị trường còn chậm. Xuất phát từ sự quản lý mang tính nhà nước và mệnh lệnh từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các NHTM cổ phần khi có bất cứ sự thay đổi nào họ sẽ có cơ chế điều chỉnh hợp lý, linh hoạt và nhanh chóng. Trong khi đó để có được sự điều chỉnh đó các chi nhánh còn phải đợi sự nghiên cứu và cho phép từ Hội sở.
Sự hạn chế trong lãi suất huy động vốn còn thể hiện trên phương diện lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam điều hành hoạt động chủ yếu dựa trên việc giao chỉ tiêu kế hoạch buộc các chi nhánh phải thực hiện. Khi cần vốn thì giao chỉ tiêu nguồn vốn cao, lãi suất ưu đãi nhưng khi thừa vốn thì lại yêu cầu các chi nhánh cơ cấu lại nguồn vốn, giảm lãi suất điều chuyển vốn. Chính vì thế đã không khuyến khích được sự chủ động và tích cực trong công tác huy động vốn tại từng chi nhánh trong hệ thống.
Dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng:
Các dịch vụ tiện ích tích hợp trong sản phẩm thẻ Chi nhánh cung cấp cho khách hàng chưa thực sự tốt. Về hình thức, các loại thẻ do chi nhánh phát hành khá đa dạng về chủng loại như: thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế (visa debit, mastercard)
nhưng vẫn chưa cạnh tranh được với một số ngân hàng khác như Vietcombank, Á Châu, ĐôngÁ bank (Vietcombank ngoài thẻ ATM còn có thẻ connect 24, American Express, visa debit, ... ). Không những phong phú về thể loại các loại thẻ mà hình dáng, mẫu mã, màu sắc, tính năng, công dụng, ... thẻ của họ rất hấp dẫn. Do vậy lượng người sử dụng thẻ của các ngân hàng đó là rất nhiều.
Công nghệ trong thanh toán còn chưa hiện đại:
Hệ thống thông tin vẫn có nhiều bất cập. Dù đã được cập nhật và triển khai trong toàn hệ thống song các ứng dụng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Vì thế mặc dù được đánh giá là phần mềm ứng dụng ngân hàng hiện đại nhất song vẫn có lỗi xảy ra. Thẻ ATM của ngân hàng còn chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng, khách sạn) như một số loại thẻ của ngân hàng Đông Á, ngân hàng đầu tư, ngân hàng Á Châu, ... Hay như, khách hàng chỉ có thể gửi tiền tại Chi nhánh mà không thể gửi tại máy ATM (như máy ATM của ngân hàng Đông Á), ... Sự hạn chế về công nghệ ngân hàng dẫn đến hạn chế số lượng khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng, làm giảm lượng vốn gửi vào ngân hàng.
Công nghệ không ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả huy động vốn. Hiện đại hóa công nghệ khiến cho năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm thời gian chờ đợi của khách hàng, ... Như vậy, công nghệ đã có ảnh hưởng tích cực giúp giảm chi phí quản lý vốn, thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng làm nâng cao uy tín chi nhánh, thu hút khách hàng đến giao dịch.
Cũng nhờ hiện đại hóa công nghệ, chi nhánh có thể cập nhật nhanh nhất những biến động của thị trường liên quan đến hoạt động ngân hàng: cơ chế của nhà nước, xu thế thay đổi lãi suất tiền gửi – tiền vay, nhu cầu và thị hiếu khách hàng, ... Gián tiếp công nghệ giúp cho công tác quản trị rủi ro lãi suất, đầu tư vốn hiệu quả, phát triển dịch vụ cho khách hàng, ... qua đó tăng hiệu quả đầu vào – đầu ra.
Hoạt động cho vay chưa phù hợp với nguồn vốn huy động được
Huy động vốn tốt chưa đủ. Huy động vốn phải gắn liền với sử dụng vốn thì công tác huy động vốn mới phát huy hết hiệu quả. Huy động nhiều mà không cho vay sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. Huy động vốn không đủ để cho vay sẽ phát sinh rủi ro liên quan đến thanh khoản, sự ổn định của ngân hàng. Chất lượng cho vay không tốt sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận kinh doanh. Hoạt động cho vay, vì thế mà trở nên quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động vốn.
Trong cân đối huy động vốn – sử dụng vốn tại chi nhánh đang có sự mất cân đối khá nghiêm trọng khi gần đây xảy ra tình trạng thiếu vốn – đi vay vốn để cho vay, sử dụng vốn trung – dài hạn để cho vay ngắn hạn, dùng vốn nội tệ để đảm bảo cho nhu cầu vay ngoại tệ. Điều này khá nguy hiểm đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại vì nó kéo theo nhiều rủi ro phát sinh kèm theo về khả năng trả nợ vay, khả năng thanh khoản, ...
Trình độ chuyên môn của cán bộ Chi nhánh chưa đồng đều và vẫn tồn tại
rủi ro đạo đức
Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ ngân hàng cón hạn chế, chưa đồng đều. Trong số các cán bộ quản lý doanh nghiệp có nhiều cán bộ có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm, trong khi đó, đối với cho vay doanh nghiệp, bắt buộc phải có sự hiểu biết sâu rộng đến nhiều ngành nghề kinh doanh, chưa kể đến phải nắm chắc kiến thức tài chính. Tình trạng thiếu nhân lực tại bộ phận Quản lý rủi ro cũng nên được quan tâm, BIDV Kinh Bắc là một chi nhánh trong hệ thống lực lượng cán bộ Quản lý rủi ro lại quá ít và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Dẫn đến các công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.
4.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC
4.4.1. Định hƣớng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc
4.4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc trong thời gian tới
Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu KHKD được BIDV giao để cải thiện vị trí thứ hạng của Chi nhánh trong hệ thống.
Tìm kiếm cơ hội để gia tăng quy mô hoạt động từng thị phần và vị thế của Chi nhánh.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu, nắm bắt chủ trương và các chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh, tìm kiếm cơ hội kinh doanh đồng thời có đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng và phát triển Tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện tốt các hoạt động xây dựng đơn vị trên cơ sở duy trì đoàn kết nội bộ, xây dựng các đoàn thể vững mạnh, tạo môi trường làm việc thân thiện, tin cậy, văn minh.
Mục tiêu cụ thể:
Năm 2018: Chi nhánh phấn đấu đạt tối thiểu là Chi nhánh cấp I hạng 2.
Tổng thu nhập ròng phấn đấu đạt tối thiểu 103 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 56 tỷ đồng.
Huy động vốn cuối kỳ: phấn đấu đạt tối thiểu 2.450 tỷ.
Nim huy động vốn: 1,55%
Dư nợ tín dụng cuối kỳ phấn đấu đạt 2.500 tỷ.
Nim cho vay: 2,45%
Thu DVR phấn đấu đạt 15 tỷ.
Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu < 2%
4.4.1.2. Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc trong thời gian tới
Nghiêm túc thực hiện quy định trần lãi suất huy động vốn VNĐ theo Chỉ thị 02, Thông tư 30, lãi suất ngoại tệ theo thông tư 14 của NHNN, không thực hiện vượt trần lãi suất dưới mọi hình thức.
Tiếp tục xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường và thông tin hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn. Xác định rõ những khó khăn trong công tác huy động vốn, các giải pháp duy trì và gia tăng vốn.
Tăng cường các cơ chế khuyến khích, chính sách động lực trong hoạt động huy động vốn, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn dân cư, điều hành chủ động, linh hoạt nguồn vốn huy động, gắn công tác huy động vốn việc sử dụng vốn một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn cuối kỳnăm 2018 đạt tối thiểu Hội sở chính giao, tập trung nỗ lực cơ cấu lại nguồn vốn hiện có của chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động không kỳ hạn và các khoản vốn với chi phí hợp lý để tăng trưởng quy mô, gia tăng thu nhập ròng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh là: 1.850 tỷ đồng, Nim huy động vốn là: 1.2%- 1.5%; thị phần huy động vốn đạt từ 5%-7%, tỷ lệ huy động vốn bình quân/tổng huy động vốn đạt 45%.
Với mục tiêu tăng quy mô huy động vốn trong năm 2018 ở mức hoàn thành tốt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tiếp tục tăng trưởng
quy mô huy động vốn từ định chế tài chính, tổ chức kinh tế, phát triển huy động